Viết đoạn văn thuyết minh về cây hoa Mai ngày Tết siêu hay
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết dưới đây là những gợi ý cần thiết cho các em học sinh trong quá trình em viết bài văn này, đồng thời qua bài văn sẽ bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích về loài cây đặc trưng cho Tết miền Nam này.
1. Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết:
1.1. Mở bài: Giới thiệu cây hoa mai ngày Tết:
Trong văn hóa Việt Nam, hoa mai không chỉ là thứ hoa cảnh được người miền Nam trưng vào những dịp tết đến xuân về, mà sâu xa hơn nữa thứ hoa gầy guộc, mảnh mai ấy còn là một biểu tượng văn hóa hết sức cao quý, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
1.2. Thân bài: Thuyết minh về hoa mai:
Nguồn gốc, xuất xứ cây hoa mai:
Hoa mai được người dân miền Nam ta thuần hóa từ cây dại khi họ đi khai khẩn tại đây. Hoa mai thường nở trùng với dịp Tết Nguyên Đán như hoa đào ở miền Bắc nên người ta đã đem về trang trí vào dịp Tết.
Đặc điểm cây mai:
– Là cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây.
– Thân cây xù xì, cứng cáp và nhiều cành nhiều nhánh. Thường khi được trồng trong chậu, thân cây sẽ có chiều cao trung bình từ 1-1.5 mét, còn nếu trồng ngoài tự nhiên, thân của hoa mai có thể có chiều cao từ 10 -20 mét.
– Lá hoa mai là dạng lá đơn, mọc đan xen nhau. Phiến lá có dạng thon dài, nhỏ và có màu xanh lục hơi ngả vàng. Cây có tán lá thưa, nếu để phát triển tự do thì cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m.
– Hoa mai có cánh mỏng, mọc thành chùm và chủ yếu nằm ở vị trí nách lá, nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng, màu trắng hay màu trắng pha hồng,…
– Gốc cây khá to, và bộ rễ cây mai vàng là rễ chùm đâm sâu và lan rộng, có thể đâm sâu tới 2 – 3m. Hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát
Ý nghĩa hình ảnh hoa mai Tết:
– Ý nghĩa biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới
– Ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp và cầu cho một năm mới luôn được bình an, hạnh phúc và phát đạt.
– Tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung.
– Biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý, thanh tao.
1.3. Kết bài:
Nêu suy nghĩ về cây hoa mai
Cây mai đã trở thành biểu tượng của mùa xuân, một nét văn hoa không thể thiếu của người Việt Nam ta.
2. Mẫu đoạn văn thuyết minh về hoa mai Tết ấn tượng:
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Nếu như miền Bắc tràn ngập sắc hồng, đỏ của hoa đào thì ở miền Nam nhà nhà trưng những chậu hoa mai rực rỡ. Không chỉ là thứ hoa cảnh được trưng vào những dịp tết đến xuân về, mà sâu xa hơn nữa thứ hoa gầy guộc, mảnh mai ấy còn là một biểu tượng văn hóa hết sức cao quý, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hoa mai được người dân miền Nam ta thuần hóa từ cây dại khi họ đi khai hoang, lập làng tại đây. Mai thường nở trùng với dịp Tết Nguyên Đán như hoa đào ở miền Bắc nên người ta đã đem về trang trí vào dịp Tết. Hoa mai là cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, mạnh mẽ, cành mai thì khẳng khiu, gầy guộc. Thường khi được trồng trong chậu, thân cây sẽ có chiều cao trung bình từ 1-1.5 mét, còn nếu trồng ngoài tự nhiên, thân của hoa mai có thể có chiều cao từ 10 -20 mét. Lá hoa mai là dạng lá đơn, mọc đan xen nhau. Phiến lá có dạng thon dài, nhỏ và có màu xanh lục hơi ngả vàng. Cây có tán lá thưa, nếu để phát triển tự do thì cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m. Hoa mai có cánh mỏng, mềm mại, mọc thành chùm và chủ yếu nằm ở vị trí nách lá. Hoa mai thường có năm cánh, cá biệt có bông 9-10 cánh. Hoa mai có nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng, màu trắng hay màu trắng pha hồng,…nhưng phổ biến nhất là hoa mai vàng trưng Tết. Gốc cây khá to, và bộ rễ cây mai vàng là rễ chùm đâm sâu và lan rộng, có thể đâm sâu tới 2 – 3m. Rễ mai có vai trò trong việc tạo thế đẹp cho mai, rễ là điểm nhấn nổi bật nhất giữa các bộ phận trên cây. Hương thơm không quá ngọt mà nhẹ nhàng, thanh nhã, tươi mới. Nhờ những cấu tạo như vậy, hoa mai gắn bó với người dân và trở thành loài hoa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Thứ nhất, hoa mai mang ý nghĩa biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Mai vàng nở đầu năm, rực rỡ mang đến sự phồn vinh, hạnh phúc cả một năm. Màu vàng của hoa mai được xem là màu của hy vọng, hy vọng về giàu sang, phú quý và ấm no, sung túc. Dân gian còn cho rằng nếu chậu hoa mai nở càng nhiều cánh thì càng nhiều tài lộc, đại cát đại lợi. Thứ hai, ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp và cầu cho một năm mới luôn được bình an, hạnh phúc và phát đạt. Hơn thế nữa, hoa mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, trải qua gió sương không bị gục ngã. Hoa mai ưa sáng, cành mai thanh thoát, được uốn cong mềm mại tạo nên sắc vóc thanh tao, thoát tục như đại thi hào Nguyễn Du từng viết “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” để nói đến khí tiết thanh khiết, quyền quý, cao thượng ấy. Với những ý nghĩa như vậy, cây mai đã một nét văn hoa không thể thiếu của người Việt Nam ta mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
3. Mẫu đoạn văn thuyết minh về hoa mai Tết chọn lọc:
Đối với mỗi người, cảm nhận về Tết sẽ rất khác nhau. Với người dân Việt Nam, đặc biệt là miền Nam, thấy bóng dáng hoa mai vàng rực rỡ khoe sắc là thấy Tết. Hoa mai từ xưa đến nay luôn là loài hoa quý trong bộ Tứ quý Tùng-cúc-trúc-mai được nhiều người ưa thích, chúng không chỉ đẹp mà còn mang đến rất nhiều hàm ý vô cùng đặc biệt. Hoa mai được người dân miền Nam ta thuần hóa từ cây dại khi họ đi khai hoang, lập làng tại đây và nay gần gũi gắn bó, quen thuộc với người dân ta khắp mọi miền. Hoa mai là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen, tán lá thưa. Hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá. Bên cạnh màu vàng tươi được ưa chuộng nhất, hoa mai còn có màu trắng, hồng hay trắng pha hồng,… Màu vàng của hoa mai cũng giống như mệnh Kim, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, phát tài phát lộc. Cây mai vàng rất ưa nắng, sức sống dồi dào, chịu sự khắc nghiệt của mùa đông để ươm nụ trong giá lạnh rồi xuân sang lại nở rộ. Vì thế hầu như chúng ta thấy mai được trồng ở miền đất Nam Bộ- nơi khí hậu nhiệt đới 2 mùa rõ rệt. Theo quan niệm của nhân dân ta, cây mai càng có nhiều cành, bông hoa có nhiều cánh thì gia đình đó sẽ càng giàu sang, sung mãn. Đặc biệt, mai 7 cánh tức là “đại Cát đại Quý”. Mai với sức sông bề bỉ, dáng đứng kiêu hãnh trong cái thời tiết khắc nghiệt đầy nắng và gió đặc trưng cho đặc tính dung cảm, bất khuất. Là hiện thân của những người con Nam Bộ anh hùng trong thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân của người người nhà nhà còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau. Nói chung, việc trưng bày cây mai trở thành một ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn cho mỗi gia đình vào dịp Tết.
4. Mẫu đoạn văn mẫu thuyết minh về hoa mai Tết ngắn gọn:
Hoa mai là loài hoa đặc biệt với người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết cổ truyền, bởi nó mang đến niềm vui, sự đoàn tụ sum vầy và may mắn trong năm mới. Hoa mai có nguồn gốc từ hoa dại trong rừng, sau này được người dân mang về làm cảnh. Mai là cây thân gỗ, thân cây phân thành nhiều nhánh, khẳng khiu Lá mai có màu xanh, nhỏ, thuôn dài. Hoa mai thường có năm cánh và có màu vàng rực rỡ, ấm áp nở từng chùm, cuống dài. Hoa mai có rất nhiều loại khác nhau, người ta biết đến nhiều nhất là Mai tứ quý, loại mai nở quanh năm, khi cánh hoa rụng chỉ còn hạt màu đen; Mai chiếu thủy- loài hoa khi nở bông nhỏ, lá cũng nhỏ; ngoài ra còn có Bạch mai, Hồng mai, Nhất chi mai,… Hoa mai thích ánh sáng, có thể trồng trong phòng khách, sân vườn hoặc sân thượng. Mai khoe sắc mỗi độ xuân về báo hiệu một năm mới trù phú, an khang thịnh vượng. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những tấm thiệp nhỏ treo trên cành mai mang đến sự an lành, may mắn, hạnh phúc. Hoa mai có vị trí quan trọng trong văn hóa và tinh thần của người Việt. Từ xa xưa, cây mai đã gắn bó với làng quê ta, cây ươm mầm, cắm rễ sâu trong đất, vươn lên mạnh mẽ trước gió bão, căng tràn sức sống, vì thế mà được xem như một động lực cổ vũ ý chí cho mọi người cố gắng làm việc, trải qua bao thăng trầm để có được thành quả tốt đẹp. Hình ảnh hoa mai như biểu tượng của cốt cách, cho sự tinh khiết, thanh bạch, luôn giữ vững đạo lý ân nghĩa. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Với nhiều người, thiếu hoa mai ngày Tết không trọn vẹn, đặc biệt với những người con xa quê.