Vì sao bác sĩ thời kỳ Cái chết Đen ăn mặc kinh dị như sứ giả của thần chết?
Tạo hình bác sĩ thời Cái chết Đen
Cái chết đen (Black Death) là đại dịch hoành hành khắp châu Âu diễn ra trong thế kỷ 14 từ năm 1348 đến năm 1350. Theo thống kê, đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của gần 60% dân số châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.
Cái chết đen được tái hiện trong tranh
Được cho là bắt nguồn từ Trung Á với vật chủ là loài chuột, sau này sự bùng phát của nó khiến cho toàn châu Âu nhuốm một màu chết chóc đen tối. Các bác sĩ thời bấy giờ không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như cách chữa trị cho căn bệnh này, nếu bị lây nhiễm điều đó đồng nghĩa với cái chết.
Sự nguy hiểm và khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt của đại dịch khiến các các bác sĩ – những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân đòi hỏi phải có biện pháp tự bảo vệ mình.
Chuột được cho là nguyên nhân gieo rắc Cái chết Đen
Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1619, Charle de Lorme, một bác sĩ người Pháp mới phát minh bộ đồ chuyên dụng cho các bác sĩ dịch hạch (Plague Doctor). Đó là bộ đồ với chiếc mặt nạ hình mỏ chim. Bộ đồ bảo hộ của các bác sĩ sẽ gồm mũ rộng vành, mặt nạ có kính và phần mũi kéo dài.
Bộ đồ với mặt nạ chim tiêu biểu của bác sĩ thời Cái chết Đen
Trong phần mỏ chim này, các bác sĩ trộn rơm, thảo dược, tinh dầu mà một số loại thuốc. Ngoài ra, các bác sĩ mặc trang phục áo choàng dài màu đen, quanh người được bôi dầu và sáp, mũ trùm đầu, bao tay kín và mang gậy baton – đây xem như là cánh tay của bác sĩ khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Bởi niềm tin dịch hạch lây truyền qua không khí, nên chiếc mặt nạ này được xem là lớp màng chắn có thể giúp cho các bác sĩ an toàn trước nguy cơ lây nhiễm dịch hạch từ bệnh nhân cũng như thi thể nạn nhân.
Chính vì vậy trong lúc cái chết đen hoành hành khắp nơi thì trông bề ngoài của các bác sĩ rất đáng sợ, họ hệt như những sứ giả của thần chết. Trang phục này ngày nay là cũng ý tưởng cho các bộ phim kinh dị cũng như mùa lễ hội Halloween.