Về Bác sĩ Alexandre Yersin
Về Bác sĩ Alexandre Yersin
Bác sỹ Alexandre Yersin (1863 – 1943) – Người tìm ra Đà Lạt
Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn quyền pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghỉ dưỡng cho pháp kiều như ở Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đankia – cách Đà Lạt hơn 10 km về phía Tây Bắc.
TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI YERSIN
Ngày 22 tháng 9 năm 1863 Alexandre Yersin đã ra đời taị một vùng quê miền nuí ở Navanux – thuộc tổng Vaud – Thụy Sỹ.
Năm 1865, vua Louis XIV hủy bỏ chỉ dụ Nantes không còn đối xử bình đẳng với những người theo giáo phái Calvin như trước. Tổ tiên Yersin bị khủng bố phải rời bỏ vùng quê cha đất tổ vùng Languedoc (miền Nam nước pháp) di cư sang Thụy Sỹ.
Cha cuả Yersin là một giáo viên sinh học, mẹ quê ở Paris, Yersin là em trai trong gia đình có hai chị em. Với tính khiêm tốn trầm lặng thích sống ẩn dật, ông ít nói về đời mình nên hiện nay người ta ít biết về những ngày thơ ấu của ông.
Năm 20 tuổi (1883), Yersin học ngành y tại Lausanne (Thụy Sỹ). Sau đó tiếp tục học tại Marbuorg (Đức) và tốt nghiệp Đại học Paris (Pháp). Từ năm 1886 ông làm việc tại viện Pasteur Paris và cộng tác với bác sĩ Roux tìm độc tố vi khuẩn bạch cầu. Năm 1890, ông được chuyển lại quốc tịch Pháp.
Trong những năm miệt mài nghiên cứu tại viện Pasteur Paris ông đã chứng tỏ là một thiên tài hiếm có, một con người giàu nghị lực ham tìm tòi học hỏi. Tương lai sáng mở ra trước mắt ông. Nhưng Yersin lại hướng về chân trời mới muốn tìm ra lối thoát khỏi cuộc sống hiện tại “tôi luôn luôn mơ ước khám phá đất lạ, thám hiểm khi còn trẻ ta luôn tưởng tượng những đều kì lạ sẽ đến, không có gì là không có thể làm được”.
Thế rồi Yersin bất ngờ rời bỏ ngành vi trùng học – sống đời thủy thủ và thám hiểm – mở đầu một cuộc đời khác kéo dài 50 năm.
HÀNH TRÌNH TỚI VIỆT NAM
Trước hết Yersin nhận lời làm bác sỹ cho một con tàu của công ty vận tải đường biển đến Viễn Đông. Sau sáu tháng hoạt động trên tuyến đường Sài Gòn – Manila (Philippin), Yersin chuyển sang làm việc trên tàu Sài Gòn chạy từ Sài Gòn đến Hải Phòng và ngược lại.
Những tháng đầu tiên trong nghề hàng hải đối với Yersin thật quyến rũ! Yersin chưa từng tiếp xúc với biển cả nhưng trong thời thanh niên, Yersin đã quen với hồ Léman. Khi thuyền lênh đênh trên đại dương, Yersin nhìn lên bầu trời và học cách xác định toạ độ. Khi tàu cập bến, Yersin tập sự cùng kính thiên văn. Trong những năm sau, Yersin say mê thiên văn học và về sau tìm hiểu cả điện khí quyển, quang phổ mặt trời.
Tàu chạy trên tuyến đường Hải Phòng – Sài Gòn, khi tiến lại gần bờ biển, lúc vượt sóng ra ngoài khơi. Dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây hiện ra trước mắt Yersin gợi lên kỷ niệm tuổi học trò. Ngày ấy, Yersin đã cùng các bạn leo lên sườn núi Valais. Dãy Trường Sơn tuy không có những đường nét và màu sắc giống như dãy Alpes nhưng có những hấp dẫn kỳ lạ. Yersin muốn tìm lại những cảm giác thành thực và thân thiết khi khám phá được những điều bí ẩn, đặt chân lên miền đất lạ.
Tháng 7 năm 1891, Yersin cập bến Nha Trang. Ông lên bờ, đi dọc miền duyên hải đến Phan Rí và theo các con đường mòn vượt qua một ngọn đèo cao 1.200 mét gần Di Linh. Từ Di Linh ông định băng rừng đến Sài Gòn tìm ra con đường bộ nối liền Nha Trang với Sài Gòn, nhưng không kịp chuyến tàu đi Hải Phòng nên ông đành bỏ cuộc hành trình, xuống Phan Thiết dùng thuyền buồm ra Nha Trang.
Chuyến thám hiểm đầu tiên ngắn ngủi này đã giúp nhà thám hiểm 30 tuổi làm quen với những khó khăn trên miền núi vùng nhiệt đới – với gió núi – mưa rừng – chịu đựng những con vắt hút máu người – vượt qua những con suối nước chảy như thác đổ…lần tiếp xúc đầu tiên với núi rừng Tây Nguyên cũng đã kích thích Yersin ham muốn thực hiện những chuyến thám hiểm khác.
Ngày 29 tháng 3 năm 1892, từ Nha Trang ra Ninh Hòa, tiến thẳng vế hướng Tây đến Stung-treng trên bờ sông MêKông.
Nhờ sự giúp sức của Pasteur và bộ trưởng giáo dục Pháp; năm 1893, Yersin thực hiện nhiệm vụ thám hiểm vùng núi nằm giữ bờ biển miền Trung và sông Mêkông, vùng thượng nguồn sông Đồng Nai và Sêbangcan mà trước nay ít người biết đến. Rời Sài Gòn ông đã vượt qua thác Trị An đến Tánh Linh, vượt qua sông La Ngà đến Di Linh. Men theo một con đường mòn gần giống như con đường quốc lộ 20 hiện nay. Ngày 21 tháng 6 năm 1893, ông đến thác Prenn và sau đó đặt chân lên Lang Biang.
“Trên đường đi, cao nguyên nhấp nhô cao từ 900 mét đến 1.200 mét khoảng từ 15 km đến 20 km trước khi đến chân núi. Tôi đứng trên một vùng hoàn toàn tơ trụi và cây cỏ. Đất đồi mấp mô khiến tôi cảm giác như đang đi rên một đại dương xao động vì những ngọn sóng khổng lồ. Núi Lang Biang đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi đến gần, dưới chỗ trũng, đất màu đen và đầy than bù. Những đàn nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần vài trăm mét, đàn nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi.”
Cuối năm 1893, Yersin lại lên cao nguyên Lang Biang, thám hiểm cao nguyên Đắk Lắk – A Tô Pơ (Lào) và ngày 7 tháng 5 năm 1894 về Đà Nẵng.
Năm 1890, bác sĩ Albelt Calmette thiết lập chi nhánh viện Pasteur ở Sài Gòn. Năm 1894, bệnh dịch hạch lan tràn trên khắp miền Đông Trung Quốc. Bác sỹ Calmette đề nghị Yersin đi Trung Quốc nghiên cứu tại chỗ bệnh dịch hạch.
Ngày 15 tháng 6 năm 1894, Yersin đến Hồng Kông và gặp một đối thủ – bác sỹ Kitasatô đã đến Hồng Kông trước Yersin ba ngày. Bác sỹ người Nhật này nổi tiếng về công trình khoa học tìm ra vi trùng uốn ván.Yersin dựng một túp lều tranh bên cạnh bệnh viện và làm việc trong điều kiện thiếu thốn. Chỉ sau năm ngày làm việc, ngày 20 tháng 6 năm 1894, ông đã tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch. Qua hệ thống bưu điện của Anh, ông đã gữi những ống nghiệm trực trùng sang Pháp. Trực trùng bệnh dịch hạch đến Pasteur Paris nguyên vẹn và được xác minh, mang tên Yersin (Yersins Pestis).
Năm 1895, Yersin thành lập viện Pasteur ở Nha Trang và điều chế huyết thanh chữa bệnh dịch hạch. Một năm sau, bệnh dịch tái phát ở Trung Quốc, Yersin lại sang Trung Quốc và cứu được nhiều người thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo đã giết 50 triệu người ở thượng cổ.
Yersin trở về Nha Trang, một cuộc đời bắt đầu, nhiều vấn đề đặt ra. Nhận thấy thành phố Nha Trang xây dựng trên một vùng cát trắng không tiện mở rộng những cánh đồng cỏ để nuôi ngựa dùng cho việc điều chế huyết thanh, ông khai phá vùng suối Dầu – cách Nha Trang 10 km về hướng Nam, thành lập một trại chăn nuôi và trồng trọt.
Theo gương các bậc tiền bối, ông lao vào nghiên cứu huyết thanh trị bệnh dịch hạch cho trâu bò. Từ đó, viện Pasteur nha trang nghiên cứu vi trùng động vật và cá bệnh nhiễm trùng gia súc.
Trong một chuyến dừng chân tại Malaysia Và Indonexia, Yersin rất chú ý đến trồng cao su. Năm 1897, ông bắt đầu trồng cao su ở suối Dầu và tám năm sau (1905), hãng Michelia (Pháp) nhận được 1.316 kg mủ cao su đầu tiên. Quan tâm đến phương pháp trồng, khai thác và chế biến cao su, ông đã thiết lập một phòng thí nghiệm nông hóa. Tại đây, những biện pháp chọn giống, cạo mủ và làm đông mũ cao su được nghiên cứu có hệ thống đã giúp rất nhiều cho những người trồng cao su ở Đông Dương.
Thời gian trôi qua, tại trại chăn nuôi và trồng trọt tại suối Dầu ngày càng mở rộng, Yersin nhận chức viện trưởng hai viện Pasteur ở Sài Gòn và Nha Trang.
Từ năm 1902 đến năm 1903, ông ra Hà Nội để thành lập trường đại học Yersin Đông Dương và làm hiệu trưởng đầu tiên.
Năm 1924, ông giữ chức vụ Tổng Thanh Tra Các Viện Pasteur ở Đông Dương
Năm 1933, ông làm viện trưởng danh dự viện Pasteur ở Paris.
Trong thời gian sống ở xóm Cồn (Nha Trang), ông là một người hàng xóm đôn hậu, thường giúp những cụ già và những ngươì chài lưới, thương yêu trẻ con. Ông sống rất giản dị, giàu long nhân ái.
Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn quyền pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghỉ dưỡng cho pháp kiều như ở Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đankia – cách Đà Lạt hơn 10 km về phía Tây Bắc.
Năm 1899, ông đã tháp tùng Paul Doumer lên Đà Lạt. Sau khi quan sát tại chỗ, Paul Doumer không chọn Đankia làm nơi nghĩ dưỡng nhưng chọn vị trí Đà Lạt hiện nay theo đề nghị của bác sĩ Emile Tardif vì:
– Đà Lạt ở độ cao hơn Đankia.
– Độ dốc của Đà Lạt thoai thoải – không khí của Đà Lạt hợp vệ sinh hơn ở Đankia – có những ngọn đồi nhỏ cách nhau bằng những thung lũng lầy lội.
Khôn khí ở Đà Lạt mát lạnh và ít ẩm hơn ở Đankia vì Đankia nằm gần đỉnh Lang Biang – sườn núi hứng gió ẩm – nhận lượng mưa nhiều hơn – sương mú nhiều hơn (đến 10h sáng sương mới tan).
– Về thực vật: phía Đankia chỉ toàn đồi nhỏ, trong khi Đà Lạt gần rừng thông, không khí vừa mát mẻ vừa thơm ngát hương thông.
– Về giao thông vận tải: Đà Lạt thuận tiện hơn Đankia.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Lúc bấy giờ, Hà Lan chiếm độc quyền sản xuất Quinine – phương thuốc duy nhất chữa bệnh sốt rét. Yersin gieo thử hạt Canh Ki Na ở suối Dầu và Đankia. Ông gặp thất bại hoàn toàn ở suối Dầu, nhưng Đankia càng tốn thêm nhiều công sức.
Năm 1917, Yersin trồng cây Canh Ki Na ở Hòn Bà – một ngọn núi gần suối Dầu. Lúc đầu cây tăng trưởng tốt nhưng về sau chết vì đất đai không thích hợp.
Tháng 7 năm 1923 những cây Canh Ki Na tốt nhất ở Hòn Bà được đem lên trồng ờ Đran và thu được kết quả tốt. Ông tiếp tục trồng trên cao nguyên Lang Biang nhỏ và Di Linh.
Năm 1936, cây Canh Ki Na được trồng quy mô lớn ở Lán Tranh và Di Linh – thu hoạch được 30 tấn vỏ với tỷ lệ Quinine Sunfat 7,42%.
Năm 1938, thu được 21 tấn vỏ với tỷ lệ Quinine Sunfat cao hơn (8,5%).
Ngày 28 tháng 6 năm 1935, trường trung học Yersin được khánh thành ở Đà Lạt. Yersin trở về Đà Lạt lần cuối cùng trước khi mất. Nhân dịp này, đáp lại lời phát biểu của một học sinh, ông đã trình bày cảm tưởng khi đặt chân lên cao nguyên Lang Biang: “Không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học trẻ tuổi.”
Trong những năm cuối đời, Yersin vẫn say mê nghiên cứu khoa học – ngành Thiên văn – Vô tuyến điện. Vài tuần trước khi mất, tuy bệnh ngày cành tăng, ông vẫn theo dõi mực thủy triều.
Ngày 1 tháng 3 năm 1943, Yersin thanh thản qua đời, hưởng thọ 80 tuổi để lại niềm thương tiếc sâu sắc. Hàng ngàn người dân Nha Trang đã đưa linh cửu ông đến nơi an nghĩ cuối cùng ở suối Dầu.
Đến Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX và nửa đầu XX, Yersin đã làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân pháp. Tuy nhiên, những công trình khoa học đa dạng – cuộc sống giản dị – lòng nhân ái và tình yêu Việt Nam của ông vẫn sống mãi trong tâm tư, tình cảm của người Đà Lạt – Nha Trang và trên hành tinh của chúng ta. Thủ đô Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Nha Trang đã đặt tên Yersin cho một con đường trong thành phố. Ở Đà Lạt, con đường dẫn đến trường trung học Yersin cũ hiện nay (trường Cao đẳng Sư phạm) được mang tên nhà bác học Pháp – người đã mang nặng nghĩa tình Việt Nam và để lại những kỷ niệm khó quên ở Đà Lạt: Alexandre Yersin.
Ba khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin:
– Thư viện của Bác sĩ Yersin tại viện Pasteur Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
– Chùa Linh Sơn, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (phòng làm việc của bác sĩ ở Suối Dầu trước đây).
– Phần mộ của Bác sĩ Yersin, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1891, ông đến Nha Trang xây dựng cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm vi trùng học đầu tiên ở Việt Nam. Đầu năm 1899, nơi đây đã trở thành Viện Pasteur Nha Trang.
Sau hơn 50 năm sống và làm việc vì khoa học ở Viện Pasteur Nha Trang (1891 – 1943) Yersin đã cống hiến cho khoa học 55 công trình nghiên cứu có giá trị.
Các chức vụ ông đã đảm nhận:
– Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang.
– Viện trưởng Viện Pasteur Đông Dương.
– Hiệu trưởng Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội.
– Tổng thanh tra các Viện Pasteur Đông Dương.
– Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
– Chủ tịch danh dự Hội đồng Y khoa Viện Pasteur Paris.