Vay bổ sung kinh doanh chọn ngân hàng nào tốt nhất
Nhắc đến vay vốn kinh doanh, mọi người thường nghĩ đến việc vay tiền đầu tư ban đầu. Nhưng thực tế đa phần các ngành đều đòi hỏi phải vay bổ sung vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động. Và việc này cũng phức tạp, cần cân nhắc không kém.
1. Vay bổ sung kinh doanh là gì?
Vay vốn bổ sung vốn kinh doanh được hiểu là vay chi phí để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích vay vốn có thể là duy trì kinh doanh, tái đầu tư, phát triển doanh nghiệp,… Về thủ tục và quá trình vay cũng tương tự như vay vốn kinh doanh ban đầu, nhưng thông thường phần nào sẽ đơn giản, bớt quy trình hơn vì lúc này doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, có uy tín và khả năng chi trả đảm bảo hơn. Các hình thức vay cũng đa dạng bao gồm: vay thế chấp, vay tín chấp, vay trả góp,…
2. Đặc điểm của các gói vay
-
Thời hạn vay sẽ được quy định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh cụ thể, thường không quá dài (trong vòng 12 tháng kể từ ngày giải ngân).
-
Hạn mức cho vay sẽ tùy thuộc vào khả năng chi trả, được xem xét thông qua 2 yếu tố chính là tài sản thế chấp và phương án, kế hoạch sử dụng vốn vay. Hạn mức có thể lên đến 90% nhu cầu vốn.
-
Các hình thức vay linh hoạt tùy vào người vay, có thể trả góp hoặc trả một lần.
-
Thủ tục và hồ sơ, việc giải ngân nhanh chóng, đơn giản hơn so với vay vốn kinh doanh lần đầu.
-
Lãi suất cho vay được quy định bởi ngân hàng cho vay theo mức cạnh tranh thị trường và cập nhật liên tục, tính theo số dư nợ thực tế.
3. Nên chọn ngân hàng nào vay bổ sung vốn kinh doanh
3.1. Ngân hàng Techcombank
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) hiện là một trong những ngân hàng uy tín và lớn nhất nước ta. Techcombank thường xuyên nhanh nhạy trong việc đưa ra các gói vay mới hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của nhiều người, nhiều nhóm đối tượng.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực tạp hóa thì cần tham khảo ngay chương trình Ứng vốn 4 “Không” của Techcombank hợp tác với VinShop – hệ thống tạp hóa công nghệ mới của Vingroup. Chương trình này dành riêng cho các chủ shop VinShop, không cần thủ tục phức tạp tại quầy ngân hàng mà có thể thao tác vay ngay trên ứng dụng điện thoại, không cần chứng minh tài chính, thế chấp tài sản và thậm chí còn không lãi suất trong 40 ngày đầu. Điều kiện vay bổ sung vốn kinh doanh đặc biệt tại Techcombank cũng khá đơn giản, các chủ tiệm mới cũng có thể đáp ứng được. Tham gia chương trình ngay từ sớm, bạn còn có cơ hội được chiết khấu hấp dẫn trong lần giao dịch đầu.
3.2. Ngân hàng VIB
Ngân hàng quốc tế VIB có chương trình cho vay bổ sung vốn lưu động với các khách hàng là doanh nghiệp với thời hạn tối đa là 12 tháng. Tài sản đảm bảo khá đa dạng và khách hàng cũng sẽ được tư vấn cụ thể các lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
3.3. Ngân hàng ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) có chương trình cho vay vốn với khách hàng đạt đủ 3 điều kiện: có hoạt động kinh doanh hợp pháp, có tài sản thế chấp là bất động sản, động sản, giấy tờ có giá và có phương án kinh doanh phù hợp để xét duyệt.
3.4. Ngân hàng DongA Bank
Ngân hàng Đông Á DongA Bank cũng có hạn mức cho vay tối đa là 12 tháng với tài sản đảm bảo bao gồm bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa, tài sản hình thành từ vốn vay…
3.5. Ngân hàng Eximbank
Eximbank cũng có chương trình vay bổ sung vốn kinh doanh tương tự như nhiều ngân hàng thương mại khác. Eximbank có gói cho vay tối đa tới 10 tỷ đồng với doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
3.6. Ngân hàng NamA Bank
Tuy không phổ biến như nhiều cái tên khác, nhưng chính vì vậy mà NamA Bank sẽ có các chương trình hỗ trợ hấp dẫn, cạnh tranh để khách hàng tham khảo.
3.7. Ngân hàng SHB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bên cạnh chương trình cho vay thông thường còn có gói cho vay theo hình thức trả góp khá được các doanh nghiệp yêu thích.
3.8. Ngân hàng MB
Ngân hàng MB có ưu điểm là ngân hàng Quân đội, quy mô lớn bậc nhất hiện nay nên các chương trình cho vay đa dạng, phong phú.
Dù hoạt động trong lĩnh vực gì, quy mô kinh doanh ra sao thì chúng ta cũng sẽ thường xuyên cần vay bổ sung vốn kinh doanh. Ngân hàng nào cũng sẽ có những lợi thế khác nhau. Trước khi quyết định vay vốn, bạn hãy tìm hiểu thông tin các gói vay thật kỹ để bảo đảm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Xem thêm bài viết liên quan:
Dịch vụ ứng vốn trên ứng dụng VinShop là gì?
Có nên vay vốn kinh doanh nhỏ lẻ? Điều kiện vay vốn kinh doanh