Vật lý 9 Bài 28: Kính Lúp

Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn.

Kính lúp được dùng để quan sát các vật nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ

Vật cần quan sát qua kính lúp phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để có ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. mắt nhìn thấy ảnh ảo này.

Mỗi kính lúp có một số bội giác(G) được ghi bằng các con số như 2X, 5X, 10X,…. trên khung kính lúp.

Giữa số bội giác G và tiêu cự f của một kính lúp có hệ thức:

Số bội giác kí hiệu: G

Trong đó:

G: x (2x, 3x, 5x…)

f: tiêu cự (cm)

Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh trên màng lưới do mắt quan sát qua kính lúp khi nhìn lâu không bị mỏi lớn hơn gấp bao nhiêu lần ảnh trên màng lưới mà mắt nhận được khi quan sát trực tiếp vật đặt gần mắt.

Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn

Phương pháp:

*Để dựng ảnh của vật sáng AB qua kính lúp ta dùng các tia sáng sau:

– Dựng  TKHT ( Kính Lúp)

– Dựng vật sáng AB nằm trong khoảng tiêu cự

– Vẽ Tia tới  qua tiêu điểm F’

– Tia tới qua tiêu điểm F’ thì tia ló song song trục chính.

( chỉ cần 2 trong 3 tia xuất phát từ B thì tia ló sẽ đồng quy tại B’).

Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua vật kính lúp, ta dựng ảnh của B’ của B qua vật kính là thấu kính hội tụ trước. Từ B’ ta kẻ vuông góc xuống trục chính ta được A’ là ảnh của A. Vậy A’B’ là ảnh của AB qua kính lúp.Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật

Phương pháp:

Sử dụng các tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh A’B’ của AB qua kính lúp của thấu kính hội tụ.

Sử dụng các tính chất của tam giác đồng dạng và đường trung bình của tam giác để xác định các yếu tố còn thiếu.

Câu 1: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:

A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.

B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.

C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.

D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.

Câu 2: Có thể dùng kính lúp để quan sát:

A. trận bóng đá trên sân vận động.

B. một con vi trùng.

C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.

D. kích thước của nguyên tử.

Câu 3: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để:

A. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

B. ảnh của vật là ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.

D. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 4: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?

A. Kính lúp có số bội giác G = 5.

B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5.

C. Kính lúp có số bội giác G = 4.

D. Kính lúp có số bội giác G = 6.

Câu 5: Số bội giác và tiêu cự (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức:

A. G = 25f

B. G = f/25

C. G = 25/f 

D. G = 25 – f

Câu 6: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:

A. f = 5m

B. f = 5cm

C. f = 5mm

D. f = 5dm

Câu 7: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.

B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính.

D. đặt vật bất cứ vị trí nào.

Câu 8: Số bội giác của kính lúp cho biết gì?

A. Độ lớn của ảnh.

B. Độ lớn của vật.

C. Vị trí của vật.

D. Độ phóng đại của kính.

Câu 9: Chọn câu phát biểu không đúng

A. Kính lúp có số bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng dài.

B. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài.

C. Cả ba phương án đều sai.

D. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.

Câu 10: Kính lúp dùng để quan sát:

A. Phong cảnh.

B. Vật nhỏ.

C. Cả 3 phương án đều đúng.

D. Vật lớn.

Câu 11: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật đặt cách kính 5cm thì:

A. Ảnh lớn hơn vật 2 lần.

B. Ảnh lớn hơn vật 6 lần.

C. Ảnh lớn hơn vật 4 lần.

D. Ảnh bằng vật.

Câu 12: Trong các loại kính, kính nào có số bội giác nhỏ nhất?

A. Kính hiển vi.

B. Các kính ở cả 3 phương án còn lại đều như nhau.

C. Kính lúp.

D. Kính hiển vi điện tử.

Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

B. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.

C. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.

D. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự dài.

Bài 1: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ.

a.Tính số bội giác của kính lúp.

b.Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần thì người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? Tính khoảng cách từ ảnh đến vật, biết khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 40cm

Bài 2: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 20cm để quan sát một vật nhỏ.Vật cách kính 16cm.

a. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp, không cần đúng tỉ lệ.

b. Nhận xét ảnh qua kính lúp.

c. Xác định vị trí của ảnh so với kính và ảnh lớn hơn vật bao nhiêu lần?

ĐÁP ÁN

bai-28-kinh-lup-2

Ảnh qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

Xét tam giác đồng dạng : ΔOA’B’ đồng dạng ΔOAB ( g-g)

⇒ (1)

Δ A’B’F’  đồng dạng ΔOIF’ ( g-g)

⇒ (2)

 Tứ giác OABI là hcn Có:  OI = AB (3)

Từ (1); (2) và (3)

⇒ OA’ = 80 cm

Ảnh cao hơn so vật là

0,2

Suy ra