Văn khấn tại đền cô Đôi Thượng Ngàn
Cô Đôi Thượng Ngàn chính là vị tiên nữ xinh đẹp và giàu lòng nhân ái trong truyền thuyết tứ phủ thánh cô. Cô đứng thứ hai trong thập nhị tiên cô của đạo Mẫu, có công cứu giúp muôn dân. Cùng lichvannien.me tìm hiểu kỹ hơn về văn khấn tại đền cô qua bài viết sau đây nhé.
Thần tích cô Đôi Thượng Ngàn
Cô Đôi Thượng Ngàn chính là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm.
Cô Đôi rất xinh đẹp. Cô có da trắng như trứng gà bóc, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Sau này cô được Mẫu Thượng Ngàn cho theo học đạo phép để giúp dân. Say khi về lại trời, cô được Mẫu truyền cho nhiều phép, được giao cho dạy người rừng thống nhất về mặt ngôn ngữ. Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nữ ca hát vui thú trên dốc Sườn Bò (nay thuộc xã Văn Phương, Nho Quan).Nhiều lúc, cô biến hóa thành thiếu nữ tuyệt sắc giai nhân, cùng các danh sẽ bình thơ. Tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn”.
Trong tứ phủ thánh cô, cô Đôi Thượng Ngàn là một trong những cô nổi tiếng nhất. Cô anh linh dạy học khắp tứ phương, trải từ Đông Cuông, Tuần Quán tới phủ Nho Quan tỉnh Ninh Bình về tới huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) đều có đền thờ Cô.
Cô thường xuyên về ngự đồng nên nhiều người biết đến. Cô hay bắt đồng làm lính, đệ tử đông không kể xiết. Trong đại lễ khai đàn mở phủ người ta thường dâng lễ vàng cây lên 5 tiên cô là Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé, trong đó Cô Đôi thường là giá cô ngự về đầu tiên (mở khăn cho hàng cô) để chứng lễ.
Đền thờ cô Đôi Thượng Ngàn
Đền Cô Đôi Thượng Ngàn nằm ở thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Khu đền được xây dựng từ thời nhà Trần. Qua nhiề lần trùng tu, đến nay có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất gồm 3 gian mái phẳng lợp ngói vảy. Đền thờ Cô Đôi còn có tên gọi là Miếu Thượng hay Đền thờ Mẫu Thượng Cô Đôi Bồng Lai. Tương truyền, Bà có công lao giúp dân đánh quân giặc Tống. Trong đền còn thờ Chúa chầu Quỳnh và Chúa chầu Quế theo hầu Cô Đôi. Gian bên Hữu của đền thờ Trần Hưng Đạo còn gian bên Tả thờ Bà chúa Sơn Trang và thập nhị tiên nàng (12 tiên cô). Trong đền vẫn còn lưu giữ sắc phong của Vua Khải Định phong cho Cô Đôi Thượng Ngàn là Thượng đẳng thần.
Văn khấn tại đền cô Đôi Thượng Ngàn
Phủ Châu Sơn: nằm ở xã Phú Sơn, Nho Quan, Ninh Bình. Cứ đến ngày 12 tháng 11 âm lịch hàng năm, phủ Chậu Sơn, xã Phú Sơn, huyện Nho Quan lại diễn ra lễ hội. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn thờ, tưởng nhớ Sơn Tinh công chúa. Tương truyền, Sơn Tinh công chúa là con vua Đế Thích trên thiên cung. Bà đã giáng trần, nơi thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình ngày nay, làm con gái một chúa đất chốn sơn lâm. Sau này bà theo hầu Lê Mại Đại Vương (chính là mẫu Thượng Ngàn) học đạo phép để giúp dân.
Văn khấn tại đền cô Đôi Thượng Ngàn
“Bồng Lai là cảnh Thiên Thai
Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa
Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa
Tiếng tăm lừng lẫy Vua Bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu
Rong chơi quán Sở Tần lầu
Xa giá lên chầu Thượng Đế Vua Cha
Đệ tử vô số hằng hà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng”
Thiên Thai là cảnh bồng lai
Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa
Hầu vua hầu mẫu ba toà
Tiếng tăm lừng lẫy chúa bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Lược ngà chải chuốt vành dây đội đầu
Rong chơi quán Sở tần Lâù
Xe giá lên chầu thưọng đế vua cha
Đệ tử Cô vô số hằng hà
Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng
(Hầu vua hầu mẫu bơ toà
Vua cha cũng quý, chúa bà yêu thương
Về đồng đánh phấn soi gương
Khăn xanh lấy chít vành dây đội đầu
Rong chơi quán Sở Tần lâù
Loan giá lên chầu thưọng đế vua cha
Đền thờ Cô vô số hằng hà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng)
Đứng trên ngàn rừng xanh ngan ngát
Thấy cô về ngỡ Phật quan âm (1)
Tay đàn miệng hát ca ngâm
Điểm đa điểm đót tiếng trầm nhặt khoan
Vượn trên non ru con rầu rĩ
Dưới suối ngàn chin năn nỉ véo von
Vui về thú cảnh Đông cuông
Trên ngàn cô thượng ca ngâm chơi bời
Cảnh núi rừng sương rơi lác đác
Thú hữu tình càng ngự càng vui
Ba gian lầu mát thảnh thơi
Sớm rong đỉnh núi tối ngồi sườn non
Ca rằng tang tính tình tang
Ai ơi có biết cô ngàn tôi chăng
Bốn bề hiu quạnh vắng tanh
măng tre măng lứa mọc xanh đầy ngàn
Chắp tay bái lạy cô ngàn
Sơn lâm công chúa giáng đàn chứng đây
Trần gian hồ dễ ai hay
mời cô lai giáng đền này chứng minh
Hiệu cô là công chúa Sơn tinh
mặt tròn vành nguyệt má in phấn hồng
Da cô trắng tựa tuyết đông
tóc dà dà biếc lưng ong dịu dàng
Chân cô đưa nhởn đưa ngang
Bước nào bước ấy tiên nàng nguyệt nga
Chạnh lòng vàng đá người ta
Chau mày quân tử xót xa yêng hùng
Mỗi năm đẹp một não nùng
Dạy chim oanh hót bạn cùng văn nhân
vẻ nào vẻ chẳng thêm xuân
éo le nhiều nỗi thanh tân chơi bời
Tốt tươi miệng nở hoa cười
Đáng xinh đáng lịch đáng người thuyền quyên
nàng ân nàng ái kề bên
Cô Lan cô Huệ chúa tiên thượng ngàn
Non xanh nước biếc suối vàng
Đông cuông cảnh ấy lại càng lâng lâng
có phen cô dạy ngưòi rừng
nói ra trăm tiếng giống chung ngôn từ
Cô theo hầu Diệu tín thiền sư
Anh linh nổi tiếng Đông Cuông Từ Sơn Lâm
Ngự sơn lâm đông cuông tuần quán
Cô Đôi ngàn vạn phép anh linh
Tiên Cô biến hoá hiện hình
Cung thỉnh các bộ sơn tinh ngự về
Chữ biển đề Đại vương Lê Mại
Phép Khuông phù quốc thái dân an
Thỉnh cô chứng giám đàn tràng
Độ cho đồng tử an khang đời đời”.