Văn Khấn Sử Dụng Trong Lễ Phóng Sinh

Phóng sinh và ý nghĩa của hành động này là gì?

Phóng sinh là một nghi lễ truyền thống trong Phật giáo, với mong muốn thả tự do cho một loài vật nào đó, nhưng cũng hàm ý rằng hãy phóng thích cái tâm ô uế như tham – sân – si ở mỗi người để tâm được tự do, thoải mái. Vào những ngày lễ tết hay những ngày lễ lớn của Phật giáo hình ảnh người người tay xách xô, chậu, lồng chứa những con cá, con chim hay con rùa,… để phóng sinh đã trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Đó là hành động đẹp bởi nó thể hiện lòng yêu thương loài vật, yêu thiên nhiên và là một hành động rất thánh thiện là hành động ban tặng sự sống. Nghi lễ này được tổ chức ở nhiều đình, đền, chùa như một hình thức làm việc thiện, qua đó cầu mong cho những người thân trong gia đình được mạnh khỏe, an lạc, bình yên.

>>> Xem thêm thông tin tổng hợp về các nghi thức văn lễ

1. Nguồn Gốc Của Việc Phóng Sinh

 

Phật Thích Ca Mâu Ni (Ảnh minh họa)
Phật Thích Ca Mâu Ni (Ảnh minh họa)

Việc làm này lần đầu tiên được biết đến qua lịch sử của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi Ngài còn là một vị thái tử Tất Đạt Đa.

Chuyện kể rằng Đề Bà Đạt Đa anh em chú bác với Đức Phật đã giương cung bắn trúng một con chim thiên nga đang tự do bay trên bầu trời cao rộng. Con thiên nga ấy rơi vào trong khu vườn của thái tử. Khi nhìn thấy thiên nga đang quằn quại trong cơn đau dữ dội, với tấm lòng từ bi của một vị thái tử mới 9 tuổi, Ngài đã nâng thiên nga ôm vào lòng chăm sóc vết thương và cẩn trọng tìm chỗ trú an toàn. Bằng tình thương vô bờ ấy không bao lâu vết thương của thiên nga bình phục hoàn toàn, vỗ cánh bay cao trong không gian bao la và không quên cất tiếng vui mừng tỏ lòng tri ân đối với người đã cứu mình.

Sau khi thành đạo dưới gốc Bồ đề, suốt gần 50 năm thuyết pháp độ sinh Ngài vẫn luôn đề cao tinh thần từ bi. Trong kinh Phạm Võng, Phật dạy người con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sinh và khuyên bảo người khác làm. Nếu thấy người sát sinh thì nên cố gắng tìm cách cứu cho chúng được thoát khỏi nạn khổ. Kinh Kim Quang Minh cũng có nêu ra những câu chuyện về lòng bi mẫn cứu giúp chúng sinh khỏi nạn khổ đau. Dựa trên tinh thần căn bản đó việc phóng sinh đã phát triển rộng khắp Trung Hoa truyền sang Nhật Bản, Tây Tạng, Triều Tiên và Việt Nam.

2. Ý Nghĩa Của Hành Động Phóng Sinh?

Nghi thức này là ví dụ điển hình về giáo pháp căn bản của Phật giáo là từ bi đối với tất cả chúng sanh. Vào những dịp Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy hay những dịp cầu nguyện cho bản thân hay gia quyến, người ta hay tổ chức phóng sinh chim, cá. Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Tuy nhiên, phóng sinh không có nghĩa là thảy đại con vật gì để mưu cầu phước. Đó không phải là phương pháp phóng sinh đúng cách. Người phóng sinh sẽ có được tất những công đức như trên và hơn thế nữa nếu biết phóng sinh đúng cách nghĩa là động lực của việc phóng sinh phải phát xuất từ Tâm Bồ Đề thể hiện qua tình thương vô điều kiện và tuệ giác không phân biệt.


Ý nghĩa hành động phóng sinh

 

Ngày nay, việc phóng sinh không đúng cách còn có thể gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng. Việc phóng sinh một cách bừa bãi chính là tác nhân phát tán của các loài xâm lấn vào môi trường bản địa, tiêu biểu là việc phóng sinh loài rùa tai đỏ vào môi trường nước tại Việt Nam, trở thành nguy cơ lớn cho loài rùa bản địa đang được nuôi thả tại các hồ trong nội thành. Ngoài ra, việc thả phóng sinh ngày nay cũng là cái cớ để rất nhiều gian thương lợi dụng. Ở nhiều nơi, sau khi người dân mua chim, cá thả phóng sinh, những gian thương liền vớt cá, bắt lại chim sau đó tiếp tục đem ra phía trước cổng chùa, đình, đền, miếu để bán cho những người khác. Chim, cá bị đánh bẫy, cắt bớt lông cánh, lông đuôi để không thể bay xa. Những chú chim bị bắt đi bắt lại sau khi được thả, con nào còn sức thì chao cánh một chút rồi lại liệng về chỗ cũ, con nào kiệt sức thì ngã chết ngay, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của tập tục phóng sinh.

>>> Đọc thêm: Tại sao lại phải bố thí? Ý nghĩa của việc bố thí trong Phật giáo

3. Văn Lễ Sử Dụng Khi Phóng Sinh

(Tại nơi phóng sinh thắp 1 que nhang, khấn xong rồi cắm ngay nơi phóng sinh)

Phụng thỉnh nghênh hoan Hồng Quân Lão Tổ Quảng Đại Chư Thiên

Phụng thỉnh Tam Thanh thánh tổ hoằng đạo pháp vương

Phụng thỉnh đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Phụng thỉnh Ngài Đương niên Bản Cảnh Thành Hoàng sở tại.

Hôm nay, ngày ……………………… tháng …………….. năm ………………. (âm lịch)

Tín chủ chúng con tên:…………..………………Sinh ngày…. tháng…. năm …… (Dương lịch)

Ngụ tại……………………………………………………………………………………………….. 

Xin phép Đạo tổ cùng các bậc Tiên Gia và Thần Linh, được tiến hành nghi lễ phóng sinh, tạ ơn Thánh lễ của Trời Đất bao dung.

Chúng sinh nay có bấy nhiêu

Lắng nghe những lời dạy rằng

Các ngươi trước lòng trần tục

Nên đời này chìm đắm sống mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau khôn cùng

Mang lông, mai, vẩy, đội sừng

da trơn, nhám láng các loài súc sinh.

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm oai.

Do vì gây oán chuốc thù,

Do vì hại vật, hại sinh thỏa lòng.

Do vì chia cách giam cầm

Do vì đâm thọc, chịu bao khổ hình.

Cầu xin đạo tổ từ bi, lại nhờ đạo pháp mở lòng xót thương.

Nay nhờ Đạo Trưởng phúc duyên hộ đàn.

Chuyển luân pháp bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sinh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sinh lên được làm người, biết phân Thiện Ác tránh làm điều mê

Úm, sam sa ra (3 lần)

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con                                                         

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………