văn khấn lầu cô lầu cậu

Văn khấn tam tòa thánh mẫu tại Phủ Tây Hồ, cách thứ đi lễ Phủ Tây Hồ, đi Phủ Tây Hồ cần sắm mấy lễ? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu hiện nay với mong muốn cầu tài lộc cho gia đình một năm may mắn, tài lộc. Từ lâu, Phủ Tây Hồ là di tích lịch sử, chốn linh thiêng được người Việt thờ cúng nên mọi người thường về đây để cầu may mắn, tài lộc, bình an, nhất là khi vào đầu năm mới. Sau đây là bài văn khấn Phủ Tây Hồ, các bạn cùng tham khảo.

bai van khan phu tay ho

Kinh nghiệm đi lễ Phủ Tây Hồ

1. Giới thiệu về Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ ai? Không chỉ có chùa Hà, Đền Quán Thánh, Đền Ngọc Sơn … mà ở Hà Nội còn có nơi rất linh thiêng, có tên gọi là Phủ Tây Hồ. Nằm ở bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, thuộc phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội, Phủ Tây Hồ là nơi linh thiêng, chùa công chúa Liễu Hạnh.

Theo mọi người kể lại, công chúa Liễu Hạnh là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng, có tên là Quỳnh Hoa bị đầy xuống trần gian do một lần bất cẩn làm vỡ ly ngọc. Khi xuống trần gian, bà đã đi chu du khắp nơi, khi đến Phủ Tây Hồ bà đã chọn làm nơi dừng chân bởi thấy địa linh sơn thủy ở nơi đây.

Do bà có công lớn đối với việc giúp dân an cư và lạc nghiệp cũng như diệt trừ yêu ma nên triều Nguyễn đã phong tặng bà là mẫu nghi thiên hạ và là một trong bốn vị thần bất tử ở Việt Nam.

Nhưng có tài liệu khác lại viết rằng, Phủ Tây Hồ chính là nơi gặp gỡ của công chúa Liễu Hạnh và quan trạng Bùng Khắc Hoan. Ở đây, hai người đã sáng tác ra bài thơ về Tây Hồ với tên là Tây Hồ ngự quán.

Trong lần gặp đó, quan trạng đã nảy sinh tình cảm với Liễu Hạnh và quay lại tìm kiếm nàng nhưng không thấy đâu. Do đó, để tỏ lòng thương nhớ thì quan trạng Bùng Khắc Hoang đã cho mọi người lập đền thờ để thờ bà.

2. Bài văn khấn Phủ Tây Hồ

Tùy vào từng ban mà bài văn khấn đi chùa từng ban sẽ khác nhau, cụ thể là:

* Bài khấn chung

Cẩn tấu.

bai van khan phu tay ho 2

* Bài khấn Ban Sơn Trang

bai van khan phu tay ho 3

* Bài khấn Mẫu Liễu Hạnh

bai van khan phu tay ho 4

* Bài khấn Ban Mẫu

bai van khan phu tay ho 5

* Bài văn khấn lầu cô lầu cậu

bai van khan phu tay ho 6

3. Cách sắm lễ Phủ Tây Hồ

Đi Phủ Tây Hồ cần sắm mấy lễ? Đi lễ chùa, lễ đền hay lễ Phủ thì quan trọng nhất là cái tâm của người làm lễ. Do đó, việc sắm lễ Phủ Tây Hồ tùy vào điều kiện, quan niệm của mỗi người, không quan trọng sắm gì bởi điều này không ảnh hưởng tới việc lời cầu nguyện của bạn:

– Lễ chay: Tiền vàng, hoa quả, hương …

– Lễ mặn: Giò, xôi, thịt gà …

– Lễ sống: Trứng, tiền vàng mã, gạo, muối ….. Lễ này cúng ở ban Ngũ hổ, ban Công Đồng Tứ Phủ, ban Thanh xà Bạch xà.

– Lễ cúng cỗ mặn ở tòa Sơn Trang nên sắm lễ xôi, chanh, bún ớt, cua ốc …

– Lễ cúng ở ban thờ Cô thờ Cậu thì nên sắm lễ gồm có nón áo, hia hài, gương lược, oản, hoa quả, hương, các đồ vật đồ chơi cho con trẻ ….

Lưu ý: Tùy vào ban thờ mà chúng ta sắm lễ cúng khác nhau:

– Đối với ban thờ Phật không nên dân tiềng vàng, lễ mặn.

– Với bàn thờ Bồ Tát, thờ Phật không nên đặt tiền giấy, vàng mã.

– Nếu cúng tiền thật, bạn nên để vào trong hòm công đức.

4. Cách thức đi lễ Phủ Tây Hồ

bai van khan phu tay ho 7

Trình tự lễ theo các ban tại Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ gồm có 4 ban là lầu cô, lầu cậu, Điện Sơn Trang và Phủ Chính. Khi đi lễ thì bạn nên làm theo cách thức sau:

– Bước 1: Lễ ở Phủ chính

– Bước 2: Làm lễ ở Điện Sơn Trang

– Bước 3: Cuối cùng làm lễ ở lầu cô, lầu cậu

5. Điều cần lưu ý khi lễ ở Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là nơi nổi tiếng về lễ cầu may nên mọi người thường đi lễ Phủ Tây Hồ để cầu may mắn và bình an. Nhưng khi đến Phủ Tây Hồ thì bạn cần chú ý các điều sau đây:

– Dâng lễ và thắp hương theo đúng thứ tự.

– Dùng 2 tay và cẩn thận khi dâng lễ lên bàn thờ.

– Nên làm lễ mặn và lễ chay ở nhà, nhất là vào dịp Tết nguyên đán.

– Không dâng vàng mã và lễ mặn ở ban thờ Phật.

– Hạ lễ theo thứ tự từ ban ngoài rồi tới ban chính.

– Hóa tiền vàng cần hóa theo thứ tự từ ban chính tới những ban khác.