Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề Tóc – Tìm đáp án, giải bài tập, để học tốt

Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề Tóc là một nghi thức thường niên được tổ chức vào ngày 15 hoặc 16.3 âm lịch. Đây là dịp để các thợ làm tóc tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã truyền lại các nghề làm đẹp cho mọi người. Dưới đây là cách cúng, các bài văn khấn và lễ vật cho các bạn tham khảo.

Nguồn gốc lễ cúng tổ nghề tóc

Theo truyền thuyết các cụ ngày xưa kể rằng: Một hôm đẹp trời, có hai ông cụ ngồi ở quán nước đầu làng và than vãn với nhau rằng. Ở làng này đa phần là nghề của đàn bà con gái (như nghề nhuộm nâu non, nghề may cổ yếm, nghề nhuộm vải,…) Chẳng có cái nghề nào phù hợp với cánh đàn ông.

Lúc có một cụ nhanh chóng đáp lại, “thế cụ thích nghề gì?” Cụ nọ mới đáp: “Cái nghề gì mà không cần quá nhiều công sức nhưng bảo sao họ làm vậy”. Thế rồi cụ lại đáp: “Tưởng chi khó khăn, đó là nghề vít đầu cố thiên hạ, tức là nghề thợ cạo”.

Về sau đàn ông con trai trong làng phát triển cái nghề này. Lúc này hỏi ra mới biết cụ ông chỉ bảo cái nghề tóc chính là thầy Địa Lý Tả Ao. Quê của ông gần với cụ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du.

Mãi đến năm 1980, người dân trong làng phát hiện 1 một miếng bia nhỏ có ghi dòng chữ nho về các nghề làm đẹp cho mọi người. Từ đó để tưởng nhớ công lao chỉ dẫn của cụ, người dân tổ chức cúng lễ tổ nghề tóc vào ngày 15 – 16/3 âm lịch.

Cúng tổ nghề tóc vào ngày nào?

Cứ đến ngày 15 – 16/3 âm lịch hằng năm, những ai đã và đang làm nghề tóc đều tổ chức lễ cúng tổ nghề. Đây là ngày để các thợ làm tóc tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đi trước đã lưu truyền cái nghề làm đẹp cho con cháu.

Không những thế, lễ cúng nhằm cầu mong tổ nghề phù hộ, mang lại nhiều may mắn trong lúc làm nghề. Mong tổ nghề ban phước đưa khách đến tiệm thật nhiều, giúp thợ tóc ngày càng yêu nghề và gắn bó lâu dài với nghề.

Lễ vật cúng tổ nghề làm đẹp

Trước khi cúng tổ nghề trang điểm, làm tóc,… gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật thật tươm tất và bày trí gọn gàng. Tùy theo văn hóa vùng miền mà mâm lễ vật cúng khác nhau. Dù ít hay nhiều nhưng mâm lễ vật cúng tổ nghề làm tóc bao gồm:

  • 1 bình hoa tươi
  • 1 đĩa trái cây tươi
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 hũ gạo +1 hũ muối
  • 1 con gà luộc, có thể thêm đầu heo, heo quay nguyên con,…
  • Vàng mã cúng tổ nghề

Tùy theo điều kiện mỗi người thợ làm tóc mà mâm lễ vật cúng tổ nghề khác nhau. Quan trọng là lòng thành tâm mà người thợ làm đẹp dâng lên các vị tiền tối đã lưu truyền nghề làm tóc.

Văn khấn cúng tổ nghề tóc

Sau khi chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ và tươm tất. Người thợ hãy bày trí ngay vị trí làm tóc. Sau đó hãy thắp hương và đọc bài văn khấn cúng tổ nghề làm tóc. Cầu mong tổ nghề phù hộ mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Mong tổ nghề ban phước lành, cửa tiệm làm đẹp thêm đông khách.

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………

Ngụ tại…………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Thường vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm, mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ nghề may ngày càng trở thành thông lệ và là một cách hàng xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc chúng ta.