Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

̀m thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người không hề biết được sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu. Thực tế là đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua. Giáo viên cần đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người. Vấn đề này có thể xen vào bài “Hợp chất của cacbon”(lớp 11).
VÍ DỤ 30. Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ?
Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dể bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. 
Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta không còn dùng xăng pha chì nửa.
Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung “Dầu mỏ”( lớp 11) giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của việc pha chì vào xăng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
VÍ DỤ 31. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở nên thông dụng. Nhưng để giải thích được vì sao cồn có khả năng sát khuẩn thì không phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giải thích thì sẽ rất hứng thú vì hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hóa học. Giáo viên có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài “Ancol” (lớp 11).
VÍ DỤ 32. Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm ?
Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng( bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra. 
Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội phạm. Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí trong bài “Iot” (. lớp 10 .) hoặc bài “Lipit (chất béo)”( . lớp 12).
VÍ DỤ 33. “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy phần Cacbon đioxit (lớp 11).
VÍ DỤ 34. Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng người ta ngửi thấy mùi khai ?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động:
NH3 + H2O NH4+ + OH- ( pH < 7, nhiệt độ thấp)
NH4+ + OH- NH3 + H2O ( pH > 7, nhiệt độ cao)
Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng “Amoniac”( lớp 11) hay “phân urê” ( lớp 11) nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên này.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
a/ Hiệu quả kinh tế
-Qua áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi đã dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng hình ảnh, đoạn phim,  có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu và đã đạt được kết quả rất tốt,Thời gian truyền đạt một vấn đề đã giảm đi rất nhiều mà học sinh vẫn hiểu bài , lại nhớ lâu , hứng thú học hơn , yêu môn hóa 
-Ngoài ra khi làm bài trắc nghiệm , nhất là các câu hỏi lí thuyết , học sinh nhớ các vấn đề này rất tốt và làm tốt với thời gian ngắn
-Đề tài đã được nhiều đồng nghiệp áp dụng và đều thấy có hiệu quả
b/ Hiệu quả xã hội
Qua 1 năm nghiên cứu đề tài và thực tế áp dụng trong giảng dạy tôi thấy việc lồng ghép vấn đề nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn giảng dạy kết hợp với nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định : Học sinh trở nên thích học hóa hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi lại đến hỏi tôi. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hòa trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, tạo điều kiện học sinh tiếp thu bài tốt hơn. 
c/ Tính sáng tạo của sáng kiến
Thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều, " Nó như thứ gia vị trong đời sống " làm cho bài giảng sôi nổi hơn , sinh động hơn.Tuy nhiên việc áp dụng của đề tài vào từng bài giảng còn phụ thuộc vào người chế biến cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt. Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là đó điều không dễ.
d/ Hiệu quả về giáo dục
	Tôi đã thực hiện sáng kiến trên 2 lớp khối 12 và 2 lớp khối 11. Trong đó mỗi khối tôi thực hiện sáng kiến trên 1 lớp và 1 lớp đối chứng. Sau khi thực hiện với kết quả rõ rệt làm tăng tỉ lệ học sinh yêu thích môn học và có nhận thức tốt hơn, kết quả cao hơn.
Lớp
Tinh thần học tập
Tỉ lệ học sinh trên trung bình
Tỉ lệ học sinh dưới trung bình
12 A1
Lớp thực hiện
sáng kiến
Sôi nổi, hăng hái phát biểu và hay hỏi về các hiện tượng
96%
4%
12 A2
Lớp đối chứng
Còn trầm, ít phát biểu và hầu như không có điều gì hỏi về các hiện tượng
75%
25%
11 A1
Lớp thực hiện
 sáng kiến
Sôi nổi, hăng hái phát biểu và hay hỏi về các hiện tượng
97%
3%
11 A2
Lớp đối chứng
Còn trầm, ít phát biểu và hầu như không có điều gì hỏi về các hiện tượng
79%
21%
Trong việc nghiên cứu sáng kiến này tôi đã áp dụng vào thực tế việc giảng dạy của mình và đã đạt được hiệu quả nhất định.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của tất giáo viên chúng ta, những người có trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người "thắp sáng ngọn lửa" chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh. Trong nội dung sáng kiến: ."Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống. " tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. 
Đề tài giúp việc hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.Tuy nhiên thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều nhưng nội dung lại rất thiết thực. 
 II. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
 	- Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang là vấn đề bức xúc. Để dạy hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau:
 	+ Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hóa học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hoá học, để thu hút được học sinh.
 	+ Ngành giáo dục cần phải đầu tư trang thiết bị dạy và học tốt hơn cho tương xứng với thế hệ học trò và thời cuộc,. Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, phát huy được tốt hiệu quả giờ dạy
 	+ Với thực trạng học hóa học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hóa học trong thời kì mới.
 	 -Nếu có điều kiện tôi rất mong được phát triển sâu hơn về đề tài này, xây dựng nhiều hơn nữa các dạng bài tập có liên quan đồng thời mở rộng cho tất cả các chương bài trong toàn bộ chương trình hóa học phổ thông theo nhiều hướng khác nhau như:
 	-Xây dựng các bài tập thực tiễn theo các chương bài nhưng cụ thể cho từng vấn đề
 	-Phát triển các đề tài về sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học nhằm đưa ra những phương pháp sử dụng hiệu quả nhất hệ thống bài tập đã được xây dựng; vừa đảm bảo nội dung sách giáo khoa, vừa tăng được hứng thú học tập cho học sinh và đạt được mục tiêu kết hợp lý thuyết với thực hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn. 
 	-Xây dựng các hình thức tổ chức ngoại khóa về các vấn đề liên quan đến hóa học trong nhà trường.
 Trong quá trình thực hiện sáng kiến, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian đầu tư có hạn nên chưa đề cập hết mọi hiện tượng có liên quan trong từng tiết dạy. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót kính mong các quý thầy, cô, các đồng nghiệp, đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
	, ngày 01 tháng 01 năm 2015
 Tác giả 
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo Dục)
2.HOÁ HỌC VUI (Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật HÀ NỘI – 1998)
	PGS.PTS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
3.SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo dục)
4.CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG
 Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
5.BỘ SÁCH TRI THỨC TUỔI HOA NIÊN THẾ KỈ XXI HÓA HỌC 
 ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Từ Thu Hằng; NXB Văn Hóa-Thông Tin 2001)
6.CHÌA KHOÁ VÀNG HOÁ HỌC
	 Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
	 Biên dịch : Trần Thị Ái – Từ Văn Mặc
7. HÓA HỌC THẬT DIỆU KỲ ( Tập 1)
 Vũ Bội Tuyền ( Chủ biên); NXB Thanh Niên 2001
8.MỘT SỐ TÀI LIỆU TRÊN MẠNG INTERNET
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ TỔ CHUYÊN MÔN
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA ĐƠN VỊ
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................