Vai trò và vị trí của Marketing trong hoạt động kinh doanh: – 123docz.net

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MARKETING MIX ĐẾN KHÁCH HÀNG TRƯỚC KHI RA QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM GẠCH MEN LÁT NỀN TẠI CÔNG TY TNHH PHƯỚC LOAN

Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều muốn gắn hoạt động kinh doanh của
mình với thị trường. Với những tính ưu việt của mình, Marketing không chỉ phát huy
trong lĩnh vực thương mại mà ngày được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực phi thương
mại khác. Marketing đã kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường,
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp định hướng theo thị trường.

Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị kinh doanh của doanh
nghiệp. Marketing làm cho khách hàng và người sản xuất xích lại gần nhau hơn. Ngoài
ra, nó còn có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp một cách nhịp nhàng. Nhờ Marketing mà doanh nghiệp có thể nhận
biết nhu cầu của khách hàng, thậm chí kích thích và tạo ra những nhu cầu mới cho
khách hàng. Marketing còn giúp doanh nghiệp thông tin đến khách hàng về công ty, về
sản phẩm và giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, quyết định mua sắm sản
phẩm. Rõ ràng Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp thông tin đến khách hàng mà
còn giúp họ thu được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, để có những thay
đổi kịp thời nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, Marketing là một
trong những công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp có được vị thế trên thị trường.

Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, có nghĩa là tìm hiểu là làm thõa mãn
các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Chiến lược Marketing được xem là quan
trọng nhất trong chiến lược kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu chung của doanh
nghiệp.

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ
cạnh tranh càng cao. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải định
hướng theo thị trường một cách năng động, linh hoạt. Khi khách hàng trở thành người
quyết định cuối cùng đối với sự sống còn của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải
nhận thức được vai trò của khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi

làm hài lòng, thõa mãn nhu cầu của khách hàng và khi đó, Marketing trở thành yếu tố
then chốt để đi đến thành công của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoạt động không thể tách rời khỏi thị tường, họ cũng không hoạt
động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường, với môi trường bên ngoài
của công ty. Do vậy, bên cạnh các chức năng như: tài chính, sản xuất, quản trị nhân sự
thì chức năng quan trọng không thể thiếu được để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển đó là chức năng quản trị Marketing – chức năng kết nối các hoạt động của
doanh nghiệp với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài để đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy nhu cầu của khách
hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh.

Marketing giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Marketing tạo ra sự kết nối tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp vì mục tiêu chung, hướng vào thị trường. Marketing là cầu
nối giữa doanh nghiệp và thị trường, những nghiên cứu kỹ năng hoạt động Marketing sẽ
giúp cho các doanh nghiệp xác định đúng đắn hơn nên sản xuất sản phẩm gì, chất lượng
ra sao, giá cả bao nhiêu, phân phối như thế nào và làm thế nào để khách hàng biết đến.

Chương II