Vai trò của nước đối với Trái Đất, thực trạng và các giải pháp bảo vệ nguồn nước
Nước hiện hữu ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Chiếm đến gần ¾ diện tích bề mặt trái đất chính là nước. Vai trò của nước đối với sự sống hiển nhiên là không cần phải bàn cãi. Không chỉ chúng ta hay các sinh vật khác mà ngay cả trái đất muốn tiếp tục tồn tại và phát triển đều cần đến nước.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về những lợi ích mà nước mang lại qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Vai trò của nước
Tìm hiểu vai trò của nước đối với Trái Đất
Ai cũng biết rằng vai trò của nước là rất quan trọng. Vậy, cụ thể thì nước ảnh hưởng đến những đối tượng nào?
Vai trò của nước đối với trái đất
Đối với sự hình thành và duy trì của trái đất, vai trò của nước là rất quan trọng. Nước có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ, giúp cho trái đất luôn giữ hoạt động ổn định. Khi nhiệt độ của trái đất lên cao, nước có khả năng làm dịu mát lại và khi nhiệt độ của trái đất xuống thấp, nước lại có nhiệm vụ làm trái đất ấm lên.
Nhờ nước, trái đất luôn đảm bảo được hoạt động bình thường, đúng theo quỹ đạo có sẵn, giúp hỗ trợ duy trì sự sống của muôn loài trên bề mặt.
Mặt khác, vai trò của nước còn được thể hiện khi hạn chế những dư chấn, tác động của núi lửa phun trào. Nước sẽ bổ sung độ ẩm và hỗ trợ trái đất hoạt động tốt hơn.
Vai trò của nước với con người
Không cần phải bàn cãi thêm khi đối với đời sống con người, nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước chiếm tới ⅔ cơ thể người trưởng thành. Mỗi ngày, con người cần một lượng nước nhất định để nạp vào cơ thể nhằm bổ sung oxy cho cơ thể, duy trì hoạt động trao đổi chất.
Hơn nữa, nước chính là nguồn cung cấp thiết yếu cho các hoạt động sản xuất của con người. Các hoạt động như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng điện,… không thể diễn ra bình thường nếu thiếu nước.
Trong sinh hoạt hàng ngày, con người sử dụng nước trong các hoạt động như tắm gội, giặt giũ, đánh răng, rửa mặt,… Chỉ cần một ngày không có nước thôi là cuộc sống của chúng ta đã bị đảo lộn.
Vai trò của nước với các sinh vật
Đối với các sinh vật trên trái đất, vai trò của nước cũng vô cùng thiết yếu. Không một sinh vật nào trên trái đất có thể tại mà không có nước. Nước là nguồn chính để duy trì sự sống. Không chỉ vậy, nước góp phần lớn trong môi trường sống của giới thủy sinh, tảo biển, các vi sinh vật sinh sống dưới nước,…
Thực trạng sử dụng nước hiện nay
Thực trạng của việc sử dụng nước hiện nay
Việt Nam là đất nước có nền kinh tế đang phát triển với nhu cầu sử dụng nước không quá cao. Theo nghiên cứu, nước ta mới chỉ khai thác được 500 m3 / người / năm, tương đương với 3% lượng nước tự nhiên và chủ yếu là nguồn nước mặt của dòng sông. Lượng nước này được sử dụng phần lớn cho sản xuất nông nghiệp. Cụ thể hơn, người ta mới khai thác đưa vào sử dụng khoảng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% của diện tích mặt nước ngọt.
Trong đó, nước nguồn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt của người dân. Tốc độ tăng dân số và đô thị của nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn tăng ngày càng nhanh.dẫn đến lượng nước dùng trong sinh hoạt cũng tăng. Tại khu vực thành thị, các nhà máy cấp nước được xây dựng đảm bảo cung cấp nước đầy đủ nước cho sinh hoạt.
Đồng thời, nước cống từ hệ thống nước thải sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp làm ô nhiễm đô thị. Rộng hơn, tình trạng ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước nói chung và nước sạch nói riêng ngày càng trở nên nhức nhối. Trong khi đó, khả năng kiểm soát tác nhân gây ô nhiễm vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả. Các hành vi chặt phá rừng trái phép, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động xấu đến tài nguyên nước trầm trọng.
Đất nước ta với sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn đã để tình trạng sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến nguồn nước ở sông, hồ bị nhiễm độc, ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp với một số ngành nghề như dệt may, sản xuất giấy đã thải nguồn khí và nước chứa hàm lượng xyanua lớn vào hệ thống chung làm ô nhiễm nguồn nước.
Giải pháp giúp bảo vệ nguồn nước
Vai trò của nước đối với vạn vật là không thể thay thế. Tuy nhiên, nguồn nước lại có bị ô nhiễm cũng như cạn kiệt bất cứ lúc nào. Để các thế hệ sau này vẫn có nguồn nước đảm bảo để sử dụng, chúng ta cần chung tay tìm những giải pháp để cùng bảo vệ nguồn nước ngay từ bây giờ.
Bảo vệ nguồn nước sạch
Để được coi là nước sạch thì nguồn nước phải đảm bảo độ trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các mầm bệnh và chất gây hại cho sức khỏe, không tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng.
Nước sạch có thể đến từ nhiều nguồn như nước giếng khoan, nước mưa, hệ thống cung cấp nước tập trung,…Nước dù được lấy từ nguồn nào cũng phải quay xử lý trước khi sử dụng, không nên uống trực tiếp.
Các giải pháp giúp bảo vệ nguồn nước
Nước sạch là tài nguyên quý giá hữu hạn nên mỗi người sử dụng đều phải có ý thức trong bảo vệ, khai thác, tiết kiệm.
Đối với các hộ gia đình, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đơn giản như đun sôi nước, lọc nước để có nước sạch dùng trong sinh hoạt. Đồng thời, vứt rác cũng như xả thải đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ nguồn nước chung.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cần phải đánh giá từ mức độ phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác cho đến nguồn nước cấp và tốc độ gia tăng dân số trong ngắn hạn. Trong trường hợp thực hiện canh tác trên đất phèn phải tuân theo hướng dẫn kỹ thuật để tránh để rò rỉ các độc tố trong đất ra nguồn nước mặt từ quá trình thau rửa phèn. Cần khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng đất và nước.
Thay đổi nhận thức cộng đồng
Để vai trò của nước luôn được thực hiện hiệu quả thì mỗi người chúng ta cần tự giác thực hiện bảo vệ nguồn nước từ những hành động nhỏ nhặt nhất.
Đầu tiên, để giải pháp có kết quả, cần có sự kết hợp giữa Ban quản lý các án cùng với cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện, theo dõi tiến độ thi công, giám sát các công trình. Khi phát hiện có tình trạng ô nhiễm cần đề xuất phương án và giải quyết kịp thời. Sau đó, tuyên truyền đến người dân về những kế hoạch, tiến độ và lợi ích các dự án, công trình đến người dân.
Các cá nhân và hộ gia đình cần tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương và các cơ quan chức năng. Không xả thải các chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, chất thải rắn ra các nguồn nước xung quanh như ao, hồ, kênh, rạch.
Ngoài ra, các nhà ở phía lòng kênh phải được di dời vào phía trong để ngăn tình trạng xả thải xuống lòng kênh. Các khu tái định cư khi xây dựng phải thiết kế hệ thống thu gom xử lý rác thải, nước thải và hệ thống cấp nước sinh hoạt hợp lý nhằm tránh tình trạng xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Hơn nữa, các địa phương cần xây dựng và duy trì việc thu thập, phân tích thường xuyên chất lượng nước sử dụng trong vùng.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp đến các bạn những kiến thức tổng quát nhất về Vai trò của nước. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ bổ ích với các bạn và có thể áp dụng vào những trường hợp cần thiết.