Vai trò của cây xanh đối với các dự án nhà ở đô thị
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, nhu cầu tận hưởng những không gian công viên cây xanh của cư dân đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết. Ảnh: Minh Thi
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng với nhiều dự án hạ tầng cơ sở cũng như nhà ở đang mọc lên. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng chật chội thì nhu cầu tận hưởng những không gian xanh của cư dân đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng với nhiều dự án hạ tầng cơ sở cũng như nhà ở đang mọc lên. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng chật chội thì nhu cầu tận hưởng những không gian xanh của cư dân đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Tuy nhiên, tỉ lệ cây xanh cũng như quy hoạch mảng xanh trong phát triển đô thị nói chung và các dự án nhà ở nói riêng vẫn còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Việc trồng cây xanh ở những nơi công cộng vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp ở từng công trình, từng địa phương.
Thực tế, tại các khu dân cư hiện nay, mảng xanh, cây xanh chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đồng thời, ở các dự án khu dân cư mới, chủ đầu tư đa số thường chỉ tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật mà chưa chú trọng đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh theo quy hoạch.
Cụ thể, đất để trồng cây xanh trong các đô thị mới chỉ đạt 0,5 m2/người. Tại Hà Nội và TPHCM, chỉ tiêu này cũng không quá 2 m2/người, chỉ mới bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới (khoảng 20 m2-25 m2 cây xanh/người) và bằng 2/7 tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008. Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình. Tại các đô thị nhỏ, cây xanh chưa thành hệ thống, chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỉ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp so với yêu cầu.
Với thiết kế hài hòa cùng nhiều mảng xanh, dự án Sunrise City South của Novaland giúp người dân sống tích cực, cảm thấy thư giãn, thoải mái tại nơi mình sinh sống sau một ngày làm việc. Ảnh: Minh Thi
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TPHCM, những năm gần đây, diện tích mảng xanh của Thành phố chủ yếu phát triển theo các công trình, dự án về giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Việc phát triển này chưa theo kịp sự phát triển của đô thị, nhất là đối với các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh như các Quận: 2, 7, 9, Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè…
Vai trò của cây xanh đô thị và khu dân cư
Không gian xanh đóng góp một cách tích cực để tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và môi trường sống không những cho mỗi cá nhân mà còn cho cộng đồng dân cư trong đô thị.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3-3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20-50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17-57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40-50% cường độ bức xạ mặt trời.
Đặc biệt, cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong không khí đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30-60%. Trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1.000 kg CO2 và thải ra 730 kg O2 mỗi ngày. Như vậy, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m² cây xanh hoặc 25m² thảm cỏ để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống.
Đối với các dự án chung cư, hệ thống cây xanh giúp giảm tới 20-25% chi phí sử dụng năng lượng hằng năm cho một gia đình sống ở căn hộ chung cư qua việc điều hòa không khí; chắn gió, giảm tiếng ồn và tăng chất lượng không khí; giảm tải cho hệ thống thoát nước mưa đô thị, các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt, làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước mặt và tăng trữ lượng nước ngầm.
Ngoài ra, cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan chung cư đô thị. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc chung cư cũng như cảnh quan chung của khu đô thị.
Sự thay đổi nhận thức của các nhà đầu tư dự án
Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống, hướng đến phát triển bền vững, hiện nay, nhiều nhà đầu tư bất động sản đã luôn ý thức được vai trò “lá phổi” của cây xanh để điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh tại các dự án nhà ở chung cư và khu du lịch nghỉ dưỡng.
Những năm gần đây, TPHCM đã hình thành nhiều khu dân cư mới tại các quận nội thành phát triển và huyện ngoại thành. Tại các khu dân cư này, ngoài hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ thì hệ thống các khu công viên cây xanh trong khu ở cũng được quan tâm xây dựng và bố trí hợp lý, phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao chất lượng sống của cư dân tại khu vực.
Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản là Tập đoàn Novaland. Trong quá trình phát triển, tập đoàn luôn ý thức nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Với mục tiêu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường hướng đến bền vững, chiến lược của Novaland là tập trung đầu tư vào các dự án xanh và bền vững ngay từ giai đoạn chọn lựa dự án đầu tư, thiết kế cho đến giai đoạn thi công và vận hành.
Tại dự án Aqua City (Đồng Nai) của Tập đoàn Novaland, chỉ tiêu cây xanh ước tính hơn 15 m2/người. Ảnh: Minh Thi
Nhắc đến Novaland là biết đến một trong những doanh nghiệp bất động sản tiên phong áp dụng hệ thống công trình xanh EDGE của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thiết kế và thi công dự án với mục tiêu giảm tối thiểu 20% đối với nguồn vật liệu, mức năng lượng tiêu thụ, mức tiêu thụ nước. Công tác giám sát tác động tới môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như năng lượng, nước, giảm thiểu tiếng ồn… góp phần vào việc vận hành lâu dài và phát triển bền vững của Tập đoàn.
Một dự án điển hình về tỉ lệ cây xanh, mảng xanh đạt chuẩn mực cao của Novaland là dự án Aqua City (Đồng Nai) với chỉ tiêu cây xanh ước tính hơn 15 m2/người, cao hơn so với chỉ tiêu tại TPHCM 0,5-1 m2/người.
Không chỉ có tỉ lệ cây xanh cao mà việc lựa chọn từng loại cây cho phù hợp về cảnh quan, khí hậu để tác động tốt đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người cũng được tập đoàn xem xét kỹ lưỡng. Bên canh đó, việc bố trí các mảng xanh trong dự án không chỉ tạo ra môi trường tự nhiên trong lành mà còn tạo ra cảnh quan đẹp, môi trường sống lành mạnh, trong lành cho cư dân.
Để chủ động có nguồn cây xanh phục vụ dự án Novahills Mui ne Rerost &Villas tại Bình Thuận, Novaland đã thiết lập vườn ươm ngay tại địa phương, tiến hành cải tạo chỉnh trang khu công viên phía trước dự án để tạo điểm nhấn cho địa phương cũng như bảo đảm tiêu chí công trình xanh.
Tiếp đến, khi nói về việc đầu tư bài bản cho cây xanh, mảng xanh, không thể không nhắc đến dự án Ecopark (Hưng Yên). Khu phức hợp này đã sở hữu hơn 1 triệu cây xanh cỡ lớn, phân bổ trên khuôn viên 100 ha cây xanh và mặt nước. Tính bình quân, cứ một cư dân ở Ecopark sẽ sở hữu riêng 120 cây xanh.
Hệ thống cây xanh tại đô thị Ecopark hiện diện dày đặc khắp mọi nơi theo cấu trúc 3 tầng, 3 lớp. Tại đô thị này, hơn 10 năm qua, chủ đầu tư liên tục phát triển hàng loạt hệ thống vườn ươm quy mô lớn để cung cấp cây xanh cho khu đô thị. Không khí tại Ecopark được thanh lọc bởi hàng loạt công viên khổng lồ với hàng triệu cây xanh như công viên hồ Thiên Nga, công viên Mùa Xuân, công viên Mùa Hạ, công viên Mùa Thu. Tất cả các khu dân cư tại Ecopark đều được thiết kế bên các công viên, sân golf rộng lớn.
Ths. Nguyễn Ngọc Hùng