Uống nước mưa có tốt không? Cách dùng nước mưa hiệu quả
Sử dụng nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống là thói quen phổ biến ở nhiều vùng nông thôn, làng xã. Tuy nhiên, uống nước mưa có tốt không, nước mưa có thực sự sạch không là thắc mắc không phải ai cũng biết. Cùng tìm lời giải đáp chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Uống nước mưa có tốt không?
Uống nước mưa có tốt không?
Nước mưa được hình thành dựa trên cơ chế hơi nước bốc lên gặp lạnh ngưng tụ thành mây. Mây lên cao gặp lạnh, các hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa.
Ở các vùng nông thôn, người dân vẫn có thói quen hứng nước mưa từ mái tôn, mái nhà theo đường ống dẫn xuống bể chứa nước mưa chỉ qua một tấm vải lọc sơ sài.
Nhiều người cho rằng nước mưa sạch và tinh khiết vì từ trên trời rơi xuống tự nhiên, không nhiễm các tạp chất độc hại. Điều này chỉ đúng với trước đây, khi toàn cầu hoá chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp chưa xuất hiện nhiều.
Trong thời buổi ngày nay, công nghiệp hoá – hiện đại hoá phát triển mạnh, cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngày một nghiêm trọng khiến người dùng lo lắng, liệu nước mưa có còn thật sự sạch và an toàn.
Những giọt mưa rơi xuống sẽ cuốn theo các bụi bẩn, vi khuẩn lơ lửng trong không khí, các chất gây ô nhiễm có trong bầu khí quyển. Điều này lý giải tại sao sau mỗi cơn mưa, không khí thường trở nên rất tươi mát, thoáng đãng do bầu khí quyển được làm sạch.
- Nước mưa có chứa axit do trong quá trình rơi xuống cuốn theo các khí độc như SO2, H2S, NOx có trong bầu khí quyển tạo ra các axit HNO3, H2SO4.
- Nước mưa chứa các tạp chất như bụi bẩn, vi khuẩn, axit và các tạp chất độc hại khác tuỳ thuộc vào nơi nó đi qua.
- Nước mưa tại các khu công nghiệp chứa nhiều hoá chất độc hại do quá trình sản xuất gây ô nhiễm nặng nề.
- Nước mưa có tính axit cao gây ăn mòn các vật dụng có chất liệu bằng nhôm, thiếc,…
Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống trực tiếp nước mưa do trong nước mưa tồn tại vi khuẩn, axit, thậm chí các hoá chất độc hại vô tình xâm nhập vào nước mưa trong quá trình rơi xuống đất.
Nước mưa có sạch hơn nước máy không?
Nước mưa có sạch hơn nước máy không?
Nước máy còn gọi là nước thuỷ cục được xử lý qua hệ thống lọc cơ bẩn, loại bỏ các chất cặn bẩn, đất sét, bùn, vi khuẩn,…trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt.
Trong nước máy vẫn chứa Clo để khử trùng và các kim loại nặng, vi sinh vật, cho nên nước thuỷ cục chỉ đủ đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt, không an toàn dùng uống trực tiếp.
Nước mưa bản chất là thuần khiết vì được hình thành từ hơi nước. Tuy nhiên, trong quá trình tạo mưa rơi xuống, tiếp xúc và mang theo những bụi bẩn, khí độc, vi khuẩn thậm chí là các hoá chất độc hại từ khí thải của nhà máy, khu công nghiệp.
Nước mưa tại các vùng nông thôn, vùng núi không bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí thường sẽ sạch hơn tại các vùng đô thị phát triển.
Sử dụng nước mưa nhiễm khuẩn sẽ khiến:
- Cơ thể bị thiếu khoáng chất, thiếu dinh dưỡng.
- Hệ thần kinh bị tổn thương vì bản chất nước mưa thiếu sắt, muối và canxi.
- Hệ hô hấp, đường tiêu hoá, đường ruột có thể bị nhiễm giun sán gây cúm, sốt,…
- Sử dụng để tắm giặt thường xuyên sẽ gây các triệu chứng viêm da, mẩn ngứa, nấm,… làm tổn thương da nghiêm trọng.
Thật khó để đánh giá nước mưa sạch hay nước máy sạch. Dù là nước mưa hay nước máy thì đều không nên sử dụng uống trực tiếp khi chưa qua hệ thống lọc xử lý. Để đảm an toàn sức khỏe người dùng, cần sử dụng thêm máy lọc nước để lọc sạch những gì còn tồn dư trong nước trước khi muốn uống trực tiếp.
Cách sử dụng nước mưa hiệu quả
Ngoài hiểu thêm về uống nước mưa có tốt không, bạn cũng cần phải biết cách sử dụng nước mưa để đem lại hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu những tổn thương không đáng có đến sức khoẻ.
Cách sử dụng nước mưa hiệu quả
Cách hứng nước mưa
- Không lấy nước mưa đầu mùa, nên lấy sau khi mưa được khoảng 10-15 phút, vì lúc này, bầu khí quyển đã được làm sạch.
- Không hứng nước mưa ở các khu vực đang bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt gần các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất,…sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.
Thùng chứa nước mưa
- Tuyệt đối không hứng nước trực tiếp từ mái nhà, mái tôn,…vì đó là nơi tích tụ rất nhiều các vi khuẩn gây hại.
- Không chứa nước mưa trong các thùng không có nắp đậy, chậu, xô làm bằng các chất liệu dễ bị ăn mòn như tôn, kẽm, chì, sắt, nhôm,…
- Nên thường xuyên đánh rửa các thiết bị đựng nước mưa để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn cũng như không bị các loại ký sinh trùng trong thùng đựng nhiễm vào nước.
Cách xử lý nước mưa
Tại sao phải xử lý nước mưa trước khi dùng?
Nước mưa là nguồn nước tự nhiên vô hạn, tận dụng nước mưa để sử dụng là phương án tối ưu giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước. Tuy nhiên, sử dụng nước mưa không đúng cách cũng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khoẻ.
- Bệnh ngoài da: Nước có tính axit dễ làm da bị tổn thương như: nổi mụn nhọt. mẩn ngứa, dị ứng,…trong quá trình sử dụng.
- Bệnh đường tiêu hoá: Sử dụng nước mưa trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, đường tiêu hoá và đường ruột,…nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Bệnh đường hô hấp: Nếu dừng nước mưa nhiễm bẩn nặng sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, sốt hoặc ho,…
- Thiếu hụt khoáng chất: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nếu sử dụng nước mưa sẽ dễ bị còi cọc, kém phát triển do trong nước mưa không chứa khoáng chất có lợi.
Tại các thành phố phát triển, khu công nghiệp, khu đô thị, sau mỗi trận mưa, nước mưa trút xuống kéo theo vô số vi khuẩn độc hại kèm rác thải. Nếu không được xử lý kịp thời, người dùng tiếp tục sử dụng theo thói quen sẽ gây ra tác động không tốt tới sức khoẻ.
Nước mưa chưa thật sự sạch và an toàn để dùng uống trực tiếp, do vậy có thể xử lý bằng những cách sau:
- Sử dụng hoá chất kiềm như nước vôi trong hoặc dùng bể lọc chứa cát lọc chuyên dụng để xử lý nước mưa.
- Dân gian đã từng nói “Ăn chín uống sôi”, vì thế đun sôi nước là cách dùng truyền thống giúp diệt khuẩn, loại bỏ mầm bệnh gây hại trong nước hiệu quả. Nhưng cách này khá tốn thời gian, tốn chi phí mà thành quả thu được lại không nhiều. Hơn nữa, trong quá trình đun nấu vẫn phát sinh các vi sinh vật gây hại do tiếp xúc với các chất hoá học, hoặc có nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn từ môi trường xung quanh.
- Sử dụng máy lọc nước để đem lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Máy lọc giúp lọc sạch tạp chất gây hại, kim loại nặng, vi khuẩn và các chất hoá học. Đồng thời giúp bổ sung kiềm, axit, tạo khoáng nhằm bổ sung vi lượng cho cơ thể.
Trên thị trường hiện nay, máy lọc nước được cung cấp bởi rất nhiều cơ sở kinh doanh nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo chất lượng.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp máy lọc nước uy tín, chính hãng thì hãy nhớ ngay đến Điện máy Sakura – nơi kiến tạo không gian sống ấm áp.
Hi vọng rằng với tất cả những thông tin ở trên về uống nước mưa có tốt không, cách sử dụng nước mưa hiệu quả sẽ giúp bạn điều chỉnh được thói quen sử dụng nước mưa, bảo vệ an toàn cuộc sống gia đình.