Tuần 12 – Chính tả Nghe – viết: Cảnh đẹp non sông và Phân biệt tr/ch, at/ac – Tiếng Việt 3

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1 (trang 101 sgk Tiếng Việt 3): Nghe – viết: Cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ… đến hết).

? – Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

  – Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao:

    + Dòng 6 chữ bắt đầu viết từ đâu?

    + Dòng 8 chữ bắt đầu viết từ đâu?

    + Hai dòng cuối bài chính tả được trình bày thế nào?

Gợi ý:

  • Trong bài chính tả có các tên riêng như: Nghệ, Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.

  • Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao

    :

    • Dòng 6 chữ bắt đầu viết từ ô thứ 2.

    • Dòng 8 chữ bắt đầu viết từ ô đầu tiên.

    • Hai dòng cuối bài chính tả đều viết cách lề 1 ô li.

Câu 2 (trang 101 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

– Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng.

– Làm cho người khỏi bệnh.

– Cùng nghĩa với nhìn.

b) Chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau:

– Mang vật nặng trên vai.

– Có cảm giác cần uống nước.

– Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp.

Gợi ý:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

  • Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng: chuối.

  • Làm cho người khỏi bệnh: chữa chạy.

  • Cùng nghĩa với nhìn: trông.

b) Chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau:

  • Mang vật nặng trên vai: vác.

  • Có cảm giác cần uống nước: khát.

  • Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp: thác.