Truyện Kiều và sức sống vượt thời gian
Trong mọi “ngõ ngách” đời thường
Sức sống của truyện Kiều trong đời sống người dân Việt Nam được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong đời sống dân gian, nhiều câu thơ trong truyện Kiều được nhân dân truyền miệng, vận dụng và dần trở thành một lối hành văn biểu đạt ý nghĩa sâu sắc. Nhiều nhân vật trong truyện Kiều trở thành khuôn mẫu điển hình mang tính biểu trưng cao, thậm chí còn xuất hiện những hình thức như tập Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều hay đố Kiều. Huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du còn nổi tiếng với một loại hình diễn xướng là trò kiều. Được chuyển tác từ truyện Kiều, trò Kiều là hình thức hát, diễn xuất và làm trò với những nội dung là những điển tích điển cố trong truyện Kiều.
Còn đối với các loại hình biểu diễn chuyên nghiệp, truyện Kiều cũng là cảm hứng cho các văn nghệ sỹ sáng tạo, từ hội họa, văn học, âm nhạc, sân khấu, chúng ta bắt gặp rất nhiều tác phẩm được phóng tác chuyển thể từ truyện Kiều. Truyện Kiều cũng đã được chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng, điện ảnh. Từ những năm 1923-1924 đã dựng một bộ phim có khoảng 20-30 nhân vật trong truyện Kiều nhưng không được thành công bởi sức ảnh hưởng và lan tỏa của truyện Kiều trong đời sống quá lớn.
Một cảnh trong vở diễn sân khấu “Nguyễn Du và Kiều” (Ảnh: Internet)
(Cinet)- Trải qua hai thế kỷ với những thăng trầm của lịch sử, truyện Kiều vẫn có một sức sống mãnh liệt trong đời sống người dân Việt Nam, bởi nó không chỉ là câu chuyện về văn chương Việt mà còn là ý thức và bản ngã về văn hóa Việt, bản sắc Việt, bản lĩnh Việt, tâm hồn Việt.Sức sống của truyện Kiều trong đời sống người dân Việt Nam được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong đời sống dân gian, nhiều câu thơ trong truyện Kiều được nhân dân truyền miệng, vận dụng và dần trở thành một lối hành văn biểu đạt ý nghĩa sâu sắc. Nhiều nhân vật trong truyện Kiều trở thành khuôn mẫu điển hình mang tính biểu trưng cao, thậm chí còn xuất hiện những hình thức như tập Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều hay đố Kiều. Huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của đại thi hào Nguyễn Du còn nổi tiếng với một loại hình diễn xướng là trò kiều. Được chuyển tác từ truyện Kiều, trò Kiều là hình thức hát, diễn xuất và làm trò với những nội dung là những điển tích điển cố trong truyện Kiều.Còn đối với các loại hình biểu diễn chuyên nghiệp, truyện Kiều cũng là cảm hứng cho các văn nghệ sỹ sáng tạo, từ hội họa, văn học, âm nhạc, sân khấu, chúng ta bắt gặp rất nhiều tác phẩm được phóng tác chuyển thể từ truyện Kiều. Truyện Kiều cũng đã được chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng, điện ảnh. Từ những năm 1923-1924 đã dựng một bộ phim có khoảng 20-30 nhân vật trong truyện Kiều nhưng không được thành công bởi sức ảnh hưởng và lan tỏa của truyện Kiều trong đời sống quá lớn.
Trong lĩnh vực sư phạm, truyện Kiều là tác phẩm duy nhất được đưa vào giảng dạy ở tất cả các bậc, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và thậm chí ở cả bậc đại học. Khoa văn học chất lượng cao thuộc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, các sinh viên vẫn tiếp tục được học về Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều với tổng số các môn học lên tới 4 tín chỉ. Không như ở cấp bậc phổ thông, chỉ tiếp cận truyện Kiều ở khía cạnh tìm hiểu về thi pháp của Nguyễn Du, ở bậc đại học các sinh viên sẽ được lý giải sâu sắc hơn nữa truyện Kiều nhìn từ góc độ văn hóa xã hội dân tộc.
Truyện Kiều được đưa vào giảng dạy từ rất sớm, năm 1914. Theo GS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, người đã từng được học Kiều trước cách mạng, đồng thời cũng là chủ biên sách văn 10 nhấn mạnh, việc dạy văn học để giáo dục hay rèn luyện phẩm chất nhân bản cho con người trong phạm vi một tác phẩm văn học thì không có tác phẩm nào “lợi hại” bằng truyện Kiều.
Mở rộng biên độ nghiên cứu
Nói đến công tác truyện Kiều trong nước chúng ta có thể nhìn nhận về cả một kho tàng những công trình lớn nhỏ của các học giả nhiều thế hệ. Cho đến nay các hướng nghiên cứu thường tập trung vào những khía cạnh như: nghiên cứu văn bản truyện Kiều, thời gian và hòan cảnh Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều, thi pháp truyện Kiều, so sánh truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để thấy được những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du và những phóng tác khác của truyện Kiều, có thể kể ra những cái tên, như Đào Duy Anh, Phan Ngọc… họ đều là những học giả có chung niềm đam mê nghiên cứu khám phá truyện Kiều nhưng theo những hướng đi riêng. Có thể khái quát thành hai hướng. Về mặt nội dung: chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa nhân đạo; Nghệ thuật: thơ lục bát, nghệ thuật miêu tả tâm lý, miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều.
Trong khoảng 10 năm- 20 năm trở lại đây, ngành Kiều học được xem là một trong những ngành phát triển mạnh nhất, nóng nhất.
Theo Tiến sỹ Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Trong 20 năm qua cả ngành nghiên cứu đã mở ra một hướng đi mới, là hướng đi “tầm nguyên”, do GS Hoàng Xuân Hãn là người khởi xướng. Và từ hướng đó, các nhà nghiên cứu đã đi tìm các hệ văn bản, và liên tục những văn bản mới từ cuối thế kỷ 19 được phát hiện và mỗi một lần phát hiện là một lần mở rộng biên độ của nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về truyện Kiều, mở rộng tầm tri thức mới về cả văn bản học, lẫn ngôn ngữ, văn chương.
Và việc xuất bản các công trình nghiên cứu như thế đã tạo ra những hiệu ứng xã hội, khiến cho kể cả những người bình thường vẫn tim đến những văn bản nôm, thậm chí có những người học đựoc chữ nôm từ văn bản truyện Kiều. Điều đó cho thấy sức lan tỏa truyện Kiều lớn đến mức nào, không chỉ là ngôn ngữ mà mở rộng sang biên độ văn tự, mở văn hóa, mở chữ nghĩa, khiến người Việt hiện nay có tâm thức muốn tìm lại quá khứ dân tộc, tìm lại vẻ đẹp truyền thống. Đó là điều lớn nhất truyện Kiều làm được cho xã hội.
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn thách thức, mà một trong số đó phải kể đến chúng ta không bảo lưu được bản Kiều nôm gốc với những bút tích của Nguyễn Du. Những bản Kiều nôm sau này tìm đựoc đều là những bản thảo đã qua sao chép lại với những sai lệch nhất định.
Trước thực tế này, Hội Kiều học Việt Nam được thành lập từ cuối năm 2011 với mục tiêu cụ thể là quảng bá và nghiên cứu truyện Kiều, quy tụ nhiều học giả nhà nghiên cứu trong cả nước. Hội từ khi thành lập đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về Nguyễn Du và truyện Kiều, như hội thảo “ Dòng chảy văn hóa, tính từ truyện Kiều đến phong trào thơ mới”; “Nguyễn Du và Bắc hành tạp lục”; “Nguyễn Du, thi hào dân tộc và tác phẩm truyện Kiều”…Hiện nay dự án lớn mà Hội đang triển khai đó là hiệu khảo lại văn bản truyện Kiều.
Truyện Kiều trăm năm hội nhập quốc tế
Trong tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế Kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du. Hội thảo không chỉ quy tụ nhiều học giả, nhà nghiên cứu uy tín trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều học giả, dịch giả quốc tế quan tâm và yêu thích truyện Kiều. Xoay quanh hai chủ đề lớn, nghiên cứu cuộc đời sự nghiệp di sản Nguyễn Du từ cái nhìn trong và ngoài quốc gia và những vấn đề liên quan đến kiệt tác truyện Kiều.
Ngoài hai nội dung lớn kể trên các học giả nước ngoài cũng có nhiều tham luận phân tích quá trình tiếp nhận truyện Kiều từ nhiều quốc gia, như Lào Triều Tiên, Hàn Quốc và đặc biệt nhấn mạnh việc nhìn nhận truyện Kiều không những từ góc độ văn chương mà còn từ góc độ văn hóa.
Từ hội thảo quốc tế lần này chúng ta cũng nhìn nhận rõ hơn sức lan tỏa các tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du nói chung và truyện Kiều nói riêng ra với thế giới. Một số dự án xuất bản truyện Kiều song ngữ Đức Việt, công tác giảng dạy truyện Kiều tại Nga đang được các học giả Việt Nam sinh sống tại nước ngoài nỗ lực quan tâm và triển khai, song song với đó là công tác dịch thuật truyện Kiều lại một lần nữa được đặt ra.
Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa như hiện nay, ngày càng có nhiều hơn các dịch giả nước ngoài quan tâm đến việc dịch thuật truyện Kiều, trong số đó có những dịch giả mà tuổi đời còn khá trẻ.
Có thể thấy được những nỗ lực không ngừng của các dịch giả trong và ngoài nước, tuy nhiên một thực tế không thể phủ nhận đó là việc dịch thuật truyện Kiều vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, mà một trong những khó khăn lớn nhất vẫn là rào cản về ngôn ngữ và chúng ta còn thiếu một chính sách mang tầm chiến lược trong việc khuyến khích học giả nước ngoài tham gia dịch thuật truyện Kiều.
TD