Trung tâm Nghiên cứu môi trường
Lãnh đạo Trung tâm
Giám đốc
ThS. Lê Như Siêu
Điện thoại: 0263 3831013
Email: [email protected]
Phó Giám đốc
ThS. Nguyễn Văn Phúc
Điện thoại: 0263 3831013
Email: [email protected]
Chức năng, nhiệm vụ
- Quan trắc phóng xạ môi trường – là thành viên trong Mạng lưới Quan trắc Môi trường Quốc gia; nghiên cứu phát triển các phương pháp đo hoạt độ phóng xạ mức thấp; đánh giá tác động môi trường của các cơ sở hạt nhân và các dự án đầu tư;
- Nghiên cứu đặc trưng phân bố, các quy luật tích lũy, chuyển hóa các nhân phóng xạ tự nhiên và nhân tạo trong các đối tượng môi trường;
- Nghiên cứu các quá trình tự nhiên trong môi trường đất, nước dùng các kỹ thuật hạt nhân và đồng vị; tham gia xử lý các sự cố bức xạ khi cần;
- Sử dụng kết hợp các đồng vị bền và đồng vị phóng xạ làm chỉ thị để nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đến các vùng nhạy cảm ven biển;
- Cung ứng các dịch vụ phân tích, kiểm định phóng xạ trong các đối tượng mẫu khác nhau; được công nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO-17025:2005/VILAS-525 (năm 2011) và được Bộ TN&MT chỉ định là đơn vị đủ điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số VIMCERTS-204 (năm 2017);
- Xây dựng Trung tâm Môi trường đủ mạnh để giải quyết các bài toán tổng thể hơn về môi trường cả về mặt phóng xạ và không phóng xạ và làm đầu mối phối hợp để Viện tham gia nhiệm vụ bảo vệ môi trường Quốc gia.
Những kết quả đạt được
- Xác lập mức phông phóng xạ môi trường xung quanh Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trước khi khởi động Lò IVV-9 Đà Lạt (từ tháng 3/1984 đến nay).
- Quan trắc, cảnh báo phóng xạ môi trường trên đất liền và biển ở phía Nam Việt Nam trong khuôn khổ của Mạng lưới Quan trắc Môi trường Quốc gia từ năm 1998 đến nay.
- Điều tra khảo sát phóng xạ môi trường tại các vị trí được lựa chọn dọc theo lãnh thổ đất liền và biển Việt Nam để thu nhận các số liệu về nền phông phóng xạ làm cơ sở cho đánh giá tác động phóng xạ môi trường tiếp theo.
- Điều tra, đánh giá hàm lượng phóng xạ trong một số loại lương thực thực phẩm chủ yếu của Việt Nam.
- Đánh giá khả năng tăng cao phông các nguyên tố phóng xạ tự nhiên do nhiệt điện dùng than, sử dụng phân phốt phát và khai thác dầu khí.
- Nghiên cứu rơi lắng tích lũy các nhân phóng xạ nhân tạo do các hoạt động và tai nạn hạt nhân trước đây trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Nghiên cứu xác định độ phóng xạ tự nhiên trong vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu xác định thông số vận chuyển một số nhân phóng xạ từ không khí, đất và nước đến dây chuyền thực phẩm của người trong điều kiện nhiệt đới gió mùa.
- Nghiên cứu xác định phạm vi và mức độ phát tán của khí thải từ Nhà máy điện hạt nhân.
- Nghiên cứu và ứng dụng các đồng vị hạt nhân (137Cs, 210Pb, 7Be) trong đánh giá khă năng xói mòn đất trên lưu vực.
- Nghiên cứu xác định hệ số khuếch tán và thời gian lưu của nước biển ven bờ bằng cách sử dụng các đồng vị hạt nhân tự nhiên.
- Ứng dụng đồng vị hạt nhân trong khảo sát và đánh giá khả năng bồi lấp các lòng hồ Thủy điện/Thủy lợi.
- Khảo sát và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) từ các dự án xây dựng và cải tạo đường giao thông.
- Thiết lập và duy trì PTN được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (VILAS 525) và đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (VIMCERTS 204).