Trung Quốc công bố công nghệ độc đáo “quy phục” bệnh tiểu đường

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru)

  –  

Chủ nhật, 27/02/2022 16:06 (GMT+7)

Trung Quốc công bố công nghệ độc đáo "quy phục" bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu cách chữa tiểu đường. Ảnh: svpressa.ru

Cứ 15 người trên thế giới thì có một người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến 537 triệu người. Trong số này, 140 triệu người là người lớn, còn lại là trẻ em và thanh thiếu niên. Trên khắp thế giới, các chính phủ buộc phải đầu tư số tiền khổng lồ vào cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường và những hậu quả của nó.

Mỗi năm, gần 2 triệu người chết vì các biến chứng của bệnh tiểu đường, thậm chí nhiều người còn bị tàn phế: Căn bệnh này ảnh hưởng đến tim, thận, mắt, tay chân của con người. Vì thế, việc các nhà khoa học Trung Quốc rất chú trọng đến việc nghiên cứu bệnh tiểu đường là điều tự nhiên. Mới đây, các nhà nghiên cứu do Giáo sư Dan Hongkui đứng đầu đã thông báo rằng họ đã tạo ra một bước đột phá lớn trong việc tạo ra các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ chữa bệnh béo phì, còn các nhà di truyền học sẽ điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường trông cậy vào liệu pháp insulin. Tuy nhiên, điều trị bằng insulin trong thời gian dài vẫn không tránh khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường, và dùng quá liều insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết (do lượng đường giảm mạnh), trong trường hợp nặng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Trong nhiều thập kỷ nay, tỷ lệ mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường đều tăng lên. Điều này yêu cầu phải có những phương pháp cách mạng. Một trong những phương pháp đó do các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất. Bản chất của phương pháp như sau: Các nhà khoa học lấy các tế bào gốc (không phân biệt), và sau đó phát triển chúng từ tế bào cụm – chính là tế bào sản xuất insulin.

Sau đó, những tế bào trưởng thành này được cấy ghép vào cơ thể người – và người bệnh có cơ hội tự sản xuất insulin. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn đang thử nghiệm với khỉ nhưng họ tin tưởng rằng kỹ thuật này sẽ sớm được cung cấp cho con người.

Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Nature Medicine có uy tín quốc tế.

Cấy ghép các cụm tuyến tụy được thực hiện trong phòng thí nghiệm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Và hàng triệu bệnh nhân tiểu đường cần được giúp đỡ ngay. Và các phòng khám Trung Quốc đã đưa ra nhiều phương pháp điều trị.

Ví dụ, một trong những phương pháp thành công nhất là phẫu thuật điều trị bệnh béo phì. Trong trường hợp này, dạ dày và ruột của bệnh nhân được khâu hẹp lại. Để tạo ra các hoạt động như vậy, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc do Giáo sư Huang Zhikun dẫn đầu đã nhận được Giải thưởng Sáng tạo Y khoa Quốc gia Trung Quốc vào năm ngoái.

Phương pháp khâu hẹp dạ dày có thể được sử dụng cho các dạng bệnh tiểu đường nặng nhất, khi bệnh nhân dường như đã tuyệt vọng – chẳng hạn như khi anh ta mắc chứng béo phì ác tính.

Robot chẩn đoán và y tá điện tử

Mỗi bệnh nhân bị tiểu đường cần phải theo dõi chính xác tất cả các thông số quan trọng – mức đường và cholesterol trong máu, huyết áp và các thông số khác. Đồng thời, theo ước tính của Trung tâm Y tế đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Trung Quốc, chỉ có một trong bảy bệnh nhân tiểu đường Trung Quốc đạt được mức đường trong máu ở mức lý tưởng. Còn trong 20 bệnh nhân chỉ có 1 người duy trì được huyết áp tối ưu.

Và vấn đề không phải là bệnh nhân thiếu trách nhiệm mà để điều chỉnh lối sống theo thói quen là điều rất khó khăn. Vì thế, ở đây cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo.

Trung Quốc ngày nay là nước dẫn đầu thế giới trong việc đưa trí tuệ nhân tạo vào y học: một mạng lưới máy quét võng mạc Airdoc thông minh đã được triển khai tại các bệnh viện nông thôn. Chúng ngay lập tức (và quan trọng nhất là chính xác hơn nhiều so với bác sĩ nhãn khoa) phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong mắt: không chỉ có cận thị mà còn là bệnh tăng nhãn áp. Và quan trọng nhất – bệnh lý tiểu đường, vì bệnh tiểu đường gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho võng mạc. Nếu không được phát hiện kịp thời, người bệnh có thể bị mù.

Chỉ riêng trong năm ngoái, các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo y tế của Trung Quốc đã huy động được 1,4 tỉ USD (ở Mỹ là 2,4 tỉ USD).