Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

1. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị cảm lạnh

trẻ bị cảm lạnh

Cũng có dấu hiệu lâm sàng khá giống với cảm cúm, cảm lạnh sau khi hắt hơi thường xuyên thường có các triệu chứng như:

  • Sổ mũi: Mũi xuất hiện dịch đặc, gây khó ngủ cũng như khó chịu khi trẻ đi học. Ban đầu, dịch trong, loãng dễ “hỉ” nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh.
  • Sốt: Khác với cúm mùa, có thể trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cảm lạnh thông thường chỉ sốt nhẹ, 38 độ C.
  • Viêm long đường hô hấp trên: Trong thời gian từ 1-3 ngày, trẻ sẽ ho và ho có đờm sau đó là các biểu hiệu nghẹt mũi, há miệng để thở, ngủ ngáy.
  • Biếng ăn: Do nghẹt mũi và ho nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống đồng thời, vị giác cũng sẽ thay đổi khẩu vị.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Những nguyên tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

2. Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Cùng với các triệu chứng sổ mũi, sốt, biếng ăn thì khi bị cảm, trẻ thường xuyên bị nôn trớ vì bé nuốt nước mũi và nước bọt vào dạ dày. Điều này khiến đầy bụng quá mức, gây buồn nôn và nôn – một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Trường hợp trẻ chỉ nôn trớ nhẹ, không sốt và không quấy khóc quá nhiều thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần cho trẻ nằm nghỉ ngơi khoảng 30-60 phút sau khi nôn trớ, không cho ăn hoặc uống bất kì thứ gì.

Tiếp theo xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi ngừng nôn, nếu là trẻ sơ sinh thì cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ lớn hơn thì cho trẻ ăn một cái gì đó nhẹ và nhạt, ví dụ như một chiếc bánh quy, bánh mì, vài miếng chuối hoặc bơ,…

3. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Trẻ bị cảm lạnh là do một loại vi-rút gây kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng gây ra. Cảm lạnh có thể do hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra. Nhưng hầu hết cảm lạnh là do virus Rhino gây ra.

Virus cảm lạnh có thể lây lan qua:

  • Không khí: Nếu một người bị cảm lạnh hắt hơi hoặc ho, một lượng nhỏ vi rút từ đó đi vào không khí. Trẻ khi hít phải không khí này, virus sẽ bám vào bên trong mũi của trẻ, khiến trẻ cảm lạnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh. Đó là bởi vì trẻ thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt sau khi chạm vào người hoặc đồ vật khác. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay cho bé thường xuyên, tránh cho bé tiếp xúc với người khác bị cảm lạnh.

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị cảm lạnh và dễ bị cảm lạnh hơn người lớn. Dưới đây là một số lý do tại sao: