Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Những điều cha mẹ cần phải biết để chăm con tốt nhất

23-08-2022 | 04:27

Thời tiết nắng mưa thất thường khiến cơ thể trẻ em cũng gặp nhiều vấn đề như cảm, sốt, ho… Vậy trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Đây là những kiến thức cơ bản cha mẹ cần biết để có phương pháp chăm con tốt nhất.

Thời tiết nắng mưa thất thường khiến cơ thể trẻ em cũng gặp nhiều vấn đề như sốt, ho, giảm sức đề kháng… Trong đó cảm lạnh là căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải nhất. Vậy trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Đây là những kiến thức cơ bản cha mẹ cần biết để có phương pháp chăm con tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh bình thường ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi

Cảm lạnh là bệnh bình thường ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi          

Cảm lạnh là bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa gây nhiễm trùng miệng, họng và mũi. Khi cơ thể mất đi sức đề kháng, các loại virus sẽ tấn công gây ra cảm lạnh và dần phá vỡ hệ miễn dịch của trẻ em.

Ngoài yếu tố thời tiết, cảm lạnh rất dễ lây truyền qua đường không khí. Khi tiếp xúc với người bị ho, hắt hơi cũng khiến trẻ nhiễm bệnh. Thế nên cha mẹ cần bỏ túi những kiến thức cơ bản để chăm sóc con toàn diện. Đặc biệt cũng nên hướng dẫn trẻ tự biết cách bảo vệ chính mình như che miệng khi hắt hơi, đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.

Biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh thường có những dấu hiệu như:

– Chảy nước mũi

– Mệt mỏi, sốt

– Đau họng, hắt hơi

– Ho dai dẳng

Khi con có những biểu hiện này, cha mẹ nên hết sức chú ý và đưa con đến bệnh viện thăm khám, theo dõi để tránh bệnh ngày càng nặng hơn.

Tác hại của bệnh cảm lạnh ở trẻ

Trẻ em bị cảm lạnh sẽ xảy ra trường hợp kén ăn, mệt mỏi, ngủ li bì, khó ở, quấy khóc thường xuyên. Nhiều người nghĩ cảm lạnh chỉ là căn bệnh bình thường, uống thuốc sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu xảy ra những biến chứng xấu sẽ dẫn đến những vấn đề nguy hiểm như:

– Bệnh viêm xoang: Các loại vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào hốc xoang gây ra mất khứu giác, vị giác, tắc nghẽn mũi nặng… Thậm chí còn gây ra sốt cao, choáng váng và mắt sưng đỏ.

– Bệnh viêm tai: Cảm lạnh gây ra ứ dịch trong tai, tai bị đau và có chất lỏng khiến thính giác bị suy giảm, tai đau nhức vì có áp lực đè nặng.

– Bệnh viêm phế quản: Thông thường cảm lạnh sẽ kéo theo những cơn ho dai dẳng ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp, gây khó thở, tức lồng ngực, khó nói chuyện, khó nuốt…

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ bị cảm lạnh thường sổ mũi, nghẹt mũi và biểu hiện thở khò khè, khó chịu

Trẻ bị cảm lạnh thường sổ mũi, nghẹt mũi và biểu hiện thở khò khè, khó chịu

Theo các chuyên gia, trẻ em bị cảm có thể biến mất trong khoảng 10 ngày. Trong thời gian này, cha mẹ cần hết sức cẩn thận và theo dõi con mọi lúc mọi nơi.

– Bậc phụ huynh cần đảm bảo con được nghỉ ngơi, uống thuốc và có chế độ ăn phù hợp, khoa học.

– Đối với trẻ đang uống sữa công thức, hoặc bú sữa mẹ, cha mẹ phải luôn đảm bảo cơ thể trẻ lúc nào cũng giữ được lượng nước nhất định.

– Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ được hô hấp thông thoáng. Với trẻ nhỏ không thể tự vệ sinh, bạn có thể dùng dụng cụ hút để trẻ thở được dễ hơn. Cha mẹ nên vệ sinh mũi con bằng nước muối sinh lý trước khi cho con ăn 15 phút.

– Sử dụng thuốc để giảm các cơn đau, sốt. Tuy nhiên cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

– Luôn giữ ấm cơ thể cho con, không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh. Bạn có thể dùng dầu gió bôi lên ngực, lưng. Không nên bôi trực tiếp lên mũi, lỗ mũi vì sẽ gây ra bỏng, làm trẻ khó chịu hơn.

– Sử dụng máy phun sương để đảm bảo được độ ẩm trong phòng giúp cổ họng của trẻ không bị khô. Tuy nhiên phải làm sạch máy xông để ngăn chặn virus tấn công vào hệ miễn dịch đang yếu của trẻ.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm và lau thật khô để trẻ không bị nhiễm lạnh một lần nữa.

– Cho trẻ uống nhiều nước, ưu tiên những món ăn lỏng để trẻ tiêu hóa tốt hơn. Tuyệt đối tránh xa thức ăn nhanh và thức uống có gas.

– Khuyến khích trẻ vận động nhẹ với những bài tập như đi bộ để tăng sức đề kháng cho trẻ.

– Cha mẹ có thể đặt con ngồi trong phòng tắm vài phút, cho con xông mũi bằng hơi nước ấm để tiêu diệt lượng vi khuẩn đang tồn tại trong khoang mũi, khoang họng của con.

Nếu hơn 10 ngày, bệnh của trẻ vẫn không cải thiện, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện. Hoặc có những dấu hiệu như sốt cao trên 39 độ C, ho dai dẳng không hết, bị đau tai, ho ra đờm xanh, hoặc chảy dịch màu nâu, xanh, vàng chảy ra từ mũi. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ chụp X-quang và làm một số xét nghiệm để biết rõ tình trạng bệnh của con. Tuyệt đối không được chủ quan, không được sử dụng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Đối với những trẻ có tiền sử bị bệnh hen suyễn, cha mẹ cần phải hết sức chú ý khi con bị cảm lạnh. Bên cạnh đó nên đưa con đến bệnh viện khám chữa kịp thời, càng sớm càng tốt.

Biện pháp giúp bé tránh cảm lạnh

Cảm cúm thường là bệnh lan truyền từ người sang người, hoặc qua vật trung gian. Loại virus cảm này tồn tại trong không khí vài tiếng đồng hồ và rất dễ xâm nhập vào cơ thể đang yếu, hoặc có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như trẻ em. Thế nên cha mẹ phải có những biện pháp hạn chế con tiếp xúc với người bị ho, cảm lạnh. Nên cho con đeo khẩu trang khi ở nơi đông người, rửa tay cho trẻ thường xuyên khi tiếp xúc với vật dụng ở nơi công cộng.

Đặc biệt là cha mẹ tuyệt đối không nên cho con ở khu vực có người hút thuốc lá. Song đó nên điều chỉnh điều hòa phù hợp khi ngủ để cổ họng, mũi của trẻ không bị khô. Phụ huynh nên biết độ ẩm lý tưởng cần duy trì là 60% và nên mở cửa để không khí được lưu thông mỗi sau 3 giờ.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung cho trẻ nhiều loại vitamin tăng cường sức khỏe. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để con có sức đề kháng tốt, mau chóng khỏi bệnh. Japana sẽ đề xuất cho bạn những loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe của trẻ, bạn có thể tham khảo ngay!

Nước uống bổ sung vitamin cho trẻ JpanWell TopLoan (Hộp 10 chai x 30ml)

  • ID SẢN PHẨM:942

Bột uống trị cảm cúm cho trẻ Taisho Pabron Gold A 46 gói

  • ID SẢN PHẨM:16486

Những lưu ý khi trẻ bị cảm lạnh

Cha mẹ cần chăm sóc con cẩn thận khi trẻ bị cảm

Cha mẹ cần chăm sóc con cẩn thận khi trẻ bị cảm

– Cha mẹ không nên chủ quan, nên theo dõi và đưa con bị cảm lạnh đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

– Không sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, không cho con ăn thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ.

– Để trẻ nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc, không được thức quá khuya.

– Vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn để con dễ chịu hơn.

– Không nên để trẻ mặc đồ quá mỏng hoặc quá dày.

– Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên để biết con đang trong tình trạng thế nào.

– Đeo khẩu trang, vệ sinh tay chân cho con thường xuyên.

– Hạn chế để trẻ đến nơi đông người, đặc biệt là khu vực có người hút thuốc lá.

– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tinh thần của trẻ được thư giãn.

Theo thống kê, trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh từ 8-10 lần/năm, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu được điều trị dứt điểm và kịp thời. Khi con bị cảm lạnh, cha mẹ nên hết sức chú ý và có biện pháp chăm sóc con khoa học nhất. Tuy nhiên đối với thời điểm hiện tại, cảm cúm có nhiều biểu hiện giống với Covid-19, phụ huynh nên xét nghiệm nhanh cho trẻ để có giải pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Japana mang đến cho bạn, các bậc cha mẹ có thể tham khảo để chăm sóc trẻ bị cảm lạnh tốt nhất.