Trẻ bị cảm lạnh: Những điều cha mẹ cần biết

Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng còn yếu, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Vậy khi trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, bố mẹ cần xử trí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về cảm lạnh ở trẻ nhỏ trong bài viết sau đây. 

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cảm lạnh

Trẻ em dễ mắc bệnh cảmTrẻ em dễ mắc bệnh cảm

Triệu chứng chính (xuất hiện sau 1 – 2 ngày mắc bệnh):

  • Nghẹt mũi.

  • Sổ mũi nước trong, vàng hoặc xanh.

  • Sốt . (nhiệt độ cao hơn 38 độ C).

Triệu chứng khác: đau họng, ho, quấy, khó ngủ, giảm sự thèm ăn, niêm mạc mũi có vệt đỏ và sưng, hạch bạch huyết ở cổ có thể hơi to.

Lưu ý:

  • Ở hầu hết trẻ em, các triệu chứng cảm lạnh thường nghiêm trọng nhất trong 10 ngày đầu, sau đó giảm dần. 

  • Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài hơn 10 ngày.

  • Trẻ có thể bị cảm lạnh kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, đặc biệt trong mùa thu và mùa đông nhưng sẽ không đáng lo ngại, nếu không có bất kỳ những triệu chứng nghiêm trọng nào. 

  • Trẻ sơ sinh bị cảm sẽ kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, sốt, ho (nhiều vào buổi tối), hắt xì hơi, ăn uống kém, từ chối bú (sữa mẹ và cả bú bình)…

2. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ

Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên gây ra bởi một số các loại virus khác nhau. Thực tế, có trên 200 chủng virus siêu vi khác nhau nên chúng ta có thể bị cảm nhiều lần trong năm. 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh nhất do hệ miễn dịch còn yếu. Các thống kê cho thấy, trẻ em dưới 6 tuổi trung bình mắc từ 8 – 10 đợt cảm lạnh trong năm và dần ít đi khi lớn hơn. Tần suất mắc bệnh cảm ở trẻ có thể là 1 lần/tháng, phổ biến là từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

Virus gây ra bệnh cảm có thể từ người bệnh ra môi trường qua các giọt nước từ dịch mũi khi thở, ho, hắt hơi. Nếu vô tình hít phải lượng virus này, bé nhà bạn sẽ bị bệnh. Bên cạnh đó, do thói quen cho mọi thứ vào miệng hoặc không rửa tay thường xuyên, trẻ cũng rất dễ bị lây bệnh do một số virus có thể sống lâu nhiều ngày trên bề mặt các vật dụng như nắm khóa cửa, đồ chơi, bàn ghế…

3. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Nên

 – Bổ sung nhiều nước

Do mệt mỏi trong người nên bé sẽ rất khó để nhai thức ăn. Vì thế, bố mẹ nên cho trẻ uống sữa, các thức ăn dạng lỏng, nước dừa, thức uống tăng cường điện giải… Ngoài ra, những dạng thức ăn này cũng giúp cung cấp thêm nước cho cơ thể của bé. 

Nếu trẻ sơ sinh bị cảm, bạn nên thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lýNếu trẻ sơ sinh bị cảm, bạn nên thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

 – Thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nếu trẻ sơ sinh bị cảm, bạn nên thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý do trẻ còn nhỏ, không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm nên cần phải được hỗ trợ bởi các dụng cụ để lấy đờm ra ngoài. Đối với trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ vẫn có thể sử dụng các dụng cụ này nếu bé quá mệt mỏi và cũng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm.

 – Sử dụng thuốc cảm cho bé

Đối với trẻ nhỏ, bạn vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc cảm không kê toa tại nhà để giảm bớt các triệu chứng. Điển hình có thể kể đến như: 

  • Paracetamol (Acetaminophen)
  • Phenylephrine

  • Thuốc ức chế ho

  • (Codeine và Dextromethorphan)

  • Thuốc kháng Histamine (Brompheniramine)

Không nên

  • Khi trẻ sơ sinh bị cảm, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. 

  • Không tự ý cho trẻ dùng Aspirin do thuốc này có thể gây ra Hội chứng Reye. Đây là hội chứng có thể gây sưng phù ở não và gan, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

4. Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Mặc dù là bệnh phổ biến, thế nhưng cảm lạnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phổi… Vì thế, bố mẹ không nên chủ quan mà cần quan sát trẻ thường xuyên và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Khi áp dụng những cách trên mà bệnh không thuyên giảm. 

  • Bỏ ăn, bú hoặc uống kéo dài.

  • Ngủ li bì, gắt gỏng, khó chịu…

  • Khó thở, thở mệt, thở nhanh.

  • Sốt ≥38,4 oC kéo dài hơn 3 ngày.

  • Nghẹt mũi không giảm hay nặng hơn kéo dài ≥ 14 ngày

  • Đỏ mắt, mắt có ghèn vàng

  • Triệu chứng ở tai: đau tai, chảy mủ tai.

Cảm lạnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểmCảm lạnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

5. Cách phòng ngừa để trẻ tránh bị cảm lạnh?

Rất khó để có thể phòng ngừa bệnh cảm hoàn toàn cho trẻ. Tuy nhiên bố mẹ có thể hạn chế để trẻ mắc bệnh như:

Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay trước khi ăn và sau khi ho hay hắt hơi.

  • Tránh tiếp xúc nguồn lây (nếu có thể). 

  • Xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt, nên cho thêm hành và tỏi vào bữa ăn hằng ngày bởi tinh dầu của 2 loại thực phẩm này có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Trên đây là những điều cần biết khi trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Theo đó, mặc dù cảm lạnh xảy ra vô cùng phổ biến nhưng đôi lúc bệnh vẫn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ không nên chủ quan, đặc biệt là khi trẻ sơ sinh bị cảm. Tốt nhất, bố mẹ cần theo dõi bé thường xuyên và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có dấu hiệu trở nặng.

Hapacol 250 là thuốc hạ sốt hữu hiệu cho bé. Với hoạt chất chính Paracetamol, sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế PIC/s-GMP, Hapacol 250 có tác dụng hạ sốt, giảm đau cho trẻ nhanh chóng trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau phẫu thuật, sau khi tiêm chủng,… Đặc biệt, sản phẩm có mùi cam, vị ngọt nên rất phù hợp với các bé. 

Source:

https://kidshealth.org/en/parents/cold.html