Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì? Thực đơn ăn dặm cho bé 6 đến 12 tháng tuổi

6 tháng tuổi chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của trẻ. Là thời gian bé bớt dần sữa mẹ và chuyển sang ăn các thức ăn khác để bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ. Vì gian đoạn này, bé của mẹ phát triển rất nhanh, tay chân cử động và hoạt động cơ thể nhiều hơn, như: trườn người, lật người (nảy người)… do đó mẹ cần cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng từ những thực đơn ăn dặm cho bé và những nguồn khác để giúp bé phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì và có thể ăn được những gì? Đây đang là thắc mắc và băn khoăn của nhiều người làm mẹ. Việc chọn những thức ăn không đúng, không phù hợp sẽ dẫn đến khả năng trẻ bị: tiêu chảy, nôn ói, táo bón và dị ứng. Khi thấy con mình bị như vậy, ai làm cha mẹ mà không xót xa. Vì thế các mẹ phải thương con đúng cách nhé!

Nội Dung Chính

Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì và ăn được gì trong thực đơn ăn dặm các mẹ ơi?

1. Sữa

“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Chính vì thế mẹ vẫn phải cho con bú sữa liên tục. Trung bình là 2 đến 3 giờ trong một ngày. Tuy nhiên, đối với những mẹ kém sữa hoặc không đáp ứng đủ cho con thì có thể sử dụng sữa công thức theo khuyến nghị của các chuyên gia.

2. Rau củ

Nhiều bé thường xuyên bị táo bón và khó tiêu do mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm và thiếu chất xơ. Rau củ chính là nguồn bổ xung chất xơ chủ yếu cho bé, giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển, tránh tình trạng tổn thương dạ dày ở bé.

Những loại rau củ tốt cho bé bao gồm: củ cải, cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, bí đỏ, bí đao, cà chua, đậu Hà Lan,… đặc biệt là những rau củ có màu xanh thẫm, màu đỏ (chúng chứa nhiều chất sắt và vitamin A).

Trong thực đơn ăn dặm cho bé luôn cần rau củ

Khuyên: phần lớn các bé đều không thích ăn rau củ. Nên khi nấu cháo và lên thực đơn ăn dặm cho bé mẹ có thể nấu chung với những thực phẩm khác để giúp bé ăn ngon hơn. Nếu trong giai đoạn đầu bé không ăn thì có thể bớt 1 lượng rau củ sau đó tăng dần lên.

3. Trái cây

Đây là thực phẩm bổ sung rất nhiều các loại vitamin và là một trong những thực phẩm mà trẻ rất yêu thích vì sự tự nhiên cũng như có vị ngọt giống với sữa mẹ.

Những loại trái cây tốt như: bơ, dưa hấu, cam…

Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn trái cây

Khuyên: mẹ có thể xay chung trái cây với cháo để bé ăn ngon miệng hơn. Một vài món ngon cho bé như: cháo bơ

Chú ý: hiện nay nhiều loại trái cây trôi nổi trên thị trường không đảm vào chất lượng và sử dụng chất kích thích. Mẹ nên chọn địa điểm mua trái cây uy tín, an toàn và đảm bảo.

4. Ngũ cốc

Đây là một nguồn dinh dưỡng vô cùng nhiều vitamin B, E và magie và chất sơ giúp cho bé phát triển toàn diện từ hệ tiêu hóa đến thể thất bên ngoài.

Những loại ngũ cốc tốt bao gồm: gạo, gạo lứt, yến mạch,… có chứa nhiều chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu, giúp cho hệ thần kinh và não khỏe mạnh, bé thông minh hơn.

Để cho bé tiếp thu nguồn dinh dưỡng mẹ có thể thêm thực phẩm này vào trong những bữa ăn dặm cho bé.

Bé 6 tháng tuổi cần bổ sung dinh dưỡng từ ngũ cốc

Chế biến:

– Mua thực phẩm ngũ cốc an toàn và vệ sinh tại các siêu thị hoặc địa chỉ tin cậy

– Có thể trộn gạo và ngũ cốc sau đó rửa sạch và để cho ráo nước

– Bắt chảo và rang cho thơm

– Sử dụng máy xay hoặc vật dụng khác để nghiền cho mịn và thật mịn

– Sử dụng phần vừa xay để nấu cháo ăn dặm cho bé – mẹ có thể thêm sữa vào cháo đã nấu để bé ăn ngon hơn

5. Bột cháo ăn dặm

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bột ăn dặm vô cùng thích hợp với những bé từ 6 tháng tuổi và tập ăn dặm. Những loại bột này đều đã được các chuyên gia dinh dưỡng trong ngành nghiên cứu và phát triển trong thời gian dài. Có những sản phẩm có quá trình nghiên cứu và phát triển lên đến hàng trăm năm. Như sản phẩm cháo ăn dặm Matsuya, một sản phẩm của Nhật Bản với hơn 100 năm cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.

Matsuya - bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Cháo Matsuya 5 loại rau củ với những nguyên liệu và vị ngọt từ rau củ, đây sẽ là thực đơn ăn dặm cho bé hoàn hảo. Vô cùng thích hợp cho bé ăn dặm trong những lần đầu tiên cho đến khi bé được 24 tháng tuổi. Các mẹ có thể tham khảo để mang đến cho con những điều tốt nhất.

6. Các loại đậu

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì các loại đậu mang lại rất nhiều Protein trong khẩu phần ăn của trẻ. Các loại đậu đặc biệt lành tính, nhưng một số bé có nhạy cảm có thể dễ dàng bị dị ứng. Các mẹ cần lưu ý ăn ít và từng loại đậu trong một lần ăn đề quan sát xem phản ứng của bé. Cần phải có sổ tay ghi lại những thực phẩm con đã ăn và tình trạng có bị dị ứng không để tránh hoặc giảm lượng trong những lần sau.

Các loại đậu

7. Chất đạm

Bao gồm các thực phẩm như: cá, trứng (chỉ dùng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng), thịt bò… Những thực phẩm này cung cấp dinh dưỡng chính cho bé cung cấp canxi, đạm, béo, protein…

Những ngày đầu mẹ có thể lấy nước hầm để nấu cháo ăn dặm cho bé, khi bé đã quen thì xay nhuyễn vào cháo để bé ăn.

Cháo ăn dặm tốt nhất cho bé cần có 1 ít chất đạm

Lưu ý: tôm và lòng trắng trứng, thịt bò, có khả năng gây dị ứng cho bé nên mẹ phải làm tương tự như bước làm với các loại đậu

8. Chất béo

Trong quá trình nấu cháo cho bé, mẹ nên thêm 1 thìa dầu ăn nhỏ vào cháo của bé, đây là một nguồn dinh dưỡng mà các bé 6 tháng tuổi nên có trong bữa ăn dặm của mình.

Như vậy là mẹ đã biết trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì rồi, tiếp theo chúng ta hãy cùng đến với những sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm

7 Sai lầm của nhiều mẹ trẻ khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Nóng vội

Cho trẻ ăn dặm sớm – cho ăn ngay món mới, đây là sai lầm của rất nhiều mẹ trẻ và làm cho các bé phải chịu khổ.

Nhiều mẹ cho bé ăn dặm sớm hoặc cho thử những món mới dẫn đến nhiều tình trạng sau:

– Hệ tiêu hóa và dạ dày của bé bị tổn thương. Do các hệ này còn quá yếu và non nớt, mẹ cho ăn sớm dẫn đến hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh, quá mức. Không những ảnh hưởng khi còn nhỏ mà đến khi lớn lên bé có khả năng bị bệnh lý dạ dày

– Bé dễ dàng bị tiêu chảy hoặc táo bón do chưa kịp thích ứng với thức ăn mới. Mẹ cần đọc bài khi nào bắt đầu ăn dặm để có được hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng thời điểm và khoa học.

7 sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm

Chọn thức ăn và thực đơn ăn dặm dễ dị ứng

Như Matsuya đã nói ở trên, có những loại thức ăn bé có khả năng bị dị ứng như: tôm, đậu, lòng trắng trứng… và nhiều thực phẩm khác nữa. Các mẹ cần phải có một quyển sổ ghi chi tiết những món ăn và tỉ lệ ăn của bé. Quan sát bé và chọn mua những thực phẩm bé không bị dị ứng, hoặc bé thích ăn.

Danh sách 27 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé (IMAGE)

Cho muối và nêm gia vị vào cháo

Giai đoạn đầu bé cần làm quen với hương vị của thức ăn nên mẹ tốt nhất là không nêm bất cứ gia vị nào cho bé. Việc cho thêm những gia vị khác còn ảnh hưởng đến thận của bé do phải lọc các chất này. Nếu mẹ sử dụng cách loại bột ăn dặm trên thị trường thì phải chú ý đến vấn đề này.

Các mẹ có thể tham khảo cháo ăn dặm của Matsuya để bổ sung dinh dưỡng cho bé, những sản phẩm tại Matsuya đều không sử dụng muối cũng và không sử dụng mất kỳ gia vị nào, hoàn toàn là nguyên liệu rau củ tự nhiên nên mẹ hoàn toàn có thể an tâm.

Một số sai lầm khác khi cho bé ăn dặm

– Nghiền thức ăn không kĩ

– Đút cho con khi đồ ăn còn quá nóng

– Không cho con bú sữa nữa

– Quên cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào cháo của bé

Việc biết trẻ ăn được gì trong giai đoạn ăn dặm chỉ là những kiến thức cơ bản. Để có thể mang đến cho con điều tuyệt vời nhất, Matsuya giới thiệu đến mẹ phương pháp ăn dặm chuẩn khoa học của người Nhật. Mẹ hãy đọc ngay ở phần bên dưới nhé!

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi

Đây là phương pháp đã được hàng triệu người mẹ Nhật cũng như mẹ Việt đã áp dụng thành công cho con của mình.  Đến với ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ được hưỡng dẫn đầy đủ các bước để cho bé ăn dặm từ 6 tháng đến 12 tháng một cách khoa học và đã được nhiều mẹ thực hiện thành công.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm trong tiếng Nhật là (rinyu shoku) có nghĩa là ăn để chuẩn bị cai sữa. Hay là việc sử dụng những thức ăn khác ngoài sữa mẹ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Và đúng với cái tên ăn dặm thì trong giai đoạn này dinh dưỡng chính của bé vẫn là từ sữa mẹ, ăn dặm chỉ là bữa ăn thêm và tạo thêm dinh dưỡng cho bé. Đồng thời là việc rèn luyện chuẩn bị cho bé ăn những thức ăn tốt hơn.

Phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 6 tháng tuổi

Đặc điểm cao quý của ăn dặm kiểu Nhật là đề cao việc rèn luyện thói quen ăn uống cho bé. Giúp bé tự giác, tập trung ăn uống và không kéo dài bữa ăn. Như thế bé mới có thể tiếp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất

Trường hợp bé chán ăn thì các mẹ cũng không nên hoảng hay lo sợ rằng con mình không ăn được như các bé cùng tuổi khác dẫn đến căng thẳng ép trẻ ăn. Xin đừng làm điều đó! Vì điều đó chỉ tạo cho bé tâm lý xấu, sợ hãi những bữa ăn của mẹ.

Thay vì vậy mẹ hãy thử những công thức nấu ăn khác, hoặc làm cho bữa ăn của bé thêm sinh động hơn với màu sắc và hình thù của chén ăn, của cháo.

Chỉ có mẹ mới hiểu được bé thích gì, vì vậy hãy quan sát và ghi chú lại những điều tốt nhất cho con nhé

Đừng để bữa ăn thành nước mắt của 2 mẹ con

Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

 – Cho ăn khoa học theo quy trình

Việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé tập ăn dần theo mức độ từ loãng đến đặc, giúp bé từng bước từng bước quen dần với các loại thức ăn cũng như độ đặc của cháo.

Theo đó các mẹ có thể kiểm soát được lượng mà bé ăn, từ đó nếu các bé có dấu hiện bất thường khi ăn các mẹ có thể biết ngay. Việc sử dụng thực đơn ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật cũng như biết được những thức ăn nào bé bị dị ứng để phòng tránh cho bé.

– Rèn luyện phản xạ nhai, nuốt

Trong giai đoạn đầu mới ăn, lưỡi của bé luôn theo cơ chế đẩy thức ăn ra ngoài nên sẽ gây khó khăn cho việc ăn dặm. Nhưng mẹ bé đừng lo. Với quy trình từng bước một bé sẽ ăn và nuốt nhanh thôi. Khi bé đã quen với phản xạ nhai nuốt thì những giai đoạn tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều cho mẹ.

– Kích thích vị giác

Phương pháp này sẽ giúp bé ăn từng loại thực phẩm một nên bé sẽ có thể phân biệt được hương vị của thức ăn. Nhìn vậy thôi chứ bé nhà mình rất là thông minh, món nào không thích sẽ nhè ra và không muốn ăn ngay. Nhờ vậy mẹ có thể biết bé thích ăn món gì và ghét ăn món gì để tìm hướng giải quyết

– Hạn chế béo phì ở trẻ do ăn quá mức và hạn chế việc hệ tiêu hóa hoạt đông quá mức

Những điều mẹ cần chú ý khi xây dựng thực đơn nấu cháo ăn dặm của Nhật cho bé

Những điều mẹ cần chú ý khi xây dựng và làm thực đơn ăn dặm cho bé

– Thức ăn phải luôn chín và được nghiền nhỏ

Đây luôn là điều tiên quyết trong việc làm đồ ăn dặm cho bé. Điều nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nên các mẹ cần đặc biệt nhớ rõ

– Cân đối dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé

Để trẻ phát triển toàn diện mẹ phải luôn cung cấp cho con đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, đạm, béo, ngũ cốc. Chính vì vậy mẹ phải có thật nhiều thực đơn cho bé. Mẹ nên có một sổ tay riêng để ghi chép nhiều món ăn ngon cho bé và phân chia một cách hoàn hảo nhất.

– Lựa chọn địa điểm mua thực phẩm an toàn

Tránh trường hợp thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc không còn tươi mới, mẹ nên chọn địa điểm là những siêu thị hoặc công ty uy tín để mua thực phẩm cho bé. Sau khi mua về mẹ nhớ rửa thật sạch rồi mới chế biến

– Cho bé ăn theo giờ khoa học

Bé phải được ăn đúng giờ và trong một khoảng thời gian quá dài. Vì như thế bé sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn cũng như không bị kéo dãn làm mất bữa tiếp theo.

– Biến bữa ăn thành điều tuyệt vời với bé

Mẹ phải luôn tạo cho bé cảm giác bữa ăn là một niềm vui chứ không được ép bé ăn. Hãy luôn làm cho bé yêu thích bữa ăn với những màu sắc của cháo, những hình dạng mà bé yêu thích

Sản phẩm nào cho bé ăn dặm cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé?

Để bé có thể ăn dặm thành công là một thành tựu lớn của mẹ và con. Vậy sản phẩm nào cho bé ăn dặm tốt nhất, đảm bảo nhất? Giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn nhưng mẹ đừng lo lắng. Ngoài những thực đơn ăn dặm cho bé bên dưới đây mẹ có thể chọn thêm những sản phẩm cháo ăn dặm ở ngoài để bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Sản phẩm nào cho bé ăn dặm

Hiện nay khoa học phát triển nên việc nghiên cứu sản phẩm cho trẻ em rất được đề cao, đặc biệt là ở Nhật Bản và các nước châu Âu. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm cháo ăn dặm Matsuya của Nhật Bản là người bạn đồng hành cùng với bé trong quá trình ăn dặm. Cháo có nhiều loại hương vị và nhanh chóng, tiện lợi trong khâu chế biến cũng như mang đi xa. Mẹ sẽ không còn phải lo lắng những lúc không biết cho bé ăn gì, những lúc quá bận rộn hoặc đi du lịch cùng bé với cháo Matsuya. Đặc biệt cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trở lên tốt nhất này không chứa 27 nguyên liệu gây dị ứng cho trẻ nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Xem thêm: Cách chọn bột ăn dặm tốt nhất cho bé theo từng tháng tuổi

Bây giờ chúng ta hãy đến với thực đơn ăn dặm và thời gian biểu ăn dặm cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé – nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn

Thời kì 1: Thực đơn cho bé  ăn dặm từ 5 – 6 tháng tuổi

Bắt đầu với 1 thìa cháo loãng sau 2 -3 ngày thì tăng lên 2 thìa và kết thúc bằng 3 thìa khi hết tháng

Cho ăn cùng một món trong 2 – 3 ngày đầu tiên

Độ đặc của cháo và lượng cháo tăng dần. Để cháo đặc hơn mẹ nên giảm dần lượng nước cho vào để sau giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn sệt giống sữa chua.

Một số thức ăn nên cho bé ăn:

– Tinh bột: cháo gạo, cháo bánh mì, khoai tây nghiền nhuyễn…

– Vitamin: các loại rau củ (cà rốt, cà chua, bí đỏ, cải bó xôi,..) và hoa quả (bơ, cam,…)

– Chất đạm: cá

– Sữa mẹ: khoảng 600 – 800ml/ ngày

Số bữa ăn: 1 bữa/ngày sau khoảng 1 tháng thì tăng lên 2 bữa/ngày

Thời gian biểu: Ngoài khung giờ bú sữa mẹ mỗi 4 tiếng thì mẹ nên cho bé ăn vào lúc 10 giờ sáng phối hợp với bú sữa sau khi ăn

Thời gian biểu ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi

1 bữa/ngày
Giờ
2 bữa/ ngày

Sữa
6 giờ sáng
Sữa

Ăn dặm + Sữa
10 giờ sáng
Ăn dặm + Sữa

Sữa
12 giờ trưa
Sữa

Sữa
2 giờ chiều
Sữa

Sữa
6 giờ tối
Ăn dặm + Sữa

Sữa
10 giờ tối
Sữa

Trong giai đoạn này bé có thể sử dụng cháo Matsuya thịt trắng và rau, cháo Matsuya rau và rong biển để bổ thêm những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thời kì 2: bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Số bữa: 2 bữa/ngày

Một số thức ăn bé có thể ăn: những thực phẩm của nhóm 6 tháng tuổi + một số thực phẩm mới: cà tím, ớt đà lạt, đậu cô ve,

Sữa mẹ: chiếm 60 – 70% lượng ăn của bé trong ngày. Ăn dặm chỉ chiếm 30 – 40%

Thời gian biểu: ngoài khung giờ bú sữa bình thường thì mẹ cho bé ăn dặm thêm vào 2 khung giờ là 10 giờ sáng vào 6 giờ chiều phối hợp cho bú sữa

Thời gian biểu ăn dặm cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Tỉ lệ

Giờ

3 bữa/ ngày

Uống sữa 60 – 70%

Ăn dặm 30 – 40%

6 giờ sáng
Sữa

10 giờ sáng
Ăn dặm + Sữa

12 giờ trưa
Sữa

2 giờ chiều
Sữa

6 giờ tối
Ăn dặm + Sữa

10 giờ tối
Sữa

Trong giai đoạn từ 7 tháng tuổi bé có thể bổ sung thực đơn ăn dặm với cháo Matsuya cà chua và nấm để đa dạng thêm món ăn và giàu dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

Thời kì 3: bé từ 9 – 11 tháng tuổi

Sang giai đoạn này bé đã vô cùng cứng cáp và có thể tự ngồi ăn cùng bố mẹ. Ngoài những thực đơn ăn dặm cho bé kể trên, mẹ có thể cắt nhỏ những thức ăn mềm cho bé cầm mút và sử dụng răng cho quen như: chuối, cà rốt… Việc này sẽ giúp bé thích thú hơn với bữa ăn cũng như để bé tập cắn và ghi nhớ thức ăn nào sẽ vừa miệng bé.

Số bữa: 3 bữa/ ngày và có thể thêm 1 bữa ăn nhẹ

Các bữa ăn nên cách nhau hơn 4 tiếng đồng hồ, mẹ hãy để bé thỏa sức khám phá thế giới và vui đùa. Vì sau lúc ấy bé sẽ cảm thấy đói và ăn ngon hơn

Thời gian biểu:

– Thời gian đầu: ngoài khung giờ bú sữa đều đặn thì mẹ nên cho bé ặn dặm phối hợp với bú sữa vào 10 giờ sáng, 2 giờ chiều và 6 giờ tối. (mỗi bữa cách nhau 4 tiếng)

– Thời gian sau: tách ăn dặm ra thành một bữa riêng vào 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ tối. Những khung giờ khác mẹ vẫn cho bú sữa bình thường. Có thể cho bé bú sữa và ăn nhẹ vào lúc 3 giờ chiều sau khi bé ngủ dậy

Thời gian biểu ăn dặm cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi

Giai đoạn đầu
Giờ
Giao đoạn sau

Sữa
6 giờ sáng
 

 
7 giờ sáng
Ăn dặm

Ăn dặm + Sữa
10 giờ sáng
Sữa

Sữa
12 giờ trưa
Ăn dặm

Ăn dặm + Sữa
2 giờ chiều
 

 
3 giờ chiều
Sữa + ăn nhẹ

Ăn dặm + Sữa
6 giờ tối
Ăn dặm

Sữa
10 giờ tối
Sữa

Thực đơn ăn dặm cho bé và công thức nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất

Nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi luôn là nỗi trăn trở của nhiều người làm mẹ khi con đến tuổi ăn dặm. Các mẹ luôn tự đặt ra các câu hỏi như: nên cho con ăn món gì khi mới ăn dặm? Nấu như thế nào để con có bữa ăn thật ngon và giàu dinh dưỡng?

Thực đơn ăn dặm cho bé theo phương pháp của Nhật

Matsuya hân hạnh cung cấp cho mẹ 15 công thức nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất để đa dạng thêm món ăn cho bé nhà mình và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng để bé phát triển khỏe mạnh, sẵn sàng khám phá thế giới bên ngoài.

Nước dùng căn bản để nấu cháo cho bé 6 – 12 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất

Trước khi vào những thực đơn kiểu Nhật chính dành cho bé. Các mẹ phải học nấu nước dùng cơ bản của nhật để trộn vào bột giúp bé ăn ngon hơn

Đầu tiên, làm nước dùng dashi

– Dashi là tên gọi của các loại nước dùng trong ẩm thực Nhật Bản. Vì trong thời kỳ đầu không được nêm gia vị, muối và các gia vị khác vào bột cháo của bé nên việc sử dụng nước dùng dashi là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ.

– Nước dùng dashi có các loại như: dashi rau củ, dashi xương gà, dashi rong biển kombu…

– Tùy món ăn mà các mẹ có thể thêm loại nước dùng dashi phù hợp vào cháo cho bé. Việc này vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn, vừa bổ sung những dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho bé mà hoàn toàn không có tác dụng phụ. Tuy nhiên thời kỳ đầu các mẹ nên nấu nước dashi thật loãng, ví dụ cho nhiều nước và 1 ít rau củ để các bé có thể dễ dàng hấp thu

Dashi rau củ:

Nguyên liệu: củ cải, cà rốt, bắp cải…

Chế biến:

– Rửa sạch và thái nhỏ

– Đun nước sôi và cho tất cả vào. Chú ý giai đoạn đầu nên chỉ nên cho 1 lượng nhỏ rau củ

– Khi chín mềm thì sử dụng Ray để lọc lấy nước rồi dùng cho bé

– Bây giờ chúng ta sẽ đến với những công thức chính

15 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất

Với những thực đơn ăn dặm cho bé dưới đây các mẹ đã có thể đa dạng thêm nhiều món dinh dưỡng cho con. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng thêm bột nước dùng Matsuya để rắc vào cháo tạo hương vị thơm ngon và mới mẻ cho bé ăn ngon từng ngày.

15 thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi tốt nhất

1. Cháo bí đỏ – thực đơn ăn dặm cho bé cơ bản nhưng rất bổ

Nguyên liệu: bí đỏ, gạo và nước dashi hoặc nước sôi

Chế biến:

– Bí đỏ gọt – bỏ ruột – rửa sạch – thái nhỏ – luộc đến khi chín mềm (có thể hấp)

– Nghiền bí đỏ và sử dụng lưới (rây) để lọc

– Lấy phần lọc được pha với nước dashi hoặc nước sôi. Sau đó pha kèm vào với cháo cho bé ăn.

2. Súp táo khoai tây

Nguyên liệu: khoai tây, nước dùng dashi/ nước sôi

Cách làm:

– Khoai tây dùng dao gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Sau đó luộc hoặc hấp chín

– Khoai chín, vớt ra và dùng thìa, muỗm để mài (nghiền) cho thật nhiễn rồi trộn với nước dashi (rau củ) hoặc nước sôi. Tùy tháng tuổi của bé mà mẹ pha nước cho loãng hoặc đặc

3. Rau cải ngọt – đậu phụ (đậu hũ)

Nguyên liệu: đậu hũ non – rau cải ngọt (chỉ sử dụng lá) – nước dashi hoặc nước sôi

Cách làm:

– Rau cải: rửa sạch – luộc chín – giã nhỏ – sử dụng lưới (ray) để lọc

– Đậu hũ non luộc với nước – vớt ra và để cho ráo nước

– Dằm nát đậu hũ và trộn với rau cải lọc được sau đó trộn với nước dùng dashi hoặc nước sôi. Lưu ý phải lọc kĩ để món ăn được mịn cho bé ăn

4. Súp lơ xanh trộn sữa chua

Nguyên liệu: súp lơ xanh, sữa chua

Cách làm:

– Súp lơ rửa sạch, luộc chín sau đó giã nhỏ và lọc với lưới (rây cho mịn)

– Trộn đều sữa chua với súp lơ theo tỉ lệ: 2:3 (2 thìa súp lơ – 3 thìa sữa chua)

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 7 tháng tuổi - 1

Click vào hình để xem cụ thể

5. Cà rốt trộn sữa chua

Nguyên liệu: cà rốt, sữa chua

Cách làm:

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái nhỏ và luộc cho chín mềm

– Giã nhỏ cà rốt và rây cà rốt thật mịn

– Trộn cà rốt với sữa chua theo tỉ lệ: 2:3 (2 thìa cà rốt – 3 thìa sữa chua)

6. Cháo cá rau cải

Nguyên liệu: cháo gạo đã nấu, cá, rau cải bó xôi

Cách làm:

– Nấu cháo

– Cá hấp chín – bỏ da và xương – giã cho mịn

– Rau bó xôi rửa sạch – luộc chín. Sau đó giã nhỏ và ray cho mịn

– Trộn cá – rau và cháo lại với nhau. Nếu bé mới ăn thì nên trộn 1 lượng nhỏ cá và rau để cháo thật loãng

7. Cá sốt đậu Hà Lan

Nguyên liệu: cá, đậu hà lan, nước dashi hoặc nước sôi

Cách làm:

– Cá hấp hoặc luộn chín – bỏ da và xương – giã mịn

– Đậu hà lan luộc chín – bóc vỏ – giã nhỏ và lọc qua ray

– Trộn cá – đậu – nước dashi hoặc nước sôi. Như vậy là mẹ đã có món ăn thật dinh dưỡng và giàu canxi cho bé

8. Cháo rau củ – thực đơn ăn dặm cho bé cần thiết có

Nguyên liệu: cháo gạo, bí đỏ, rau cải ngọt

Cách làm:

– Bí đỏ gọt vỏ – bỏ ruột – rửa sạch – thái nhỏ – luộc đến khi chín mềm (có thể hấp) sau đó nghiền cho mịn

– Rau cải rửa sạch, luộc chín sau đó giã và rây, lọc qua lưới cho mịn

– Trộn cháo, rau cải và bí đỏ vừa nghiền là mẹ đã có bữa ăn dặm thật ngon cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 7 tháng tuổi - 2

Nhấp vào hình để xem chi tiết

Trên đây là 8 loại cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất, các mẹ tiếp tục theo dõi Matsuya để có thêm nhiều món ăn cho bé nữa nhé. Tiếp theo chúng ta đến với menu khi con bạn đã qua giai đoạn 6 tháng.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Vào giai đoạn này bé đã cứng cáp hơn và đã ăn quen hơn với nhiều thức ăn. Chúng ta cần nâng cấp độ ăn của bé lên 1 tí với tỉ lệ đặc của cháo cũng như các thực phẩm mới

9. Cá sốt cà chua

Nguyên liệu: cá, cà chua, nước dashi hoặc nước sôi

Cách làm:

– Cá hấp chín, bỏ da, xương sau đó giã mịn (các mẹ chú ý lọc xương thật kỹ nhé)

– Cà chua rửa sạch – bóc vỏ – bỏ hạt sau đó cho vào nấu với nước dashi/ nước sôi đến khi cà chua chín nhừ.

– Nghiền cà chua và lọc cho mịn. Sau đó trộn với cá là xong.

10. Thực đơn ăn dặm cho bé với Cháo trứng

Nguyên liệu:

– 10 thìa cháo

– 2 – 3 thìa lòng đỏ trứng (không sử dụng lòng trắng vì có có thể dị ứng)

– 50ml nước dùng dashi hoặc nước sôi

Cách làm:

– Cho nước dashi vào nồi đun sôi sau đó cho cháo đã nấu vào

– Đánh tan lòng đỏ trứng rồi đổ vào nồi vừa nấu. Đảo nhanh tay và để thêm một lát cho trứng chín là được

11. Súp lơ trắng sốt cà chua

Nguyên liệu: 2 thìa súp lơ trắng, 2 thìa cà chua, 2 thìa nước dashi

Cách làm:

– Súp lơ trắng luộc chín và giã nhỏ

– Cà chua bỏ vỏ – bỏ hạt – thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín với nước daishi hoặc nước sôi

– Trộn súp lơ với nước vừa nấu là xong

12. Súp cà rốt bắp cải

Nguyên liệu:

– 3 thìa bắp cải

– 1 thìa cà rốt

– 1 thìa nước táo

– 60ml nước dashi hoặc nước sôi

– 1 thìa bột năng

Cách làm:

– Bắp cải, cà rốt rửa sạch, luộc chín và băm/ giã nhỏ

– Táo gọt rửa sạch – gọt vỏ – nạo nhuyền và ép lấy nước

– Cho bắp cải, cà rốt, nước táo, nước dashi hoặc nước sôi vào nối nấu lửa nhỏ trong 5 phút

– Pha 1 thìa bột năng với 3 thìa nước uống sau đó cho vào nồi. Nấu thêm khoảng 2 – 3 phút cho cháo sệt.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 - 8 tháng tuổi - 1

Nhấp vào hình để xem chi tiết

13. Khoai sọ nấu rau cải

Nguyên liệu: 3 thìa khoai sọ, 1 thìa rau cải, 6 thìa nước dùng dashi hoặc nước sôi

Cách làm:

– Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng nhỏ sau đó luộc chín rồi dùng thìa hoặc dĩa dằm cho nát

– Rau cải chỉ sử dụng lá – luộc chín – thái nhỏ hoặc giã nhỏ

– Đun sôi nước hoặc nước dashi sau đó cho rau và khoai sọ vào nấu 1 lúc cho sôi

14. Cà chua sốt phô mai

Nguyên liệu: ½ trái cà chua, 30ml nước, 1 miếng phô mai nhỏ khoảng 1cm

Cách làm:

– Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt thái nhỏ rồi nấu với 30ml nước đến khi chín mềm

– Cho phô mai vào nấu chung đến khi nước sôi lại

– Chỉ với 1 -2 phút mà mẹ đã có bữa ăn dinh dưỡng cho bé để ăn dặm rồi

15. Thực đơn ăn dặm cho bé với Súp thịt gà – bắp cải

Nguyên liệu:

– 2 thìa bắp cải

– 1 thìa thịt gà (cho ít để tránh bé bị dị ứng)

– 50ml nước

– 1 thìa bột năng

– 1 tí muối

Cách làm:

– Thịt gà luộc chín – băm nhỏ hoặc giã nhỏ

– Bắp cải rữa sạch – luộc chín và băm nhỏ hoặc giã nhỏ

– Cho thịt gà, bắp cải và 1 tí muối vào đun sôi với lửa nhỏ trong 5 phút

– Hòa 1 thìa bột năng – 3 thìa nước. Sau đó đổ vào nối và khuấy đều tay. Đợi nước sôi lại rồi tắt bếp

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 - 8 tháng tuổi - 2

Nhấp vào hình để xem chi tiết

Trên đây, Matsuya vừa chia sẻ cho mẹ về trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì? Những thực phẩm nào có thể ăn cùng với phương pháp ăn dặm Kiểu Nhật, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tốt nhất (tham khảo từ chuyên gia và từ sách: Ăn dặm không nước mắt). Ngoài những thực đơn trên các mẹ có thể tham khảo thêm trong các bài viết tiếp theo của Matsuya hoặc tại các trang sức khỏe cho bé như: Webtretho, Bé khỏe mẹ vui, Nhi đồng 1,… Hy vọng các mẹ sẽ trổ tài nấu cháo để con nhà mình có bữa ăn thật ngon. Nhiều trường hợp bé bị dị ứng khi ăn các thực phẩm quá mức, nên các mẹ có thể sử dụng cháo ăn dặm Matsuya để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn và tiện lợi cho mẹ và con.

Matsuya chúc mẹ thành công!