Trẻ 14 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Trẻ 14 tháng tuổi rất hiếu động và nghịch ngợm, nếu trẻ có các anh chị thì sẽ giúp kích thích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, bạn đừng mong chờ rằng lúc nào bọn trẻ cũng chơi đùa vui vẻ cùng nhau. Ở độ tuổi này, đứa trẻ nào cũng cho mình quan trọng nhất. Dưới đây là những cột mốc phát triển của trẻ 14 tháng tuổi, xong tốc độ phát triển của mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau, vì vậy cha mẹ đừng quá lo lắng nếu con mình có một số kỹ năng nhanh hơn hoặc chậm hơn so với những bạn cùng lứa khác.

1. Sự phát triển thể chất, vận động của bé 14 tháng tuổi

Trẻ 14 tháng tuổi vẫn đang tiếp tục trong quá trình hoàn thiện các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, vận động và ngôn ngữ. Tới giai đoạn này, trẻ đã có khả năng đi vững và thậm chí có thể đi giật lùi do được rèn luyện từ những tháng trước. Nhiều trẻ đã có thể tự uống cốc một cách thành thục, tự đứng lên, ngồi xuống, cúi xuống hoặc đứng bật dậy…

Hầu hết các bé 14 tháng đều trải qua giai đoạn bò rồi chuyển sang đi nhưng cũng có một số có thể bỏ qua giai đoạn bò và tự đi luôn. Mặc dù nhiều lúc bạn thấy trẻ bò trở lại nhưng điều này là bình thường, không nên lo lắng quá.

Ở giai đoạn này, bạn nên cho bé mang tháo giày để bảo vệ chân khi đi ra ngoài. Nhằm giúp chân trẻ cảm thấy thoải mái, nên lựa chọn giày có đế mềm, dẻo và linh hoạt. Lý tưởng nhất là loại giày bít mềm, đặc biệt là loại có rãnh dưới đế chống trơn trượt.

So với những tháng trước, kỹ năng điều khiển cơ tay của bé 14 tháng đã tốt hơn khá nhiều. Việc cho trẻ tự cầm thìa xúc bột đưa vào miệng đã thành thạo hơn và đỡ bị bôi bẩn ra quần áo hơn.

Em bé 14 tháng tuổi rất hiếu động và nghịch ngợm, có cảm giác thích thú khi chơi với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những thức có thể phát ra tiếng như gõ các vật vào nhau, di chuyển đồ chơi…Mọi đồ vật trong nhà có thể bị trẻ bới tung lên hết. Điều này có thể khiến bạn nhiều lúc cảm thấy rất bực mình khi muốn tìm kiếm đồ dùng gì đó. Tuy nhiên, trẻ càng tỏ ra tò mò, muốn tìm hiểu khám phá nếu bạn cấm không cho trẻ đụng vào.

Bụng của bé 14 tháng tuổi có thể hơi to nhưng điều này là bình thường. Dáng vẻ đặc trưng của lứa tuổi này chính là cơ thể cao lên, bụng phình ra, phần mông nhỏ và chân khom lại. Vóc dáng của trẻ cũng sẽ thay đổi khi xương của trẻ dài ra và cơ thể trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết rõ được trẻ giống ai.

So với những tháng trước, tháng này trẻ đã bắt đầu mọc nhiều tóc hơn và có thể khá lâu tóc mới sậm màu hơn. Một số trẻ lần đầu cắt tóc ở độ tuổi này, đối với cha mẹ, đây được xem là khoảnh khắc đặc biệt. Bạn có thể giữ lại một ít tóc của trẻ để làm kỷ niệm.

2. Sự phát triển về nhận thức và cảm xúc của bé 14 tháng tuổi

Bạn sẽ thấy trẻ thường thích chơi đùa và sẽ tìm cách chơi với những người khác bất cứ khi nào có thể khi chăm sóc bé 14 tháng tuổi. Trẻ có thể khiến bạn cười bởi một hành động nào đó và trẻ sẽ tiếp tục làm đi làm lại việc đó. Ở lứa tuổi này, sẽ bắt đầu tất cả các khái niệm về làm mẫu, bắt chước, nguyên nhân hay kết quả. Hãy cố gắng dành thời gian chơi cùng và cho bé thấy sự hào hứng ngay cả khi trò chơi đó chán ngắt.

Thường xuyên đọc sách cho bé 14 tháng tuổi, có thể đưa trẻ đến thư viện và cùng tìm sách. Khi trẻ lớn lên sẽ có khả năng ngôn ngữ tốt và bắt đầu những năm học đầu tiên khá dễ dàng khi trẻ xem đọc sách như một niềm vui và là một phần bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ có thói quen bắt chước người khác, đặc biệt là những trẻ khác. Sao chép hành vi của những người xung quanh chính là cơ hội cho trẻ được học những kỹ năng mới. Đây là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Cha mẹ nên giúp trẻ củng cố những hành vi tốt bằng cách khuyến khích trẻ.

Em bé 14 tháng tuổi đã có thể phát ra âm thanh một cách rõ nét, chẳng hạn như “ mẹ, ba”…Trẻ cũng đã biết dùng các cử chỉ để giao tiếp với những người khác như vỗ tay, vẫy tay…

Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn của mình, chẳng hạn như khi bé muốn bạn bế lên, trẻ sẽ giơ hai tay, khi muốn đi xuống, trẻ sẽ chỉ xuống…Trẻ đã có thể hiểu được những từ ngữ đơn giản mà bạn dùng hàng ngày mặc dù chưa được nhiều

Trẻ ở độ tuổi này cũng sẽ trở nên rất lì lợm khi chúng nhận ra những gì bản thân có thể và không thể kiểm soát được. Khi thấy sự phản kháng của trẻ, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh. Với mỗi hành động của trẻ, hãy cố gắng dùng những lời nói phù hợp. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ biết được ai sẽ đáp ứng nhu cầu chủ yếu của mình.

Sẽ có những lúc bạn cảm thấy thật khó khăn khi làm cha mẹ, nhất là khi trẻ thích khám phá và hay tò mò, trẻ cần xóa bỏ những giới hạn quen thuộc để khám phá những thứ mới lạ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, không phải lúc nào cũng làm trẻ hài lòng mà thay vào đó là phải giữ cho trẻ được an toàn. Mặc dù bạn biết những gì bé muốn nhưng bạn vẫn cần hiểu những gì bé thực sự cần.

14 tháng tuổi

3. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 14 tháng tuổi

Lượng thức ăn hàng ngày của bé 14 tháng tuổi vẫn chưa nhiều. Trẻ có khả năng cao bị dị ứng khi được cho ăn những thức ăn mới, nhất là những thức ăn có nguồn gốc từ biển. Khi cho con ăn những loại thức ăn này, cha mẹ cần vô cùng thận trọng. Để kiểm tra phản ứng của trẻ, nên cho trẻ ăn ít một, nên chọn các loại thực phẩm quen thuộc và lành tính như cá chép, tôm, cá thu…

Một số cha mẹ nghĩ rằng, so với trẻ ăn cháo hoặc bột, ăn cơm sẽ giúp trẻ hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất và lớn nhanh hơn, do đó, cha mẹ thường tập cho trẻ làm quen với việc ăn cơm. Tuy nhiên, ăn cơm quá sớm sẽ không tốt cho dạ dày của trẻ. Vì vậy, ở giai đoạn này, vẫn nên cho trẻ ăn cháo. Để làm quen với việc nhai, nuốt sau này, có thể cho trẻ ăn cháo hạt. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho trẻ khi ăn cơm.

Khả năng sáng tạo của trẻ ở tháng tuổi này rất phát triển. Do đó, để phát huy được trí thông minh, sáng tạo của trẻ, cha mẹ hãy cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi theo nhiều cách khác nhau.

Để khuyến sự phát triển của trẻ, cha mẹ cần:

  • Bố mẹ nên nói chuyện nhiều với trẻ, đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, giải thích các sự vật, hiện tượng xung quanh với tên gọi của chúng để mở rộng vốn từ vựng cho con, giúp trẻ hình thành và ghi nhớ vào não bộ.
  • Một trong những cách chia sẻ tốt giữ mẹ và trẻ đó chính là mẹ có thể sao chép những gì trẻ đang làm. Điều này khiến trẻ vô cùng thích thú
  • Khi nhìn vào nụ cười và ánh mắt của trẻ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ấm áp và vui vẻ, giúp bạn thoát khỏi những áp lực của công việc và cuộc sống thường ngày
  • Giúp trẻ theo dõi sự chuyển động bằng cách lăn quả bóng về phía trước và phía sau trẻ
  • Cho bé thêm nhiều sự lựa chọn để tăng thêm vốn từ vựng
  • Khuyến khích trẻ cùng đi bộ với bạn
  • Đọc sách cùng nhau

Việc nuôi dạy một đứa trẻ mới biết đi sẽ khác so với việc dạy dỗ những đứa trẻ lớn hơn. Để biết trẻ muốn gì, bạn vẫn phải theo dõi bé kỹ. Hầu hết thông tin liên lạc của bé sẽ thông qua ngôn ngữ cơ thể, những từ ngữ và âm thanh cơ bản cũng như qua hành vi của bé vì kỹ năng nói của bé vẫn chưa hoàn chỉnh. Hãy trò chuyện hàng ngày cùng trẻ đẻ tăng thêm mối liên kết của bạn và trẻ.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: emmasdiary.co.uk, whattoexpect.com