Trẻ 11 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Trẻ 11 tháng tuổi đã có rất nhiều sự thay đổi. Bạn có thể gặp khó khăn trong chăm sóc trẻ. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các cột mốc mà trẻ 11 tháng tuổi có thể đạt được thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Kỹ năng vận động
Trẻ 11 tháng tuổi có thể dễ dàng di chuyển trong khi cầm nắm đồ đạc hoặc nắm tay bạn. Thậm chí, trẻ có thể bước đi một mình. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu tập đứng thậm chí là có khả năng đứng vững và đi được vài bước. Mặc dù cơ thể trẻ đã cứng cáp hơn và có khả năng phối hợp giữa các bộ phận, tuy nhiên trẻ vẫn có thể cần tựa vào bạn hoặc các điểm tựa khác để đứng vững.
Trẻ 11 tháng tuổi có thể biết nghịch nhiều đồ vật như: Ghế nhựa, một số vật nguy hiểm hơn như cốc, chén, bình nước nóng…Trẻ cũng có sở thích mở ngăn kéo tủ. Vì vậy, khi trẻ được 11 tháng tuổi bạn cần cẩn thận cần giữ các hóa chất, sản phẩm, mỹ phẩm tránh xa tầm tay của trẻ.
2. Sự phát triển triển thể chất của trẻ 11 tháng tuổi
Hầu hết trẻ 11 tháng tuổi vẫn còn thích di chuyển bằng cách bò. Những trẻ biết đi sớm có thể di chuyển bằng cách cầm nắm đồ vật hoặc đẩy xe đẩy. Trẻ sơ sinh học cách đi trong tư thế nghiêng về phía trước. Xe tập đi được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên bạn cần chú ý vì chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Hãy chú ý theo sát trẻ, bởi khi ở độ tuổi này, trẻ thích ném các đồ vật xung quanh. Có những trẻ còn thích thú với hành động nhổ tóc của chính mình, điều này có thể gây đau đớn cho trẻ. Vì vậy, dù thế nào, trẻ cũng cần được chăm sóc và quan sát kỹ ở giai đoạn này.
Các cột mốc quan trọng đối với trẻ 11 tháng tuổi:
- Thích ‘giả vờ’ nói chuyện bằng cách bập bẹ những âm thanh
- Có thể ném đồ vật – đồ chơi, gạch, thực phẩm, bất cứ thứ gì trong tầm tay trẻ
- Có một món đồ chơi mà trẻ thực sự yêu thích, trở nên lo lắng khi bạn rời khỏi phòng và để trẻ lại một mình
Trẻ cũng có thể sẽ:
- Hiểu những trò đùa của bạn
- Có thể sao chép âm thanh chi tiết hơn và biểu cảm trên khuôn mặt
- Phát huy sự độc lập bằng cách chống lại và phản kháng theo ý muốn
Ở độ tuổi này, trẻ sử dụng các cử chỉ ngày càng thuần thục hơn để thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình, bao gồm chỉ tay, lắc đầu, gật đầu. Bạn cần lắng nghe những tiếng nói đầu đời của trẻ và nhớ rằng, chúng có thể không giống với những gì mà bạn nói.
Trẻ 11 tháng tuổi đã có thái độ khá quyết đoán và phản đối theo ý muốn của bản thân. Đây không phải là sự nghịch ngợm mà là sự phát triển bình thường của trẻ. Thay vì trách mắng trẻ, bạn nên hướng sự chú ý của trẻ sang đồ vật khác.
Sự hiểu biết của bé tiếp tục được cải thiện và chúng có thể bắt nhịp theo giai điệu, âm thanh theo giọng nói hoặc một bản nhạc hay một cuộc trò chuyện ngay cả khi trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của tất cả các từ. Trẻ sẽ giả vờ tự nói chuyện bằng cách bắt chước âm thanh trong lời nói của bạn.
Trẻ có thể cảm thấy căng thẳng khi gặp người lạ. Sự xuất hiện của một người bạn mới ở sân chơi có thể khiến trẻ khóc và bò đi chỗ khác.
3. Trẻ 11 tháng tuổi ăn và ngủ như thế nào?
Bây giờ trẻ có thể tự ăn bằng cách cầm nắm đồ vật và bắt đầu khám phá việc sử dụng thìa. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dành cho trẻ 11 tháng tuổi bằng nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa, phô mai sữa chua, các loại thịt như: Thịt bò, thịt gà cá, đậu phụ. Chuẩn bị cho trẻ một bữa ăn nhẹ vào buổi sáng và buổi chiều để trẻ có đủ năng lượng cho cả ngày. Bánh quy giòn, trái cây và ngũ cốc khô đều là những lựa chọn tốt cho trẻ. Trẻ cũng sẽ cần được cung cấp 16-20 ounce sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày.
Khuyến khích bé thường xuyên thử các loại thực phẩm mới với hương vị, hình thù khác nhau, ngay cả khi có những món mà trẻ sẽ không thích trong lần thử đầu tiên, hãy kiên nhẫn để trẻ có thời gian làm quen một cách từ từ.
Trẻ vẫn cần khoảng một pint (500ml) sữa mỗi ngày, được chia làm ba lần cho ăn vào sáng sớm, sau bữa trưa và lúc đi ngủ. Trẻ cũng cần được bổ sung vitamin hàng ngày, bao gồm: vitamin A, C và D trừ khi trẻ uống nhiều sữa công thức mỗi ngày.
Khẩu vị của bé đang tiếp tục quá trình hoàn thiện, vì vậy hãy tiếp tục cho bé nếm thử các hương vị khác vào các bữa ăn . Nếu con bạn biếng ăn, đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục thử những món ăn mới. Đôi khi, trẻ sơ sinh phải tiếp xúc với thực phẩm từ 8 đến 12 lần trước khi ăn. Đồng thời, không bao giờ ép bé ăn. Tốt hơn là để trẻ nhỏ tự quyết định khi chúng thực sự sẵn sàng.
Thông thường, trẻ 11 tháng tuổi ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn ( khoảng 20 đến 30 phút) và giấc ngủ trưa kéo dài từ 2 đến 3 giờ.
Ngoài 3 bữa ăn chính mỗi ngày, bổ sung thêm cho trẻ các bữa ăn nhẹ với các loại thực phẩm như hoa quả, sữa chưa, bánh quy….để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.
4. Những hoạt động giúp trẻ 11 tháng phát triển
Bạn có thể khuyến khích trẻ phát triển thông qua một số hoạt động như:
- Cùng trẻ chơi một số trò chơi đơn giản như xếp đồ vật theo kích thước, màu sắc, hình dạng….Điều này sẽ giúp trẻ có thêm được nhiều trải nghiệm mới và phát triển hơn về sự logic, về trí nhớ, đồng thời giúp bạn hiểu được khả năng của trẻ, những trò chơi mà trẻ cảm thấy hứng thú
- Để dạy trẻ biết chia sẻ, cho trẻ chơi với các bè bằng hoặc trong lứa tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ thường có tính sở hữu, vì vậy, trẻ có thể cáu giận, la hét khi có một đứa bé đến chơi cùng và tranh giành đồ chơi.
- Bạn không nên thúc ép các con phải chơi với nhau. Hãy để trẻ hiểu được khái niệm chia sẻ và thương lượng nhau bằng cách để chúng tự nhiên chuyển từ chơi cạnh tranh sang chơi cùng nhau.
- Bắt đầu củng cố hành vi tốt của trẻ bằng những lời khen ngợi và sửa chữa những hành vi không phù hợp
- Khuyến khích trẻ bắt đầu tự lập hơn trong khi mặc quần áo, ăn uống và chuẩn bị đi ngủ
- Khi trẻ ra ngoài, nên đi tất hoặc giày cho trẻ. Giữ chân trần khi trẻ ở nhà cho đến khi trẻ thực sự biết đi.
- Đọc sách cùng trẻ mỗi ngày bằng cách chỉ vào người và vật trong ảnh và hỏi bé xem chúng là gì. Bạn cũng có thể cho trẻ tham gia vào bằng cách tự trẻ lật các trang sách.
Trẻ 11 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.