Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Sự phát triển về khả năng nhận thức và thể chất của trẻ 1 tuổi
Khi bé nhà ban được 1 tuổi, bạn có thể thấy bé đã biết là rất nhiều thứ khác nhau. Từ vận động cho đến nhận thức, khả năng học tập đều đã rất thành thục. Tuy nhiên, đối với những người mới lần đầu tiên làm bố mẹ, chưa có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ sẽ rất thắc mắc trẻ 1 tuổi biết làm gì để so sánh, đối chiếu để biết được trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Vậy, hãy cùng với Beyeume tìm hiểu xem trẻ 1 tuổi biết làm gì qua bài viết dưới đây.
Phát triển thể chất
Về phương diện thể chất, vân động, trẻ 1 tuổi biết làm gì?
Giai đoạn trẻ được 1 tuổi, em bé của bạn đã hoàn toàn có thể bò rất nhanh và linh hoạt. Ở độ tuổi này, nhiều bé thậm chí đã có thể đứng nếu có người lớn hỗ trợ hoặc vịn vào tường. Một số trẻ phát triển nhanh hơn thì đã có thể tự đứng dậy và bước đi chập chững được một đoạn ngắn. Thời điểm này, bố mẹ nên khuyến khích cho trẻ tập đi bằng cách để trẻ tự vận động, gọi trẻ đi lại ở 1 khoảng cách vừa phải, hạn chế ẵm hoặc bế trẻ để trẻ ự vận động và cứng cáp hơn khi bước đi.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Loại bỏ hết những vật dụng sắc nhọn, cứng có thể làm tổn thương đến trẻ trong quá trình bé tập đi và vận động.
Ngoài sự phát triển về khả năng đi đứng, trẻ 1 tuổi cũng phát triển cả về kỹ năng sử dụng tay và các ngón tay. Giai đoạn này, bé đã có thể cầm nắm thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ, cầm các hình khối có kích thước không quá lớn so với bàn tay của bé, lôi đồ chơi từ trong giỏ ra ngoài, dùng ngón tay để chọc ngoáy và thực hiện các động tác như đang viết…
Như vậy, với câu hỏi trẻ 1 tuổi biết làm gì về phương diện thể chất. Bé 1 tuổi đã có thể vận động linh hoạt về tay và chân. Dễ dàng đi được một khoảng ngắn và có thể cầm nắm đồ vật một cách chắc chắn.
Phát triển ngôn ngữ
Về trí tuệ và khả năng ngôn ngữ, trẻ 1 tuổi biết làm gì?
Khi được 1 tuổi, các bé đã có những nhận thức nhất định về mặt ngôn ngữ. Hầu hết các bé đều đã hiểu được phần nào hiểu được ý nghĩa mà người lớn thể hiện qua ngôn ngữ, cụ thể như sau:
– Bé chú ý khi bạn trò chuyện cùng bé
– Bé biết cách phản ứng với những khẩu ngữ đơn giản, thực hiện các yêu cầu cử chỉ theo lời hướng dẫn của người lớn như vỗ tay, nháy mắt, làm duyên
– Bé có phản ứng khi bạn gọi tên bé
– Bé bập bẹ nói “ba” hoặc “ma” và đôi khi nhại theo tiếng bạn nói
Để bé phát triển khả năng về ngôn ngữ, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện hoặc đọc truyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ. Cách này giúp cho bé có giấc ngủ sâu và tăng khả năng nhận biết ngôn ngữ.
Trẻ 1 tuổi biết làm gi để với khả năng phản xạ và thể hiện cảm xúc?
Về phương diện phản xạ và thể hiện cảm xúc, trẻ 1 tuổi biết làm gì? Một số biểu hiện cụ thể của bé về các phản ứng và thể hiện cảm xúc?
Sự phát triển về xã hội của bé vào năm đầu tiên phần lớn là sự kết nối giữa bé và những người lớn trong gia đình. Đó là tiền đề quan trọng để bé phát triển kỹ năng này trong những năm tiếp theo.
Ở gian đoạn này, bé thường sẽ thể hiện một số những phản ứng tương tác với người lớn như khóc muốn gần mẹ (hoặc người thường xuyên chăm sóc bé) hơn là gần gũi với những người khác trong gia đình. Trẻ sẽ tỏ ra thích thú đối với một số món đồ chơi màu sắc, chuyển động, thường bắt chước người lớn khi chơi với đồ chơi, lặp lại tiếng động nhiều lần để thu hút sự chú ý, tự giác mở rộng cánh tay hoặc chân khi được thay đồ.
Ngoài ra, đôi khi bé có những cư xử nghịch ngợm và gây khó chịu. Bạn biết nguyên nhân của những hành động này từ đâu không?
Từ 12 tháng tuổi, trí tò mò của trẻ đang trong giai đoạn phát triển tự nhiên, vì thế bé sẽ có những lúc muốn xem phản ứng của bạn như thế nào trước các cách cư xử kì quặc của bé, ví dụ như ném đồ chơi trong tay và đòi người lớn lấy lại cho bằng được, tự bứt tóc mình, không chịu ngồi lên chiếc ghế quen thuộc…
Nguyên nhân của việc này là vì bé đang dần nhận thức được mình là một cá thể riêng biệt, tách dần khỏi bạn, và bé đang dần cố gắng thể hiện sự độc lập đó. Việc của những người bố người mẹ thông thái là để con trải qua giai đoạn và ngày càng độc lập hơn, theo cách tích cực. Khi bạn muốn bé vâng lời, hãy biểu hiện thái độ nghiêm nghị và cố gắng làm bé mất tập trung sang một thứ khác (bằng một món đồ chơi, hoặc một ít đồ ăn vặt…)
Thể hiện những nhu cầu, mong muốn, sự yêu thích của bản thân cũng là yếu tố quan trọng trong tương tác xã hội. Ở giai đoạn này, bé sẽ có một số thể hiện như sợ hãi khi gặp người lạ, nhìn chằm chằm hoặc chỉ vào đồ chơi mình thích, không thích một loại thức ăn và cố gắng từ chối…
Có rất nhiều cách hay mà bố mẹ có thể áp dụng để kích thích kỹ năng tương tác xã hội của bé như đọc sách cho bé nghe, chỉ vào các hình ảnh trên tường hoặc trong sách, gọi tên các đồ vật và hướng dẫn cho bé, cũng như cho bé tiếp cận với những thứ mới mẻ (cây, hoa, các loại côn trùng, con vật, thực phẩm ăn dặm mới…)
Mặc dù mỗi bé sẽ có mức độ tăng trưởng khác nhau, và cũng không thể đánh giá rằng con bạn đã phát triển một cách hoàn hảo hay chưa. Nhưng chúng ta có thể nhận biết liệu bé có đang bị chậm phát triển hoặc cơ thể có dấu hiệu trì hoãn. Hãy đưa bé đi khám ở bác sĩ nhi khoa nếu bé có những biểu hiện dưới đây trong giai đoạn 12 tháng tuổi
Những dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển
– Bé không thể đứng được ngay cả khi có người lớn hỗ trợ
– Bé không biết bò
– Bé không biết cách dùng cử chỉ cơ bản như vỗ tay, vẫy tay, lắc đầu
– Bé không biết cách dùng ngón tay để chỉ đồ vật
– Không nói bất cứ một từ đơn giản nào như “ba” hoặc “ma”
Như vậy, trên đây Beyeume đã chia sẻ đến với bạn đọc những thông tin về sự phát triển của trẻ 1 tuổi, trẻ 1 tuổi biết làm gì? những khả năng của bé trong những hoạt động vận động, ngôn ngữ và cả cảm xúc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về trẻ, có phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp. đặc biệt là những người lần đầu tiên làm bố mẹ.