Trang trí nhà bằng chậu trúc cảnh – không gian xanh mát, thịnh vượng đủ đầy | Chậu Composite Havico

Một trong những loại cây cảnh dễ trồng và được trồng phổ biến nhất là trúc cảnh. Trang trí nhà cửa bằng những chậu trúc cảnh không chỉ mang thiên nhiên xanh mát lại gần con người hơn mà còn là yếu tố thu hút nhiều may mắn, sung túc cho gia đình. Cùng Havico điểm danh các loại cây trúc cảnh hot nhất hiện nay, cách chăm sóc chậu trúc cảnh đúng kỹ thuật mà không phải ai cũng biết nhé!

Trúc cảnh – Loài cây của sự sung túc

Trúc cảnh được rất nhiều người yêu thích lựa chọn cho không gian sống. Cây có tên khoa học là Bambusa Multiplex, dáng cây mảnh, thon, lá xanh và dài. Cây mọc thành bụi và sinh trưởng rất tốt.

Trúc cảnh – Loài cây của sự sung túcTrúc cảnh – Loài cây của sự sung túc

Cây trúc cảnh mang vẻ đẹp bình dị nhưng đầy khí chất, màu sắc xanh tươi của cây mang lại cho không gian tràn đầy sức sống. Khi gió thổi, cành lá trúc va chạm vào nhau nhẹ nhàng tạo nên âm thanh rất nên thơ và gần gũi.

Ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa, trúc cảnh được ưa chuộng còn vì chúng có thể trồng trực tiếp trong đất vườn (ngoài trời) hoặc trồng trong chậu cảnh. Điều này mang lại nhiều sự lựa chọn và linh hoạt trong trang trí nội ngoại thất.

Những loại cây trúc cảnh đẹp được yêu thích nhất

Cây trúc cảnh có nhiều loại, trong đó có 6 loại đẹp và được yêu thích nhất. Mỗi loại có vẻ đẹp riêng nhưng đều vô cùng nổi bật. Có loại thích hợp trồng trong nhà, trong khuôn viên hay trong đặt làm cảnh trên bàn…

Trúc Quân tử

Trúc Quân tử có thân mảnh, lá nhuyễn mọc vươn thẳng lên cao. Cây được trồng trong khuôn viên, dọc bờ tường, hoặc trồng trong chậu cảnh. Khi trồng trong chậu, có thể sử dụng chậu đơn trồng thành bụi nhỏ hoặc trồng trong chậu dài tạo thành hàng rào trúc đẹp mắt.

Trồng trúc quân tử không chỉ giúp che đi những khiếm khuyết của ngôi nhà mà ngược lại, còn giúp dẫn mang tài lộc may mắn về cho gia đình.

Trúc Quân tửTrúc Quân tử

Trúc Quan Âm

Cây trúc quan âm như tên gọi của mình, nó mang đến phúc lộc, sự bình yên và hạnh phúc cho gia chủ. Cây mọc bụi, có thân màu xanh thẫm, đốt ngắn, tròn, phình to. Ngọn cây có nhiều nhánh nhỏ và mọc đối xứng nhau, lá màu xanh thẫm, nhọn và có gân nhám.

Cây sinh trưởng tốt và được trồng thành bụi trong khuôn viên sân vườn, nơi công sở, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng…

Trúc Quan ÂmTrúc Quan Âm

 

Trúc Cần Câu

Tên gọi khác của trúc cần câu là trúc bạch. Thân thẳng, tròn và mảnh với đường kính chỉ 2cm – 3cm, có nhiều đốt, mọc thành bụi. Nhờ thân mảnh và dẻo dai nên ngoài trang trí, chúng còn được dùng để làm cần câu.

Trúc Cần CâuTrúc Cần Câu

Trúc Nhật

Loại trúc cảnh có chiều cao trung bình, được trồng trong chậu để trang trí nội thất hay tiểu cảnh nhằm mang lại một không gian thanh mát, trong lành, cũng như dồi dào tài lộc cho gia chủ.

Trúc NhậtTrúc Nhật

Có thể bạn cần: Bí quyết chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn tươi tốt

Trúc Phú Quý

Đây là loại trúc cảnh mini, được trồng trong chậu nhỏ để làm cảnh và là loại cây phong thủy rất được yêu thích trên bàn làm việc của nhiều nhà kinh doanh. Thân cây có đốt, không có cành. Lá trúc Phú Quý mọc thành từng chùm. Cây có tác dụng lọc không khí và có ý nghĩa tốt về phong thủy.

Trúc Phú QuýTrúc Phú Quý

Trúc Mây

Cây trúc mây thường được trồng trong chậu trụ tròn, bầu, dáng đứng trang trí nội – ngoại thất cho không gian nhà ở hoặc khuôn viên sân vườn. Chậu trúc cảnh này vừa có tác dụng thanh lọc không khí, màu sắc xanh thẫm của lá cũng giúp không gian thêm phần nổi bật.

Trúc MâyTrúc Mây

Lợi ích từ những chậu trúc cảnh đẹp

Có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh những cây trúc cảnh trong sân vườn của gia đình, quán xá, khách sạn, khu du lịch, công viên và cả trong không gian bên trong nhà. Sự phổ biến này nhờ vào những lợi ích và ý nghĩa đẹp đẽ mà trúc cảnh mang lại.

Ý nghĩa phong thủy của cây trúc cảnh

Cây trúc cảnh có dáng mảnh, bình dị nhưng thanh thoát, kiên vững. Cây mọc vươn thẳng lên cao tượng trưng cho khí chất quân tử, vừa thanh cao, vừa ngay thẳng, chính trực.

Trúc cảnh là cây thứ ba trong bộ tứ cây “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, có tác dụng mang đến may mắn, phú quý cho gia chủ. Cây trúc mang ý nghĩa về một sức sống mãnh liệt không gì quật ngã và sự thịnh vượng trong kinh doanh. Ngoài ra, cây trúc xua đuổi những vận khí xấu, tà ma… và mang lại nguồn năng lượng dồi dào sinh khí cho gia chủ.

Lá của trúc có hình dáng dài, thon nhọn nên phù hợp với những người mệnh Kim, còn màu sắc xanh rì của nó lại cực kỳ hợp với những ai mệnh Mộc. Trúc cảnh mang lại sự dồi dào, sung túc về tài lộc và may mắn, hòa thuận cho gia đình.

Không gian xanh mát

Trúc cảnh tùy giống loại có thân màu xanh lá hoặc vàng xanh, lá màu xanh mạ hay xanh đậm. Chúng mọc thành bụi và lá phát triển sum suê tạo nên một mảng xanh tươi tắn cho không gian.

Nhiều kiến trúc sư thiết kế những bụi cây này thành hàng rào trúc vô cùng đẹp mắt, vừa phục vụ kiến trúc, vừa tạo bóng râm mát mẻ. Trong khi đó, những người khác trồng trúc trong chậu cảnh bằng sứ hay bằng nhựa composite và trang trí ở một góc nhất định hoặc làm tiểu cảnh.

Hãy tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn cùng gia đình ngồi lại bên nhau, thưởng trà bên hàng trúc cảnh lao xao, xanh mát, cảm giác vô cùng thư giãn và bạn hoàn toàn có thể tái tạo năng lượng cho ngày mới

Kỹ thuật trồng trúc cảnh trong chậu đúng chuẩn

Trúc cảnh có thân nhỏ nên không chiếm nhiều diện tích trồng. Đây là ưu điểm mà rất ít cây cảnh nào có được. Bên cạnh trồng trúc cảnh trực tiếp trong đất vườn, , những chậu trúc cảnh ngày càng được ưa chuộng hơn, phần vì chúng tiện lợi, linh hoạt di dời trong trang trí, dễ dàng phối cảnh và khả năng sinh trưởng cũng không hề kém cạnh.

Nên dùng chậu nào để trồng trúc cảnh

Chậu trồng trúc cảnh cũng đa dạng về hình dáng, chất liệu và màu sắc, góp phần mang lại những concept trang trí tao nhã, nên thơ, cổ điển hay hiện đại

  • Trúc có dáng mảnh, thân thẳng và có chiều cao, phù hợp với những chiếc chậu cao (tròn hoặc trụ), màu trắng, xám hay đen đều hợp.
  • Những loại trúc để bàn có thể dùng chậu tròn nhỏ, dáng lùn…
  • Đối với những loại trúc cảnh có thể trồng thành hàng rào hay men theo bờ tường, có thể sử dụng loại chậu hình chữ nhật cao và dài.

Chất liệu chậu trúc cảnh phong phú từ sành sứ, xi măng, gỗ hay nhựa tổng hợp composite…

Showroom Chậu Composite HavicoShowroom Chậu Composite Havico

Kỹ thuật trồng cây

Bước 1:  Pha trộn đất thịt cùng với giá thể như xơ dừa, tro, trấu và phân hữu cơ với tỉ lệ tương ứng là 10: 40:30:10:10. Ủ phân và tưới nước để cấp ẩm.

Bước 2: Đào hố trước một thời gian để khử mầm bệnh. Cho đất vào trong hố và lưu ý về khả năng thoát nước của hố đất.

Bước 3: Đặt bầu cây trúc vào hố sao cho mặt bầu ngang với mặt đất và mặt chậu. Nén chặt đất.

Bước 4: Tưới nước cho đất ẩm. Sau đó tiến hành dọn dẹp sạch phần đất vương vãi ra nền đất và chậu cây.

Cách chăm sóc chậu trúc cảnh

Tuy trúc là loại cây cảnh có khả năng sinh trưởng tốt, nhưng để kéo dài tuổi thọ và duy trì sự xanh tốt, cần lưu ý nhiều yếu tố trong quá trình chăm sóc cây.

  • Tưới nước – bón phân: Bổ sung đất tơi xốp cho cây, pha thêm cát để tăng độ thông thoáng khí và thoát nước cho rễ. Tưới nước vừa đủ để cấp ẩm tránh tưới quá nhiều làm rễ ngập úng.
  • Ánh sáng: Trúc là loại cây ưa sáng. Nếu trồng trúc trong chậu cảnh và đặt trong nhà cũng nên lưu ý vị trí đặt thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào. Định kỳ mang cây ra phơi nắng ngoài trời sẽ càng giúp cây cứng cáp, khỏe mạnh hơn.
  • Cắt tỉa: Đặc tính của trúc là lá nhiều và xum xuê. Vì vậy, cần cắt tỉa để chúng luôn phát triển gọn gàng theo hình dáng mong muốn. Thường xuyên chú ý cắt tỉa những chiếc lá khô và úa vàng, vừa giúp cây khỏe, vừa đảm bảo tốt cho phong thủy gia đình.

Mời xem tiếp: TOP 20+ chậu trồng trúc cảnh bền, đẹp sang trọng TẠI ĐÂY

Ban biên tập: Havico

5

/

5

(

1

bình chọn

)