Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023)
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đã có khá nhiều ý kiến thông qua các cuộc hội thảo hoặc các bài viết đăng tải trên các phương tiện báo chí cùng bàn về khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để cùng tìm hiểu về “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?”
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt là CSR).
Chẳng hạn, ngay từ năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.
Trong khi đó, Archie Carroll (1999) còn cho rằng, CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
Matten và Moon (2004) lại cho rằng, “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”…
Trong khi đó, theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, “CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”…
Hay gần đây, theo Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…
Như vậy, khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động,…), bảo vệ môi trường;…
Sau rất nhiều định nghĩa về CSR thì định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra có tầm bao quát nhất: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.”
2. Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Nhiều công ty xem CSR là một phần khồng thể thiếu đối với hình ảnh thương hiệu – lý do là vì khách hàng sẽ ưu tiên tin dùng sản phẩm/dịch vụ của những doanh nghiệp có danh tiếng xã hội tốt hơn. Vì lẽ này, CSR là nhân tố tối quan trọng trong mọi hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp.
Trào lưu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch từng bước cải thiện quy trình sản xuất – nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
3. Lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Khi khách hàng nhìn thấy những bằng chứng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, họ sẽ có xu hướng phản ứng tích cực với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp hơn.
Tăng cường sự trung thành của khách hàng và doanh số bán hàng: Khi công ty thể hiện bằng chứng về trách nhiêm đối với xã hội, khách hàng sẽ cảm thấy có lý do chính đáng để tin tưởng và lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của công ty so với đối thủ.
Tiết kiệm chi phí hoạt động: Việc đầu tư tới ưu quy trình vận hành sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường.
Thúc đẩy tinh thân của nhân viên: Khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đao đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội, nhân viên cũng sẽ nhờ đó có động lực để hành động tương tự theo chuẩn mực hành vi chung. Tinh thần cam kết và gắn bó với doanh nghiệp gia tăng – đồng nghĩa với việc tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng sẽ giảm đi.
Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng: Các nhà đầu tư thường sẵn sàng hỗ trợ những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện hơn.
Giảm bớt gành nặng pháp lý: CSR là nền tảng xây dựng mối quan hệ bền chặt với các cơ quan pháp lý – nhờ đó giảm bớt gành nặng quản lý cho doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
-
Hotline: 19003330
-
Zalo: 084 696 7979
-
Email:
-
Website: accgroup.vn
Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin