Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P1)

Câu 1: Công thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?

Câu 2: Hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất µ của vật liệu làm dây dẫn

  • A.  

    R =  $\frac{\rho l}{S}$

  • B. R=  $\frac{lS}{\rho }$
  • C. R = $\frac{\rho }{l }$
  • D. R = Sl

Câu 3: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện
  • B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện
  • C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
  • D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế

Câu 4: Công thức nào sau đây thể hiện hai điện trở mắc song song với nhau?

  • A. RAB =  $\frac{R_{1}R_{2}}{R_{1} + R_{2}}$       
  • B. RAB = R1+ R2       
  • C. UAB= U1+ U2

Câu 5: Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, chiều dài l, tiết diện cắt ngang có đường kính d và có điện trở suất là:

  • A.  R =  $\frac{4\rho l}{\pi d^{2}}$  
  • B. R =  $\frac{4 d^{2}l}{\pi d}$
  • C. R =  $\frac{4 d^{2}\rho }{\pi l}$
  • D. R = $4\pi d^{2}.\rho l$

Câu 6: Cho hai điện trở R1 = 20 Ω; R2 = 60 Ω mắc vào hai điểm A, B. Mắc R1 nối tiếp R2 vào U = 120V. Cường độ dòng điện qua mạch trên là:

  • A. 

    10A                

  • B. 7,5A                 

  • C. 2A                

  • D. 1,5A

Câu 7: Một dây dẫn Nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U, Điện trở của dây dẫn có giá trị là:

  • A. R = 55 Ω               
  • B. R =110 Ω     
  • C. R= 220 Ω       
  • D = 50 Ω

Câu 8: Khi mắc điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:

  • A. 2A                
  • B. 0,5A             
  • C. 1A                     
  • D. 1,5A         

Câu 9: Điện trở của đoạn dây dẫn bằng đồng dài 100m, tiết diện 2mm2 và có điện trở suất 1,7.10-8 là:

  • A. 0,75Ω           
  • B. 0,65Ω             
  • C. 0,85Ω                   
  • D. 0,95Ω

Câu 10: Định luật Jun-Len- xơ Cho biết điện năng biến đổi thành :

  • A. Cơ năng                                
  • C. Hóa năng
  • B. Năng lượng ánh sáng            
  • D. Nhiệt năng

Câu 11: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí nhất?

  • A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện
  • B. Không đun nấu bằng điện
  • C. Chỉ sử dụng các thiết bị điện nung bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết.
  • D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết. 

Câu 12: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?

  • A. 1,5 lần
  • B. 3 lần
  • C. 2,5 lần
  • D. 2 lần

Câu 13: Nội dung định luật Ôm là:

  • A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
  • B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
  • C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
  • D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 14: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:

  • A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
  • B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
  • C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
  • D. luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

Câu 15: Cho hai điện trở, R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:

  • A. 40V
  • B. 10V
  • C. 30V
  • D. 25V

Câu 16: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam thì đó là thanh nam châm.
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Câu 17: Chọn phát biểu đúng

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

Câu 18: Từ trường không tồn tại ở đâu?

  • A. Xung quanh nam châm.
  • B. Xung quanh dòng điện.
  • C. Xung quanh điện tích đứng yên.
  • D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 19: Chọn phương án sai.

Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:

  • A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi.
  • B. Có lực tác dụng lên kim nam châm.
  • C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ.
  • D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 20: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

  • A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
  • B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
  • C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
  • D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.

Câu 21: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

  • A. 1A
  • B. 1,5A
  • C. 2A
  • D. 2,5A

Câu 22: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:

  • A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
  • B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
  • C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
  • D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.

Câu 23: Dây tóc của một bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có điện trở là 24Ω . Mỗi đoạn dài 1cm của dây tóc này có điện trở là 1,5Ω . Tính chiều dài của toàn bộ sợi dây tóc bóng đèn đó.

  • A. 24 cm
  • B. 12 cm
  • C. 10 cm
  • D. 16 cm

Câu 24: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

  • A. S1R1 = S2R2
  • B. S1/R1= S2/ R2
  • C. R1R2 = S1S2
  • D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Câu 25: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

  • A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.
  • B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.
  • C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.
  • D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Câu 26: Trên một biến trở có ghi 30Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?

  • A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.
  • B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
  • C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.
  • D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.

Câu 27: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 2,5V và cường độ dòng điện định mức 0,4A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu?

  • A. 33,7 Ω
  • B. 23,6 Ω
  • C. 23,75 Ω
  • D. 22,5 Ω

Câu 28: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

  • A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
  • B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát.
  • C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.
  • D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 29: Trên bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

  • A. 0,2 Ω
  • B. 5 Ω
  • C. 44 Ω
  • D. 5500 Ω

Câu 30: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
  • C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Câu 31: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này.

  • A. 225W
  • B. 150W
  • C. 120W
  • D. 175W

Câu 32: Cho hai điện trở có giá trị R1 = 2R2. Nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

  • A. tăng 4 lần
  • B. giảm 4,5 lần
  • C. tăng 2 lần
  • D. giảm 3 lần

Câu 33: Chọn phát biểu đúng

  • A. Bộ phận đứng yên gọi là roto.
  • B. Bộ phận quay gọi là stato.
  • C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều.
  • D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ.

Câu 34: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 24V; giá trị các điện trở R1 = R2 = 8Ω . Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản ra trong mạch là:

  • A. 103680J
  • B. 1027,8J
  • C. 712,8J
  • D. 172,8J

Câu 35: Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 20oC, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.

  • A. 30 phút 45 giây
  • B. 44 phút 20 giây
  • C. 50 phút 55 giây
  • D. 55 phút 55 giây

Câu 36: Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần?

  • A. 200 000V
  • B. 400 000V
  • C. 141 421V
  • D. 50 000V

Câu 37: Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày.

  • A. 4,92 kW.h
  • B. 3,52 kW.h
  • C. 3,24 kW.h
  • D. 2,56 kW.h

Câu 38: Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit… đều có cán được bọc nhựa hay cao su?

  • A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng.
  • B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.
  • C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào.
  • D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.

Câu 39: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sứ được sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lý nhất?

  • A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.
  • B. Không đun nấu bằng điện.
  • C. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết.
  • D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc.

Câu 40: Một dây điện trở R = 200Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào một ấm nước sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 30000 J. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây có giá trị là:

  • A. I = 5A; U = 100V
  • B. I = 0,5A; U = 100V
  • C. I = 0,5A; U = 120V
  • D. I = 1A; U = 110V