Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P1)

Câu 1: Nhận xét không đúng về Hoa Kỳ

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm?

  • A. Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm.
  • B. Sản lượng thủy sản khai thác giảm.
  • C. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.
  • D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng.

Câu 3: Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.               
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Duyên hải miền Trung

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đông nằm ở đâu?

  • A. Phía đông, tây nam, đông nam Việt Nam và phía tây philippines.
  • B. Phía bắc Inđônêxia và phía đông nam philippines.
  • C. Phía đông nam Trung Quốc và phía tây philippines.
  • D. Phía đông nam Việt Nam và phía tây Philippines.

Câu 5: Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là

  • A. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
  • B. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
  • C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
  • D. vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 6: Bình quân đất nông nghiệp/người của vùng Đồng bằng sông Hồng thấp, khoảng

  • A. 0,03 ha/người.     
  • B. 0,06 ha/người.       
  • C. 0,05 ha/người.       
  • D. 0,04 ha/người       

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng về khu vực Đông Nam Á?

  • A. Toàn bộ khu vực Đông nam Á nằm trong vùng nội chí tuyến
  • B. Khí hậu nóng ẩm quanh năm
  • C. Phần lớn khu vực nằm ở Bắc bán cầu
  • D. Đông nam Á nằm trong khu vực có nhiều thiên tai

Câu 8: Để giảm dần tình trạng đói nghèo trong các nước ASEAN, biện pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?

  • A. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trong và ngoài khu vực
  • B. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • C. Tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục để phát triển nguồn nhân lực
  • D. Thực hiện tốt chính sách dân số, giảm tỷ lệ tăng dân số

Câu 9: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo hai nhóm A và B.
(Đơn vị : %)

Năm

Nhóm ngành

 

1985

 

1989

 

1990

 

2000

 

2005

Toàn ngành

100

100

100

100

100

Nhóm A

32,7

29,9

34,9

44,7

49,2

Nhóm B

67,3

71,1

65,1

55,3

50,8

Nhận định đúng nhất là :

  • A.Tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A tăng liên tục.
  • B.Công nghiệp nhóm A luôn chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp nhóm B.
  • C. Giai đoạn 1985 – 1990 có biến động phức tạp hơn giai đoạn 1990 – 2005.
  • D. Đã cân đối tỉ trọng về giá trị sản lượng giữa hai nhóm A và B.

Câu 10: Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là

  • A. Hồng Công và Ma Cao.
  • B. Hồng Công và Quảng Châu.
  • C. Hồng Công và Thượng Hải.
  • D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông nam bộ.

  • A. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng hàng công nghiệp.
  • B. Số dân vào loại trung bình so với cả nước.
  • C. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.
  • D. Giá trị hàng xuất khẩu của vùng đứng thứ 2 cả nước.

Câu 12: Đất nông nghiệp của nước ta bao gồm :

  • A. Đất trồng cây hằng năm, cây lâu năm, đất đồng cỏ và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
  • B. Đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
  • C. Đất trồng cây hằng năm, đất vườn tạp, cây lâu năm, đồng cỏ và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
  • D. Đất trồng lúa, cây công nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Câu 13: Đây là điểm khác nhau trong sản xuất đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

  • A. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.
  • C. Cả hai đều là những vùng chuyên canh đậu tương có mức độ tập trung số 1 của cả nước.
  • D. Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng chửng lại.

Câu 14: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.

  • A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
  • B. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
  • C. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
  • D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Câu 15: Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là

  • A. dịch vụ, hàng hóa, tiên vốn, con người.
  • B. tiền vốn, con người, dịch vụ.
  • C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc.
  • D. con người, hàng hóa, cư trú.

Câu 16: Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta.

  • A. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp
  • B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuyên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều.
  • C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước.
  • D. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX.

Câu 17: Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện :

  • A. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
  • B. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
  • C. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  • D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Câu 18: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì :

  • A. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
  • B. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.
  • C. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
  • D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007?

  • A. Tỉ trọng nông nghiêp tăng , lâm nghiệp và thủy sản giảm.
  • B. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng.
  • C. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
  • D. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào?

  • A. Đà Nẵng, Quy Nhơn.
  • B. Quy Nhơn, Nha Trang.
  • C. Phan Thiết, Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang, Phan Thiết.

Câu 21: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :

  • A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • B. Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ.
  • C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
  • D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

Câu 22: Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là

  • A. tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
  • B. tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.
  • C. tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
  • D. tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân bố ở các tỉnh nào sau đây ?

  • A. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
  • B. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
  • C. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.
  • D. Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.

Câu 24: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :

  • A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
  • B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
  • C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
  • D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 25: Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :

  • A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
  • B. Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.
  • C. Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.
  • D. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.