TOP 5 các loại cây trúc cảnh

Các loại cây trúc cảnh

hoangvv

3 năm trước

7572 lượt xem

Trúc cảnh là loại cây cảnh phổ biến hiện nay có thể trồng ở các không gian như ngoài sân vườn hoặc ở trong nhà, ngoài việc mang đến yếu tố thẩm mĩ đẹp, trúc cảnh sở hữu nhiều ý nghĩa tốt với phong thủy, hôm nay chúng mình đi tìm hiểu về các loại trúc cảnh cũng như đặc trưng và cách chăm sóc từng loại sao cho hiệu quả nhất.

Lợi ích của các loại cây trúc cảnh mang lại

Cây Trúc thường được chọn làm cây cảnh trưng bày tại các không gian trong nhà, văn phòng làm việc hoặc ngoài sân vườn để tạo cảnh quan tươi mát. Cây trúc là một trong những loài cây tượng trưng của bộ tứ quý:“Tùng, cúc, trúc, mai” mang đến ý nghĩa về một sự kiên cường, bất khuất và không ngại gian khó. Hơn nữa loài trúc thường được biết đến với sự may mắn, thịnh vượng. Đây là loại cây có nhiều ý nghĩa phong thủy, đem đến cho gia chủ điều may mắn, tốt lành.

Các loại cây trúc cảnh

1. Cây trúc Quân Tử

Các loại cây trúc cảnh - trúc quân tử
Trúc quân tử

Một trong những cây trúc phổ biến nhất trong các loại cây trúc cảnh được nhiều người yêu thích và khá phổ biến để trang trí ở các khoảng không gian ngoài sân vườn và làm nổi bật cho những mẫu thiết kế của căn nhà khi được trồng ở dọc bờ tường.

Đặc điểm của cây trúc quân tử

Trúc quân tử thuộc dạng cây bụi mọc thưa, dáng thẳng đứng, có chiều cao khoảng 2-3m. Thân trúc có màu vàng, trên thân phân thành nhiều đốt giống thân tre. Ở phần gốc trúc quân tử có rễ bò dài. Cành nhánh mềm, cong, thưa. Lá trúc dạng dải, lá nhỏ có màu xanh không cuống nhọn ở đầu,  có bẹ ôm thân, mọc thành chùm trên mỗi đốt thân.

2. Các loại cây trúc cảnh – Cây trúc Nhật

Cây trúc nhật

Cây Trúc Nhật thường được chọn làm cây cảnh để trang trí và trưng bày tại gia đình, văn phòng làm việc hoặc ngoài sân vườn, công viên để tạo cảnh quan tươi mát. Là loại cây có nhiều ý nghĩa phong thủy, đem đến điều may mắn, an lành cho gia chủ. Đó cũng là lý do mà loài cây rất được ưa chuộng và được nhiều người chọn mua. Người ta thường quan tâm tới vẻ ngoài của loài cây này với sự sang trọng, mảnh mai, sở hữu màu xanh mang đến nhiều hy vọng về sự may mắn cho gia chủ.

Đặc điểm của cây trúc Nhật

Cây thường mọc thành bụi, cao khoảng 0,5-1m, phân chia thành nhiều nhánh nhỏ. Lá cây thuôn tròn dài, mỏng như lá tre, nhưng mềm mại và bóng hơn. Đầu lá nhọn, phần gốc có cuống rất ngắn. Phiến lá có màu xanh có nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay vàng nhạt. Hoa nhỏ, có màu trắng, tạo cho người nhìn cảm giác nhẹ nhàng. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh tạo hoa dạng chùm dài, cuống vươn ra.

3. Cây trúc Phú Quý

Các loại cây trúc cảnh - trúc phú quý
Trúc phú quý

Bên cạnh cây trúc Nhật là một trong số các loại trúc cảnh được nhiều người ưa chuộng và mua trồng thì trúc phú quý cũng mang những điều may mắn tốt cho phong thủy. Đặc điểm của loài cây này là có phần thân mọc đứng có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau trong khoảng từ 2-3cm là loài cây không có cành và lá mọc thành từng chùm và theo quan niệm của người Á Đông cây trúc Phú quý có ý nghĩa là tốt cho không gian sống của bạn

Đặc điểm của cây trúc Phú Qúy

Loài trúc này thường ưa sống ở trong môi trường có nhiều bóng mát, đặc biệt là không chịu được thời tiết nắng, nóng gay gắt. Vì vậy chúng ta nên trồng loại cây trong vườn nơi có nhiều bóng mát hoặc bên trong nhà để tạo môi trường sinh trưởng tốt nhất cho loại cây không cành này.

Cây có thể phát triển cao khoảng 40-50cm, thân cây mọc thẳng đứng, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3cm có màu xanh đậm hoặc hơi ngả màu vàng nhạt ở các đốt, nơi lá mọc. Lá cây không mọc thành từng chùm mà mọc thành từng chiếc đơn có bẹ ép sát vào thân

4. Các loại cây trúc cảnh – Cây trúc Mây

Các loại cây trúc cảnh
Trúc mây

Trong phong thủy cây trúc mây mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành cho gia chủ. Cây trúc mây còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vì lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp của con người, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.

Đặc điểm của cây trúc Mây

Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, hiện nay đang được trồng rộng rãi, phổ biến ở nước ta. Trúc mây là loại cây tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc, nên thường được trang trí ở trong nhà, sân vườn, tạo không gian thoáng mát… Hoa trúc mây màu vàng thanh tao, mọc thành cụm, khi ra hoa rất là ấn tượng.

Cây trúc Mây là cây thân cột, lá kép chân vịt có màu xanh bóng đậm có 4-9 lá nhỏ phụ. Cây bụi thưa, cao 1-2m, ở phần gốc cây có nhiều rễ phụ và chồi lên. Thân cây nhẵn, các đốt đều đặn, mang có nhiều bẹ khô do lá rụng để lại.

5. Cây trúc Cần Câu

Các loại cây trúc cảnh - trúc cần câu
Trúc cần câu

Ngoài việc sử dụng làm các loại cây trúc cảnh kiểng trang trí thì loại trúc Cần Câu này cũng mang đến những lợi ích riêng với ứng dụng phù hợp cho cuộc sống hàng ngày như là có thể làm nan đan, các loại đồ mỹ nghệ hay măng trúc có thể tạo ta những món thực phẩm ngon để chế biến các món ăn hàng ngày. Loại cây trúc cần câu các bạn có thể trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây được phát triển tốt hơn, phần thân cây cũng vứng chắc hơn, loại trúc cần câu sẽ dễ thích hợp ở trong sân vườn hơn là trong nhà, và khả năng thích nghi cũng không tốt so với loài trúc quân tử.

Đặc điểm của cây trúc Mây

Cây trúc Mây cũng nằm trong danh sách các loại cây trúc cảnh được nhiều người ưa chuộng và vun trồng phổ biến hiện nay, loài cây này còn có những tên gọi phổ biến như là cây tre trúc cảnh hay tre cần, điểm nổi bật của loài cây này là về hình dáng, phần thân cây thẳng đứng, có hình trụ tròn với đường kính từ 2-3cm, loài cây cũng được chia thành nhiều đốt, so với cây trúc quân tử với mỗi đốt dài trong khoảng từ 25 -30cm. Có một điểm đặc trưng của loài trúc này là phần lá mọc nhiều ở phần trên của thân và mỗi cây trúc cần câu có rất nhiều thân.

Trúc cần câu cũng có 2 loại bao gồm: trúc cần câu vàng và trúc cần câu xanh, ứng dụng của trúc cần câu đa dạng như: trang trí trong nhà hoặc sân vườn,…

Đọc thêm:

Các bài viết về trang trí nhà

Đồ trang trí Tiêu Dùng Xanh 24H

6 cách HOT nhất trang trí noel văn phòng năm 2020

 

7572 lượt xem

, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!