Top 30+ loại cây cảnh trong nhà đẹp nhất theo ý nghĩa phong thủy
Cây xanh không chỉ giúp không gian thêm trong lành mà còn đem lại vượng khí, may mắn và thành công trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu các loại cây cảnh trong nhà phù hợp với gia đình bạn ở bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
I. LỰA CHỌN CÂY CẢNH TRONG NHÀ THEO MỆNH
Cây cảnh trong nhà theo mệnh được chia theo Ngũ Hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mỗi tuổi tương ứng với một mệnh và màu sắc nhất định. Vì vậy, nên lựa chọn cây cảnh tương ứng với mệnh của mình.
Bảng tương sinh – tương khắc trong Ngũ Hành
1. Cây cảnh trong nhà hợp mệnh KIM
Những người mệnh Kim có mục tiêu sống độc lập và kỷ luật. Mệnh này nghĩa là kim loại nên màu sắc tương hợp là trắng, bạc, vàng và nên áp dụng chọn chậu trồng bằng kim loại.
Cây lan chi
Cây ngọc ngân
Cây lan ý
Ngoài ra, bạn cũng có thêm một số lựa chọn khác:
– Mong muốn có sức khỏe tốt: Chọn những cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Thổ vì Thổ sinh Kim: cây lưỡi hổ, cây thịnh vượng, cây thiết mộc lan, cây trầu bà vàng, cây huy hoàng, cây lưỡi mèo, cây cau Nhật…
– Mong muốn cuộc sống gia đình trở nên hạnh phúc hơn: Chọn những cây cảnh trong nhà mang màu sắc tương sinh với mệnh Kim: cây lan ý, cây ngọc ngân, cây bạch mã hoàng tử, cây ngân hậu…
2. Cây cảnh trong nhà hợp mệnh MỘC
Người mệnh Mộc có tính dứt khoát, kiên định và luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Người mệnh này hợp với cỏ cây nên màu sắc tương hợp màu đen, xanh đen, xanh lá, xanh lam, xanh biển, tím. Trồng cây xanh khiến không gian trong lành hơn, giúp con người giảm căng thẳng, giảm lo âu, cân bằng tinh thần thư thái.
Cây ngũ da bì
Cây bàng Singapore
Cây tùng thơm
Ngoài ra, bạn cũng có thêm một số lựa chọn khác:
– Mong muốn cuộc sống gia đình hạnh phúc, các mối quan hệ trở nên tốt hơn: Chọn cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Mộc: cây kim tiền, cây mật cật, cây phát tài núi, cây đại phú gia, cây bàng Singapore, cây trầu bà thanh xuân, cây ngũ gia bì, cây trúc nhật, cỏ đồng tiền…
– Muốn tăng tài lộc, thăng tiến trong công việc: Chọn cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Hỏa vì Hỏa sinh Mộc: cây phú quý, cây hồng môn, cây đa búp đỏ, cây bao thanh thiên, cây trạng nguyên, cây đuôi công…
3. Cây cảnh trong nhà hợp mệnh THỦY
Người mệnh Thủy dịu dàng, chính thực, suy nghĩ rất sâu sắc, luôn đặt ra các tiêu chí phấn đấu để thực hiện tốt nhất. Mệnh này là nước nên hợp với màu đen, xanh, trắng.
Cây thủy tùng
Cây phát lộc
Cây tùng la hán
Ngoài ra, bạn cũng có thêm một số lựa chọn khác:
– Mong muốn có sức khỏe: Chọn cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Kim do Kim sinh Thủy như: cây lan ý, cây ngọc ngân, cây trầu bà sữa, cây bạch mã hoàng tử…
– Mong muốn tăng tài lộc và thăng tiến trong công việc: Chọn cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Mộc: cây kim tiền, cây mật cật, cây phát tài núi, cây đại phú gia, cây bàng Singapore, cây ngũ gia bì xanh, cây trúc nhật, cỏ đồng tiền…
4. Cây cảnh trong nhà hợp mệnh HỎA
Người mệnh Hỏa thường có thiên hướng làm lãnh đạo. Hỏa tượng trưng cho lửa, thường mang lại hạnh phúc, ánh sáng, có cũng có thể bùng cháy, tuôn trào, hoặc có thể bạo tàn. Màu tương hợp là đỏ, cam, hồng.
Cây hồng môn
Cây phú quý
Cây trạng nguyên
Ngoài ra, bạn cũng có thêm một số lựa chọn khác:
– Mong muốn có sức khỏe tốt: Chọn những cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Mộc như: cây kim tiền, cây mật cật, cây thanh tâm, cây kim ngân, cỏ đồng tiền, cây trầu bà leo cột…
– Mong muốn cuộc sống gia đình hạnh phúc: Chọn những cây cảnh trong nhà có màu sắc tương sinh với mệnh Hỏa như: cây phú quý, cây lan quân tử, cây đa búp đỏ, cây bao thanh thiên, cây trạng nguyên, cây đuôi công, cây cau đỏ…
5. Cây cảnh trong nhà hợp mệnh THỔ
Người có mệnh Thổ thường có tính công bằng, thông minh, khôn ngoan, hiền lành. Mệnh này là đất nên hợp với màu nâu, vàng, tím cam.
Cây lưỡi hổ
Cây lan quân tử
Cây sen đá nâu
– Mong muốn có sức khỏe tốt: Chọn cây cảnh trong nhà mang màu sắc tương sinh với mệnh Hỏa: cây phú quý hồng môn, cây đa búp đỏ, cây bao thanh thiên, cây trạng nguyên, cây trầu bà đế vương đỏ, cây cây đuôi công, cây cau đỏ…
– Mong muốn có cuộc sống gia đình hạnh phúc: Chọn cây cảnh trong nhà mang màu sắc tương sinh với mệnh Thổ như: cây ngũ da bì, cây thịnh vượng, cây thiết mộc lan, cây trầu bà vàng, cây trúc bách hợp, cây huy hoàng, cây cau vàng, cây phát tài sọc, cây lưỡi mèo…
II. LỰA CHỌN CÂY CẢNH TRONG NHÀ THEO TUỔI
cây cảnh trong nhà theo tuổi được chia theo 12 con giáp với những đặc tính đặc trưng khác nhau. Chọn cây hợp tuổi sẽ giúp tăng tài vận và may mắn.
Hình ảnh 12 con giáp
1. Cây cảnh trong nhà cho tuổi TÝ
– Ưu điểm: cần cù, chăm chỉ, thông minh, lanh lợi, dễ nắm bắt thời cơ thăng tiến trong công việc cũng như kinh doanh.
– Nhược điểm: không giữ được tiền.
Người tuổi Tý cần một loại cây có thể giúp họ giữ tiền, hỗ trợ kiếm tiền cũng như quản lý tiền bạc như: cây kim tiền, cây ngọc ngân, cây phát tài, cây phú quý, cây lan quân tử…
Cây vạn niên thanh
2. Cây cảnh trong nhà cho tuổi SỬU
– Ưu điểm: chăm chỉ, thật thà, thẳng thắn, kiên định, quyết đoán, và có ý chí vững vàng.
– Nhược điểm: bản tính quá trung thực, quá cứng đầu nên gặp không ít khó khăn trong công việc, kinh doanh cũng như cuộc sống.
Người tuổi Sửu cần những cây lại nhiều may mắn, áp chế được sự ương bướng, đồng thời hỗ trợ giao tiếp, tạo các mối quan hệ như: cây phong mộc hoa, cây kim ngân, cây vạn lộc, cây phú quý, vạn niên thanh…
Cây vạn lộc
3. Cây cảnh trong nhà cho tuổi DẦN
– Ưu điểm: cứng đầu, cố chấp nhưng rất mạnh mẽ, dũng cảm, sẵn sàng thử thách bản thân, dám mạo hiểm, chấp nhận mọi khó khăn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
– Nhược điểm: đa nghi, thích lãnh đạo và rất ghét phải tuân thủ mệnh lệnh từ người khác. Chính sự cứng đầu cố chấp sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của họ.
Người tuổi Dần những loại cây cảnh trong nhà trợ giúp tinh thần, giúp học thư thái, khôn khéo hơn trong các mối quan hệ như: cây ngũ gia bì xanh, cây ngọc ngân, cây trầu bà đế vương, cây lan ý, cây đa búp đỏ…
Cây trầu bà đế vương xanh
4. Cây cảnh trong nhà cho tuổi MÃO
– Ưu điểm: tinh ranh, thông minh nhưng rất nhạy bén, trong công việc rất kiên cường, mạnh mẽ, khả năng giao tiếp tốt, phong cách sống phóng khoáng nên được mọi người yêu mến.
– Nhược điểm: chính nét tính cách này khiến họ không có nhiều điểm sáng trong công việc, thăng tiến chậm.
Người tuổi Mão cần những cây cảnh trong nhà giúp họ nắm bắt cơ hội, gia tăng sự may mắn, thành công trong công việc như: cây phát tài, cây lưỡi hổ, cây kim ngân, cây phú quý, cây sen tứ phương…
Cây sen tứ phương
5. Cây cảnh trong nhà cho tuổi THÌN
– Ưu điểm: ngay thẳng, cuồng nhiệt, đầy khát vọng, căng tràn năng lượng sống, nhiều sức mạnh nhưng cũng đầy sức quyến rũ và thu hút người khác.
– Nhược điểm: bốc đồng, thích thể hiện nên rất dễ bị người khác ganh ghét, hãm hại, gây tổn thương về tiền bạc.
Người tuổi Thìn nên lựa chọn những cây cảnh trong nhà có thể giúp họ kiềm chế sự nóng nảy, bốc đồng như: cây xương rồng, cây bạch mã hoàng tử, cây vạn niên thanh, cây kim tiền, cây lan quân tử…
Cây xương rồng
6. Cây cảnh trong nhà cho tuổi TỴ
– Ưu điểm: kiên nhẫn, khôn ngoan, nhiều ham muốn và đầy khát vọng.
– Nhược điểm: bướng bỉnh, ưa thích mạo hiểm nhưng lại không biết điểm dừng, khó nắm bắt cơ hội, thường để may mắn tuột khỏi tay.
Người tuổi Tỵ cần những cây cảnh trong nhà thu hút may mắn, giúp họ giữ được bình tĩnh và kìm hãm bản tính thích mạo hiểm như: cỏ đồng tiền, cây lan ý, cây thủy tùng, cây phong lộc hoa, kim ngân, ngọc bích…
Cây kim ngân
7. Cây cảnh trong nhà cho tuổi NGỌ
– Ưu điểm: mạnh mẽ, cực kỳ giỏi giang trong việc kiếm tiền và giữ tiền, nhiệt huyết, kiên cường, bền bỉ trong công việc.
– Nhược điểm: vì quá độc lập nên đôi khi các quyết định của họ không mang lại kết quả như họ mong muốn.
Người tuổi Ngọ cần những cây cảnh trong nhà có tính chất dẻo dai, uyển chuyển, tập trung sự may mắn và tiền tài cho họ như: cây trầu bà, cây lan bạch chỉ, cây thiết mộc lan, cây trạng nguyên, cây hoa giấy…
Cây thiết mộc lan
8. Cây cảnh trong nhà cho tuổi MÙI
– Ưu điểm: ôn hòa, điềm tĩnh, mang thiên hướng nghệ thuật, gặp nhiều may mắn và có quý nhân phù trợ.
– Nhược điểm: cố chấp, không chuyên tâm vào một việc nhất định nên khó đạt được sự giàu sang, hạnh phúc lâu bền.
Người tuổi Mùi cần những cây cảnh trong nhà đem lại sự may mắn, tài lộc và thành công cho họ như: cây lan quân tử, cây vạn tuế, cây sen đá, cây tùng la hán, cây phất dụ cảnh…
Cây vạn tuế
9. Cây cảnh trong nhà cho tuổi THÂN
– Ưu điểm: thông minh, nhanh nhẹn, rất khéo léo, giỏi giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ.
– Nhược điểm: trong công việc thường vội vàng đưa ra quyết định khiến bản thân gặp khó khăn trên con đường sự nghiệp.
Người tuổi Thân cần tới các loài cây cảnh trong nhà phù hợp để giúp họ bình tĩnh, suy nghĩ kỹ càng, thận trọng hơn khi quyết định là: cây tùng bồng lai, cây lộc vừng, cây thanh tâm, cây vạn lộc, cây cau Nhật, cây đế vương…
Cây cau Nhật
10. Cây cảnh trong nhà cho tuổi DẬU
– Ưu điểm: nhanh trí, chăm chỉ kiên cường và tận tụy với công việc.
– Nhược điểm: không giữ được tiền bạc, cũng như không thường xuyên gặp được may mắn trên con đường tài lộc. Họ cũng là những người quá thẳng thắn nên đôi khi không để ý đến cảm xúc của người khác nên ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
Người tuổi Dậu nên chọn những cây cảnh trong nhà để hỗ trợ cũng như hạn chế những điều xấu như: cây sen đá, cây lưỡi hổ, cây phát tài khúc, cây lộc vừng, cây kim tiền, cây vạn niên thanh..
Cây kim tiền
11. Cây cảnh trong nhà cho tuổi TUẤT
– Ưu điểm: sống ngay thẳng, thật thà và cực kỳ chân thành.
– Nhược điểm: không biết xu nịnh, cũng không biết quản lý tài chính nên thường khá vất vả trong công việc cũng như cuộc sống, không biết nắm bắt thời cơ nên khó phát triển sự nghiệp.
Người tuổi Tuất nên trồng những loại cây cảnh trong nhà như: cây kim ngân, cây vạn niên thanh, cây bạch mã hoàng tử, cây tùng bồng lai, cây phú quý…
Cây bạch mã hoàng tử
12. Cây cảnh trong nhà cho tuổi HỢI
– Ưu điểm: có cuộc sống khá yên bình, sung túc và ổn định.
– Nhược điểm: chính sự yên ổn quá mức khiến họ thường tiêu xài hoang phí, không biết tiết kiệm.
Người tuổi Hợi cần những cây cảnh trong nhà giúp họ giữ ổn định tâm trí và giữ được tiền tài như: cây nhất mạt hương, cây hồng môn, cây kim tiền, cây lưỡi hổ, cây lan hồ điệp, cây cau tiểu trâm…
Cây nhất mạt hương
III. LỰA CHỌN CÂY CẢNH TRONG NHÀ THEO PHONG THỦY
Mỗi loại cây đều mang một ý nghĩa nhất định. Bạn có thể lựa chọn cây tùy theo mục đích mình mong muốn.
– Sức khỏe dồi dào: cây trường sinh.
– Gặp nhiều hạnh phúc: cây hạnh phúc.
– Tình yêu vĩnh cửu với thời gian: cây sen đá.
– Tiền bạc: cây kim ngân, cây kim tiền.
– Sự giàu sang: cây phú quý.
– Giữ được tiền của: cây nhất mạt hương.
– Trở nên giàu có: cây phát tài.
– Gặp nhiều may mắn: cây may mắn, cây cau tiểu trâm, cây cẩm nhung.
– Gặp được tình yêu: cây ngọc ngân.
Cây trầu bà leo
IV. Tác dụng tuyệt vời khi trồng cây cảnh trong nhà
– Thanh lọc không khí
Cây xanh giúp không khí trong nhà trong lành hơn và hạn chế bụi bẩn. Các chất độc hại từ nội thất sẽ được cây hấp thụ và chuyển hóa nhằm đảm bảo không khí trong nhà không còn ô nhiễm.
– Tính thẩm mỹ cao
Có thêm cây xanh, chậu hoa trong nhà sẽ giúp cho không gian nhà đẹp hơn, tạo điểm nhấn nổi bật và thu hút hơn.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống
Trồng cây cảnh trong nhà có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc nhìn ngắm cây cối có tác dụng giúp thư giãn sau một ngày làm việc mệt, mỏi, căng thẳng. Không những thế, cây xanh còn góp phần tăng độ ẩm không khí trong nhà, làm giảm đáng kể bụi bẩn hoặc phấn hoa, tránh được những tác nhân gây dị ứng.
– Thu hút tài lộc, may mắn
Người phương Đông thường sử dụng cây xanh để bài trí và làm tăng vượng khí cho gia đình. Chính vì thế, cần bố trí cây cảnh trong nhà theo phong thủy một cách hợp lý để tận dụng hết nguồn năng lượng tích cực, mang lại may mắn và bình yên cho cuộc sống của bạn.
V. Những lưu ý khi lựa chọn cây cảnh trong nhà
1. Vị trí đặt
Vị trí đặt cây cảnh trong nhà rất quan trọng bởi nó quyết định mức độ sinh trưởng và tỷ lệ sống sốt của cây. Bạn cần ưu tiên những nơi có ánh sáng tốt như ban công, cửa sổ, cửa chính,…
2. Kích thước phù hợp
Tùy thuộc vào vị trí để chọn loại cây và kích thước cho phù hợp với không gian và mục đích sử dụng.
3. Loại chậu thích hợp
Trên thị trường có các mẫu chậu như: chậu composite, chậu sứ, chậu đá mài, chậu nhựa. Tùy theo mục đích, sở thích mà bạn chọn loại chậu cho phù hợp.
4. Tưới nước tràn ra sàn
Việc tưới nước quá nhiều sẽ làm nước chảy ra sàn hoặc đĩa lót gây ố vàng, mất thẩm mỹ. Bạn có thể cân chỉnh lượng nước phù hợp cho mỗi lần tưới, không cần phải tưới quá nhiều. Bạn cũng có thể chịu khó lau sạch nước dư ngay khi bị tràn ra để không làm ố bẩn các vật dụng khác. Ngoài ra, có thể chọn các loại chậu có khay thu nước và tự tưới, loại chậu này được dùng ở các dòng sản phẩm chậu composite rất nhiều.
5. Cây bị xấu sau thời gian sử dụng
Cây cần được quang hợp mới có thể sống và phát triển. Khi đặt cây cảnh trong nhà, tùy từng vị trí và chế độ ánh sáng mà cây có thể sẽ không còn đẹp sau vài tháng sử dụng. Khi đó, bạn có thể mua cây khác để trồng vào chậu sẵn có.
VI. Mua cây cảnh trong nhà ở đâu và giá bao nhiêu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây cảnh trong nhà ở tất cả các cửa hàng bán cây cảnh trong thành phố mình đang sinh sống hoặc có thể đặt hàng online qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada… với mức giá linh hoạt từ 20 nghìn đồng đến hàng trăm, hàng triệu đồng tùy từng loại cây và nhu cầu mua sắm.
VII. Cách trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà
1. Đất trồng
Nên chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt, nhiều dinh dưỡng, giữ được ẩm. Những thành phần được sử dụng để làm hỗn hợp đất trồng cây bao gồm: xơ dừa, trấu ủ hoai mục, đất, phân chuồng ủ hoai mục, trò và các phụ gia khác. Cây trồng trong nhà không cần quá nhiều đất, lượng đất trong bầu cây đã đủ để cây hấp thụ dinh dưỡng.
2. Nước
Khi đặt cây trong phòng với nhiệt độ thường duy trì ở mức 25-30 độ C thì việc thoát hơi nước của cây là không đáng kể, việc hút nước của cây cũng chậm lại. Việc tưới nhiều nước sẽ làm cho đất lúc nào cũng bị ướt nhão tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến rễ cây và làm cây bị chết. Nhưng nếu quá lâu bạn không tưới thì cây lại thiếu nước và cũng chết.
– Nếu đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng như ban công, gần cửa sổ,… và nhiệt độ nơi đó cao thì có thể tưới 2 lần/tuần hoặc 2 ngày/lần tùy vị trí và loại cây.
– Nếu bạn đặt trong văn phòng sử dụng ánh sáng đèn thì tưới 1 tuần/lần là đủ nước cho cây.
3. Ánh sáng
Đối với cây trồng trong nhà thì ánh sáng là yếu tố quyết định. Nếu vị trí đặt cây quá ít ánh sáng thì hãy xem xét có nên đặt hay không hoặc nếu đặt thì bạn phải chịu khó di dời cây ra vị trí có ánh sáng tốt 2-3 ngày/tuần. Bạn cũng có thể sử dụng bóng đèn quang hợp để chiếu cho cây nếu bạn không muốn di chuyển nó.
4. Phân bón
Phân bón cũng là yếu tố quan trọng khi bạn trồng cây. Đối với cây cảnh trong nhà, nên sử dụng phân tan chậm để phân tiết chất dinh dưỡng từ từ và không bị rửa trôi khi tưới nước. Nếu sử dụng phân tan chậm thì định kỳ 3 tháng bạn bón phân cho cây 1 lần.
Xem thêm hình ảnh cây cảnh trong nhà