Top 20+ Vẽ Trang Trí Và Ứng Dụng Trong Đời Sống Trang trí đường diềm – có ngay những mẫu đẹp tinh tế nhất | LADIGI
Bạn đang tìm kiếm về Vẽ Trang Trí Và Ứng Dụng Trong Đời Sống, hôm nay chúng tôi chia sẻ đến bạn nội dung Top 20+ Vẽ Trang Trí Và Ứng Dụng Trong Đời Sống được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Vẽ Trang Trí Và Ứng Dụng Trong Đời Sống hữu ích với bạn.
Trang trí đường diềm cũng là một trong những bài học mĩ thuật quen thuộc dành cho các bạn nhỏ từ 5 – 10 tuổi. Bên cạnh đó, chúng còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Các vị phụ huynh có thể hướng dẫn các bé vài mẹo trang trí đường diềm dưới đây, đảm bảo thành quả sẽ rất mĩ mãn nhé.
Tham khảo: Trang trí thời khoá biểu – nhìn siêu kute, cực dễ thương cho các bé
Nội Dung Chính
Trang trí đường diềm là gì?
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn thường gặp những hoạ tiết xung quanh bát đĩa, ấm chén, khay, lọ, trên quần áo của người dân tộc, bia mộ, cổng đình làng,… Tất cả đều có các bộ phận kiến trúc được trang trí xung quanh hoặc kéo dài liên tục thành dải có sẽ xen kẽ với nhau một cách sinh động, đẹp mắt. Mục đích của dải trang trí đó là làm đẹp, tôn lên sự trang trọng, nổi bật. Những dải hoạ tiết đó là đường diềm.
Trang trí đường diềm có sự sắp xếp các mảng hoạ tiết vận dụng nguyên tắc cơ bản tạo thành một dải kéo dài liên tục, hài hoà, hấp dẫn và đẹp mắt về cả đường nét, màu sắc,… Do nhu cầu về trang trí rất rộng rãi nên đường diềm cũng được chia thành nhiều loại với hình thức phong phú, hấp dẫn từ đơn giản đến phức tạp. Đường diềm được ấn định giới hạn ở phần trên và phần dưới bằng những nẹp kéo dài. Nẹp có thể là dải băng dài, có thể là hoạ tiết đơn giản hơn so với đường diềm chính. Chúng giúp tôn lên đường diềm thêm đẹp mắt và chặt chẽ hơn về bố cục.
Quy luật tham khảo khi trang trí đường diềm
– Quy luật lặp lại: Bạn chỉ cần chọn hoạ tiết chính và phụ rồi cứ như vậy vẽ lặp lại tương tự như ban đầu là được.
– Quy luật xen kẽ: Là sử dụng hai hay nhiều hoạ tiết đan xen với nhau.
– Quy luật đảo ngược: Nghĩa là khi vẽ lần thứ nhất thì vẽ hoạ tiết theo chiều thuận. Còn lần thứ hai thì vẽ hoạ tiết theo hướng ngược lại, tức là lộn ngược hoạ tiết ban đầu.
– Quy luật chồng hình: Hoạ tiết này chồng lên hoạ tiết kia. Những chỗ giao nhau tạo thành hình hoặc mảng.
Cách trang trí đường diềm đẹp đơn giản
Trang trí đường diềm thường gặp trong thực tế như công trình kiến trúc, túi xách, hoa văn thổ cẩm hay bài tập của các bé. Để có thể hoàn thành một cách tốt nhất, bạn lưu ý những bước sau:
Bước 1: Phân thích nội dung cần truyền tải
– Bạn hãy liệt kê ý chính của bài trang trí để không bị lan man, lạc đề.
– Chọn dạng bố cục để thực hiện.
– Chọn dạng hoạ tiết và phương pháp cách điệu hoạ tiết.
– Chọn màu sắc chủ đạo của hoạ tiết.
Bước 2: Thực hiện bố cục
– Bạn bắt tay vào vẽ phác thảo dạng hoạ tiết khi trang trí đường diềm theo sở thích. Khi vẽ, có thể chọn hoạ tiết chính và dùng hoạ tiết phụ trang trí xung quanh. Hoặc nếu muốn nhẹ nhàng hơn, bạn áp dụng quy luật lặp lại, copy lại hoạ tiết ban đầu rồi vẽ đến khi hết.
– Sau khi vẽ hoàn thiện thì chỉnh sửa lại cho phù hợp nhất.
Bước 3: Lên sắc độ
Lên sắc độ giúp bạn có cái nhìn tổng thể giữa khối hình và nền, các hoạ tiết chính phụ. Nhờ đó mà các bước phối màu tiếp theo mới dễ dàng hơn.
Bước 4: Lên màu và hoàn thiện
– Khi lên màu, bạn cũng lưu ý áp dụng một số nguyên tắc cơ bản, ví dụ chọn tone màu chính là gì? Sự tương phản giữa tone chính và tone phụ như thế nào? Hãy bám sát các tính chất quan trọng để bài vẽ có được sự mạch lạc, không bị rối.
Lời kết
Bài vẽ trang trí đường diềm không hề khó mà cần một chút biến hoá, sáng tạo của bản thân. Nếu mà các bé cảm thấy chưa sẵn sàng hay chưa bật ra ý tưởng tốt thì phụ huynh có thể hướng dẫn bé các quy luật cơ bản ở trên. Sau đó định hình hoạ tiết đơn giản, phù hợp nhất nhé!
Đánh giá bài viết nhé!