TOP 15 DANH THẮNG HÀ NỘI NỔI TIẾNG, NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐẾN – Tư Vấn Du Lịch Trải Nghiệm
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị và văn hóa của Việt Nam và nơi đây sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tươi đẹp mang nét đặc sắc riêng cuốn hút du khách trong nước và nước ngoài đến thăm thú. Sau đây là 15 danh thắng của Hà Nội nổi tiếng nhất mà bạn không thể bỏ lỡ nếu có cơ hội đặt chân tới thủ đô ngàn năm văn hiến.
15 danh thắng của Hà Nội nức tiếng gần xa
Hồ Hoàn Kiếm danh thắng Hà Nội
Nhắc đến danh lam thắng cảnh Hà Nội thì ngay lập tức du khách sẽ nhớ tới hồ Hoàn Kiếm hay có tên gọi khác là hồ Gươm. Nơi đây được coi là trái tim của thủ đô, gắn liền với người dân về mọi phương diện từ văn hóa đến cuộc sống hằng ngày. Nằm tại trung tâm Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm bao quanh bởi Đinh Tiên Hoàng- Lê Thái Tổ và Hàng Khay.
Trong quá khứ, hồ Hoàn Kiếm còn có tên khác như hồ Thủy Quân, hồ Lục Thủy và đến thế kỉ XV thì mới được đổi tên như ngày nay, gắn liền sự tích rùa vàng trả gươm báu thời vua Lê Thái Tổ. Cảnh đẹp Hà Nội hội tụ hết tại nơi đây trong suốt bốn mùa: mùa xuân rực rỡ sắc đào và lễ hội truyền thống, mùa hè xua tan đi cái nóng oi bức, mùa thu huyền ảo với cành liễu rủ trong sương và mùa đông se lạnh với cơn mưa phùn lất phất.
Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử lâu dài, truyền thống tâm linh của thủ đô Hà Nội. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm là đảo Ngọc nằm phía Bắc, cầu Thê Húc đỏ son uống cong nối ra đảo, trung tâm là đảo Rùa nhỏ gọn, phía trên là tháp Rùa trăm tuổi cổ kính trầm mặc giữa bốn bề sóng nước. Và 3 ngày cuối tuần phố hồ Hoàn kiếm thành phố đi bộ, tổ chức nhiều hoạt động như trò chơi dân gian, âm nhạc, biểu diễn đường phố.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh danh lam thắng cảnh di tích lịch sử Hà Nội
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong danh sách di tích lịch sử ở Hà Nội nằm tại số 2 đường Hùng Vương, Điện Biên, quận Ba Đình. Đây là một trong những công trình mang giá trị lịch sử văn hóa và hằng năm đón nhận lượng du khách ghé thăm, tỏ lòng thành kính đến vị cha già của dân tộc. Nếu có cơ hội du lịch Hà Nội thì du khách không nên bỏ qua lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, lăng Bác hoàn thành ngày 19 tháng 8 năm 1975 và là nơi lưu giữ thi hài vị chủ tịch kính yêu của nước Việt Nam, lãnh tụ kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới- chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Bác nằm trong khuôn viên rộng lớn bao gồm cả nhà sàn Bác Hồ, quảng trường Ba Đình, phủ Chủ tịch,…
Mặt chính của lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hướng về quảng trường Ba Đình ở phía đông, bao gồm 3 lớp cùng chiều cao gần 22 m. Lớp dưới lăng là bậc nhiều cấp, lễ dài cho những đoàn khách khi diễn ra meeting hay viếng thăm. Khu trung tâm của lăng chính là phòng thi hài chủ tịch, cầu thang lên xuống và hành lang. Mái lăng thiết kế giống như hình bông sen nở, trước mặt chính có dòng chữ làm từ đá hồng ngọc “chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Nhà hát lớn Hà Nội- danh lam thắng cảnh Hà Nội
Có cơ hội tham quan Nhà hát lớn Hà Nội, du khách sẽ cảm nhận rõ cảnh đẹp ở Hà Nội theo những nét lịch sử, cổ kính kết hợp với hiện đại. Chiều dài của Nhà hát là 87 m, bề ngang 30 m và đỉnh mái cao 34 m trên diện tích 2600 m2. Du khách sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử nơi đây, tham quan khu trưng bày hiện vật gắn bó Nhà hát. Không gian Nhà hát lớn Hà Nội vô cùng sang trọng, được nhiều người ví như thánh đường nghệ thuật.
Lối vào dính sảnh là cầu thang chữ T được làm từ đá dẫn lối lên tầng hai, loại gạch lát nền mà Nhà hát sử dụng là đá cẩm thạch. Mọi thứ trở nên tráng lệ hơn là nhờ vào đèn chùm nhỏ mạ đồng treo trên tường cùng chùm đèn pha lê mạ vàng tinh xảo ở phía trên cao. Phòng khánh tiết là nơi diễn ra lễ ký kết, nghi lễ quan trọng đón tiếp nhân vật cao cấp.
Tại Nhà hát vẫn còn dấu tích vết đạn năm 1946 trong trận Hà Nội, giữ nguyên vẹn để du khách có cơ hội nhớ về thời gian chiến đấu hào hùng của dân tộc. Nhà hát lớn Hà Nội được khởi công vào năm 1901 và hoàn thành năm 1911 bởi người Pháp, mang phong cách thiết kế tân cổ điển Pháp và bản sao Nhà hát Opera Garnier. Đến ngày nay, nơi đây giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì lịch sử, văn hóa và kiến trúc của thủ đô Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn cảnh đẹp Hà Nội
Danh lam thắng cảnh ở Hà Nội đền Ngọc Sơn không chỉ là di tích quốc gia mà còn trở thành địa điểm du lịch thu hút khách du lịch mỗi lần đặt chân đến thủ đô. Đền Ngọc Sơn là nơi tôn nghiêm nên du khách chú ý ăn mặc kín đáo, lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, không gây ồn ào và xếp hàng theo quy định trong trường hợp đông khách.
Đền Ngọc Sơn bắt đầu xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX, một trong những kiến trúc truyền thống tiêu biểu ở thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây được coi là điểm du lịch tâm linh, mang lại cho du khách nước ngoài và trong nước nhiều trải nghiệm không thể quên được. Vào mùa thi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những sĩ tử Hà Nội đến để cầu nguyện cho việc thi cử thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Mang trong mình kiến trúc chữ Tam, đền Ngọc Sơn là sự hòa hợp của tôn giáo qua thời gian lịch sử lâu dài. Đền chính được nối liền với nhau thờ Trần Quốc Tuấn và Văn Xương Đế Quân. Tượng của Hưng Đạo Đại Vương đặt trên bệ đá 1m, hai bên cầu thang đá và du khách được chụp hình tại đây. Mái đền hình vuông gồm 3 mái và 2 thầng, 8 cột chống đỡ. Sự kết hợp độc đáo này giúp đền Ngọc Sơn thêm tôn nghiêm và thu hút.
Chùa Một Cột danh thắng Hà Nội
Chùa Một Cột là danh thắng Hà Nội nằm giữa lòng thủ đô, sở hữu lối kiến trúc 1-0-2 trên đời với tòa se ở giữa. Nơi đây được xây dựng thời cua Lý Thái Tông và tính đến nay ngồi chùa độc đáo này đã trải qua đợt trùng ty năm 1954 khi bị thực Pháp làm nổ tung. Đặc biệt vào năm 2012, chùa Một Cột được công nhận là “ngôi chùa kiến trúc độc đáo nhất”.
Công trình chùa Một Cột thiết kế sáng tạo theo nhịp điệu cao thấp bao gồm hội họa, điêu khắc, chạm vẽ, mặt nước, hành lang, tất cả tạo thành biểu tượng mang tính nghệ thuật cao, văn hóa và dân tộc đậm nét. Điều đặc biệt ở chùa Một Cột chính là chỉ có một gian duy nhất, hình vuông và mái cong dựng. Vốn kết cấu nguyên bản của chùa là dầm gỗ bám cột đá chống đỡ.
Qua năm tháng chùa Một Cột vẫn đứng đỏ, vững trãi trên một cột đá duy nhất, thân trụ mang 8 cánh gỗ liên tưởng đến hoa sen nở rộ. Bên trong chùa thờ tượng Phật Quan Âm sơn vàng, ngồi trên bông sen vàng. Du khách muốn tụng kinh, lễ bái cầu mong sức khỏe tại chùa thì bước lên 13 bậc, cảnh quan thanh lịch và gần gũi xua tan hết muộn phiền.
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc là một trong những di tích lịch sử ở Hà Nội sở hữu cảnh đẹp Hà Nội thu hút du khách đến khám phá và tham quan. Thê Húc là cây cầu biểu tượng cho văn hóa con người thủ đô, lối kiến trúc đặc biệt không nơi đâu có được. Cây cầu đỏ son được người ta ví giống như dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua mặt nước xanh trong của hồ Hoàn Kiếm, nối liền đường phố đông đúc đi vào đền Ngọc Sơn yên bình.
Hiện nay dù cuộc sống trở nên bận rộn và nhộp nhịp nhưng người con thủ đô vẫn thường về thăm đài Nghiên- cầu Thê Húc- Tháp Bút- đền Ngọc Sơn. Đặt chân lên cầu Thê Húc, ai ai cũng được tĩnh tâm, thoải mái trong lòng bởi mọi thứ đều trầm lặng, yên tĩnh và tràn ngập hương khói. Sở dĩ cầu được sơn màu đỏ là vì hướng về phía Đông- nơi mặt trời mọc lên đón dưỡng khí ngày mới.
Cầu Thê Húc còn là biểu tượng của mặt trời, mang ý nghĩa của sự sống- khởi nguồn của hạnh phúc cũng như ước vọng từ đời này qua đời khác. Từ văn học đến đời sống, người Việt nam ai cũng biết đến cầu Thê Húc cong cong, nằm nổi bật giữa thành phố đông đúc, nơi tìm về nguồn cội và lịch sử lâu dài.
Danh thắng Hà Nội- Hồ Tây
Danh thắng Hà Nội- Hồ Tây trước đây có nhiều tên khác nhau như hồ Kim Ngưu, Đoài Hồ, Dâm Đàm, đầm Xác Cáo hay Lãng Bạc. Hồ Tây được biết đến là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thủ đô Hà Nội, từng tên gọi lại gắn với sự tích thú vị. Mặt hồ rộng lớn, mênh mông bốn hướng đều là nước, Hồ Tây quyến rũ du khách nhờ không gian thoáng đãng và dễ chịu.
Một điểm nhấn của Hồ Tây là những cây bằng lăng mùa hoa nở tím đậm một góc trời hay cánh hoa phượng mỏng manh mỗi mùa tựu trường. Đến khi đông về, Hồ Tây trở nên nhẹ nhàng và đượm buồn của hàng liễu xanh rủ bên bờ. Nơi đây còn là địa điểm nhiều người đến tâm sự, chia sẻ buồn vui hay hẹn hò lãng mạn.
Có thể thấy rằng Hồ Tây là góc Hà Nội nên thơ và trữ tình nhất trong bức tranh thủ đô đa sắc màu đó chính là thế giới phóng khoáng, trong trẻo nhưng cũng không mất đi sự thơ mộng. Bởi từ xưa đến nay, Hồ Tây luôn xuất hiện trong thơ ca, làm nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ, nhà văn sáng tác ra nhiều ca khúc, bài thơ hay đến nao lòng.
Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội là danh lam thắng cảnh Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử quân sự về một thủ đô ngàn năm văn hiến. Với vị trí nằm trên con đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, cột cờ được xây dựng từ năm 1812 triều Nguyễn trên vùng đất phía Nam của Hoàng Thành. Cột cờ Hà Nội chính là lưu giữ điểm bắt đầu của đầu phía nam của thành.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh cột cờ vẫn tung bay tươi tắn trên nền trời tươi xanh của thủ đô, mãi mãi là biểu tượng cho nước Việt Nam độc lập, vinh quang và niềm tự hào dân tộc. Đến nay cột cờ đã gần hai trăm tuổi và là số ít những công trình nội thành Hà Nội may mắn thoát khỏi sự tàn phá của chính quyền Pháp năm 1894 đến 1897.
Điều khiến cho cột cờ Hà Nội trở nên khác biệt với cảnh vật xung quanh đó chính là ngay giữa thời tiết thành phố oi bức và nắng nóng khó chịu nhất thì nhiệt độ bên trong cột cờ luôn dễ chịu, mát mẻ như đang dùng điều hòa. Kết cấu đặc biệt cửa lên xuống của cột cờ Hà Nội làm cho mưa lớn đến đâu thì lòng tháp cũng không có nước chảy vào.
Thành Cổ Loa thắng cảnh Hà Nội mang tính lịch sử
Từ bao đời nay, thắng cảnh Hà Nội- di tích Thành Cổ Loa luôn gắn liền với nhân vật trong truyền thuyết như thần Kim Quy cùng chiếc nỏ thần, vua An Dương Vương dựng thành, sự tích Mỵ Châu- Trọng Thủy,… Nhìn từ góc địa lý, Thành Cổ Loa mang ý nghĩa quan trọng, nơi giao của hai dòng sông huyết mạch, đỉnh tam giác đồng bằng sông Hồng và nằm tại huyện Đông Anh.
Thành Cổ Loa có cấu trúc độc đáo nhất, xây dựng theo kiểu vòng xoắn ốc. Tương truyền kể lại rằng, thành có đến 9 vòng xoắn trôn ốc nhưng qua thời gian và các cuộc kháng chiến thì hiện nay chỉ còn lại 3 vòng. Nội thành chu vi 1600 m, ngoại thành chi vi 15 km bao gồm các kiến trúc chờ con người khám phá: tượng Cao Lỗ, giếng Ngọc,…
Thời điểm tham quan Thành Cổ Loa hợp lý nhất vào ngày 6 tháng giêng bởi nơi đây sẽ tổ chức lễ hội. Du khách sẽ hưởng trọn không khí lễ hội tươi vui, không gian đầy sắc màu từ lá cờ. Đến Thành Cổ Loa thì hãy tham quan các địa điểm: đền thờ An Dương Vương, ngự triều di quy, Am Bà Chúa, đền thờ Cao Lỗ,…
Nhà thờ lớn Hà Nội- danh thắng của Hà Nội
Nhà thờ lớn đã từ lâu trở thành cảnh đẹp Hà Nội mang đậm kiến trúc đến từ nước Pháp và là nơi lý tưởng cho khách du lịch từ khắp nơi khám phá. Với những ai theo đạo Thiên Chúa giáo thì nơi đây chính là lễ đường cổ kính và tuyệt đẹp để tĩnh tâm cầu nguyện, dự lễ. Địa chỉ nhà thờ tại số 40 phố Nhà Chung, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.
Về tổng quan, Nhà thờ lớn Hà Nội giống như nhà thờ Đức Bà Paris mang phong cách Gothic từ Pháp và dùng vật liệu chính là gạch đất nung, giấy bổi. Còn về tổng thể, nhà thờ rộng 21 m, dài khoảng 65 m và gồm hai tháp chuông cao 32 m. Du khách sẽ cảm thấy nét uy nghi, lộng lẫy của thành đường Hà Nội này, đỉnh có thêm cây thánh giá bằng đá, tượng thánh và đồng hồ làm điểm nhấn.
Nhìn từ bên ngoài, Nhà thờ lớn Hà Nội trông có vẻ xưa cũ bởi lớp đá vôi cũ dần chuyển màu, ngói phủ rêu phong nhưng ngay khi bước chân vào bên trong thì mọi cảnh vật nguy nga, tráng lệ dần hiện ra, không biến đổi dưới sự tàn phá của thời gian. Nơi đây là điểm tụ họp quen thuộc của khách du lịch và giới trẻ thưởng thức ly trà chanh, trò chuyện cùng bạn bè.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám- danh thắng Hà Nội bao gồm nhiều công trình khác nhau và nằm trong diện tích hơn 54.000 m2. Bao bọc khuôn viên nơi đây là bức tường gạch vồ, từng kiến trúc được tu sửa như Văn Miếu môn, Hồ Văn, Khuê Văn Các, Đại Trung môn, bia tiến sĩ, nhà Thái Học, Đại Thành môn, giếng Thiên Quang.
Không chỉ là trường đại học Việt Nam đầu tiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám giống như ngọn đuốc cháy rực, duy trì truyền thống hiếu học dân tộc Việt. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ có thêm động lực từ bảng vàng của ông cha, tận hưởng nguồn năng lượng dồi dào để vững tin khám phá tri thức và nỗ lực học tập không ngừng nghỉ.
Quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám địa chỉ tại số 58 Quốc Tử Giám, thuộc quận Đống Đa, nằm ngay giữa bốn con phố đông đúc như Văn Miếu, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học và Quốc Tử Giám. Muốn khám phá Hà Nội văn hiến lâu đời thì không nên bỏ qua địa điểm này nhé. Trải qua thời gian thăng trầm lâu dài, kiến trúc ở đây vẫn được duy trì và là biểu tượng của văn hóa và giáo dục dân tộc Việt.
Chùa Trấn Quốc danh thắng ở Hà Nội
Danh lam thắng cảnh ở Hà Nội- chùa Trấn Quốc có lịch sử lâu đời lên đến 1500 năm. Nằm trên hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc kết hợp hài hòa giữa nét nên thơ của vườn cây xanh với sự uy nghiêm cổ kính và hồ nước rộng lớn đầy tự tình. Vì vậy mà ngôi chùa này được Thrillist bình chọn là chùa đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân cho tín đồ Phật giáo và du khách bốn phương.
Chùa Trấn Quốc nép mình bên đường Thanh Niên yên tĩnh, tổng thể gồm nhiều lớp nhà và ba ngôi: thượng điện, nhà thiêu công, tiền đường nối với nhau thành chữ Công. Cửa chùa đến nay vẫn còn giữ nguyên bút tích Phương Tiện môn cùng câu đối Nôm “Vang tai xe ngựa qua đường Tục. Mở mặt non sông đứng cửa thiền.”
Trước đây ngôi chùa này là trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý, vua chúa chọn làm nơi ngự giá và vãn cảnh vào những dịp lễ, Tết. Đến nay, chùa Trấn Quốc là điểm đến quen thuộc của những ai muốn tìm cho mình không gian an yên, trầm mặc, buông bỏ được mệt mỏi hay sân si ngay khi đu qua thiền môn.
Hoàng Thành Thăng Long danh lam thắng cảnh di tích lịch sử
Hoàng Thành Thăng Long là khu danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của Thăng Long xưa từ thế kỷ VII đến thời Đinh- Tiền Lê, phát triển suốt các đời vua hưng thịnh. Đây là công trình xây dựng đồ sộ, chứng kiến các triều đại trong lịch sử và trở thành di tích mang ý nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống di tích nước ta. Hoàn Thành Thăng Long đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thuộc địa bàn phường Quán Thánh, Hoàng Thành Thăng Long tổng diện tích lên đến 18395 ha gồm khu khảo cổ Hoàng Diệu cùng di tích cổ còn sót lại như: cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, nhà D67, Hậu Lâu, điện Kính Thiên, Bắc Môn, 8 cổng thành và thường thành. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Hoàng Thành để hiểu rõ hơn về thủ đô phát triển thế nào nếu có cơ hội du lịch Hà Nội.
Khu di tích nằm tại quận Ba Đình và giới hạn bởi các con đường nổi tiếng: phía Đông là Nguyễn Tri Phương, phía Tây là Hoàng Diệu và đường Độc Lập, phía Tây Nam là Điện Biên Phủ, phía Nam là tòa nhà Quốc hội- Bắc Sơn, phía Bắc là Phan Đình Phùng.
Cầu Long Biên- phong cảnh Hà Nội chứng nhân lịch sử
Những di tích lịch sử ở Hà Nội hiện lên quá trình phát triển và hình thành của thủ đô ngàn năm và trong số đó không thể bỏ qua cầu Long Biên. Chiếc cầu cổ kính là nhân chứng lịch sử, biểu tượng ý nghĩa với con người Hà Nội. Không chỉ vậy cầu Long Biên là điểm đến lý tưởng cho ai muốn chiêm ngưỡng Hà Nội từ trên cao, cảm nhận giây phút thoải mái và yên bình.
Cầu Long Biên xây dựng năm 1898 và khánh thành 28/2/1902 và dần dần nhuốm màu cũ kỹ của thời gian. Đây là cây cầu thép đầu tiên ở Hà Nội ngang qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Viên. Cầu Long Biên đã chứng kiến những thăng trầm quan trọng của thủ đô qua kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.
Bình minh và hoàng hôn là thời điểm đẹp nhất trong ngày để ngắm nhìn khung cảnh dòng sông, thiên nhiên từ trên cao. Xa xa bạn sẽ thấy cây cầu Chương Dương, toàn cảnh thủ đô rộng lớn và đông đúc. Du khách sẽ tận mắt chứng kiến phần khung thép gỉ, nhiều chỗ bị ném bom như dấu ấn người dân đã kiên cường trong cuộc kháng chiến cứu nước.
Ô Quan Chưởng- danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
Trải qua bao biến cố của thời gian và lịch sử, Ô Quan Chưởng- danh thắng Hà Nội là dấu tích kinh đô Thăng Long vẫn còn tồn tại, hòa mình vào cuộc sống con người thủ đô. Ô Quan Chưởng hay Ô Đông Hà xây dựng vào năm 1749 thời vua Lê Hiển Tông, cách bến sông xưa chỉ 80 m thuận tiện buôn bán và đi lại.
Ô Quan Chưởng vẫn giữ kiến trúc ban đầu, thiết kế đặc trưng nhà Nguyễn kiểu vọng lâu gồm cửa chính giữa và 2 bên cửa phụ. Cổng cao 3 m, kiểu mái uống cong trên tầng 2 và có lan can bao quanh. Tường phía trái có tấm bia đá cấm người gác cửa ô không nhiễu dân khi có người đi qua. Dưới vọng lâu và giữa cổng chính có ba chữ Hán lớn Đông Hà Môn.
Ngày nay, Ô Quan Chưởng thuộc địa phận ngã tư Hàng Chiếu, phố Đào Duy Từ nằm hiên ngang trong lòng phố cổ. Sự tồn tại của Ô Quan Chưởng như bằng chứng đanh thép cho tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân ta. Tuy không còn cổ kính như ngày nào nhưng nơi đây vẫn là biểu tượng cho Thăng Long xưa cũ, mang đậm ý nghĩa lịch sử ngàn năm.