Tổng hợp ứng dụng của nhôm trong 8+ ngành có thể bạn chưa biết

Tổng hợp ứng dụng của nhôm trong 8+ ngành có thể bạn chưa biết

Bền, nhẹ, chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt là những đặc tính giúp nhôm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành một trong các vật liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của nhôm ở trong các ngôi nhà, trên xe ô tô, tàu hỏa, máy bay, máy tính điện thoại, tủ lạnh… Hãy cùng Nhôm Dinostar tìm hiểu ứng dụng của nhôm trong 8 ngành phổ biến với bài viết sau đây.

1. Ứng dụng của nhôm trong ngành xây dựng

Nhờ có tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt, bền bỉ và thích nghi với mọi điều kiện môi trường, kể cả các môi trường khắc nghiệt nên kim loại nhôm được ứng dụng nhiều trong ngày xây dựng và kiến trúc.

Tại các công trình xây dựng, nhôm được dùng để làm cửa đi, cửa sổ, vách kính, lan can, chắn nắng, mặt dựng, vách ngăn, mái hiên,  trần nhôm, khung nhôm kết cấu,… vì kim loại có thể chống ăn mòn và giúp tiết kiệm năng lượng.

Đặc biệt, nhôm còn được xem là vật liệu của tương lai vì có khả năng tái chế 100% và giúp giảm thiểu đáng kể lượng khí thải CO2 ra môi trường.

Tại các công trình xây dựng, nhôm được sử dụng để làm cửa đi, cửa sổ

Có không ít các công trình xây dựng nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng nhôm có thể kể đến như:

  • Trần của các tòa nhà của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
  • Cung điện Kremlin có các tấm nhôm anot lấp lánh như vàng.
  • Toàn bộ 6.514 cửa sổ thuộc tòa nhà Empire State đã được thay thế phần khung sắt  bằng khung nhôm.
  • Crystal – Trung tâm Phát triển Đô thị Bền vững của Vương quốc Anh cũng ứng dụng vật liệu nhôm trong thiết kế xây dựng.
  • Phần mái vòm của công viên giải trí khổng lồ Ferrari World ở Abu Dhabi hoàn toàn được làm bằng vật liệu nhôm.

Xem thêm ngay: 9 ứng dụng của nhôm trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay

2. Ứng dụng của nhôm trong công nghiệp cơ khí chế tạo

Khả năng gia công tốt và không hoen gỉ nên nhôm được ứng dụng phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo. Nhôm được dùng để sản xuất: các linh kiện máy móc, linh kiện trong các thiết bị điện gia dụng và công nghiệp, thiết bị điện tử thông minh, thanh tản nhiệt CPU, vỏ máy tính, sản xuất phôi điện thoại và các chi tiết bên trong hay trong công nghệ đóng gói như can, giấy gói…

Bên cạnh đó, với khả năng hấp thụ bức xạ tốt nên nhôm còn được dùng để sản xuất vỏ phủ ở bên ngoài của vệ tinh nhân tạo. Nhôm cũng cứng hơn nhựa, nhẹ hơn thép và có thể hấp thụ, tản nhiệt tốt nên được nhiều nhà sản xuất dùng trong tivi màn hình phẳng hiện đại.

nhôm được dùng để sản xuất thanh tản nhiệt CPU

3. Ứng dụng của nhôm trong ngành công nghiệp vận tải

Ngành công nghiệp giao thông vận tải cũng không thể bỏ qua việc ứng kim loại nhôm trong hoạt động của mình. Với đặc tính bền và nhẹ nên vật liệu nhôm được dùng trong chế tạo ra các bộ phận cho ô tô, tàu hỏa, tàu biển, máy bay.

  • Ngành công nghiệp ô tô: Theo tính toán, 1kg nhôm dùng trong ô tô giảm được trọng lượng chung của xe. Sở hữu ưu điểm này nên rất nhiều bộ phận của xe ô tô được làm bằng nhôm như: bộ tản nhiệt của động cơ xe, bánh xe, hệ thống treo, hộp số, thân xe, mui xe, cửa xe, hối xi-lanh động cơ, khung xe.

Ngoài ra, khả năng chịu lực tốt, không bị biến dạng hay cong vênh giúp đảm bảo an toàn cho các cấu kiện bên trong ô tô cũng là một lý do nữa khiến các nhà sản xuất ngày càng tin dùng nhôm.

  • Ngành vận tải đường sắt: Hệ thống đường sắt tốc độ cao đang sử dụng nhiều kim loại nhôm. Với đặc tính nhẹ nên các đoàn tàu dùng nhôm sẽ có trọng lượng nhẹ hơn, từ đó giúp làm giảm lực ma sát khiến tốc độ của tàu cũng nhanh hơn. Một ví dụ nổi bật là hệ thống đường sắt cao tốc TGV tại  Pháp đã lựa chọn nhôm trong công trình của mình.
  • Ngành hàng không: Theo tính toán, trong tổng khối lượng của 1 chiếc máy bay thì nhôm chiếm tới 75 – 80%. Hệ thống thủy lực, bộ phận tiếp nhiên liệu, tuabin động cơ, ống xả, trụ cabin, buồng điều khiển, khung ghế, các chi tiết trang trí… là những bộ phận trên máy bay sử dụng nhôm.
  • Ngành vũ trụ: Chiếm tới 50 – 90% tổng trọng lượng của tàu vũ trụ, vật liệu nhôm được dùng chủ yếu trong nhiều bộ phận của tàu con thoi, kính viễn vọng không gian, bình nhiên liệu, đầu của tên lửa, trạm không gian,…

Sự bền bỉ vượt trội trong mọi điều kiện nhiệt độ cao/thấp và ở trong điều kiện rung lắc mạnh chính là lý do nhôm được sử dụng trong sản xuất các bộ phận của ngành vũ trụ.

  • Ngành vận tải biển: Khả năng chống ăn mòn của nhôm cao gấp 100 lần so với thép Bên cạnh đó, nhôm biển cũng có độ bền vượt trội nên nếu có xảy ra va chạm mạnh thì cũng khó có thể làm vỡ thân vỏ tàu. Từ đó nâng tuổi thọ, độ an toàn và tiết kiệm khá nhiều chi phí cho việc bảo trì tàu.

Kim loại nhôm được dùng để tạo ra các chi tiết cho máy bay

4. Ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm trong ngành công nghiệp năng lượng

Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm trong ngành công nghiệp năng lượng, hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây:

4.1. Ứng dụng ngành điện chiếu sáng

Nhờ khả năng chịu nhiệt, dẫn nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ, chống ăn mòn và giá thành thấp, nhôm được sử dụng rộng rãi để sản xuất bóng đèn chiếu sáng, thanh nhôm chiếu sáng LED, thanh đèn led, dây dẫn, lõi dẫn điện, đường dây điện trên cao…

Ngoài ra, nhôm còn có nhiều đặc điểm ưu việt khác về hiệu suất cao và khả năng tái chế nên ngày càng được tin dùng và ứng dụng nhiều trong ngành điện chiếu sáng.

Nhôm và hợp kim nhôm được dùng để sản xuất đường dây điện

4.2. Ứng dụng năng lượng mặt trời

Trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, vì có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, độ bền vượt trội lại nhẹ và có độ linh hoạt cao nên kim loại nhôm được dùng để chế tạo trong các bộ phận và linh kiện để sản xuất năng lượng tái tạo. Cụ thể hơn, các thiết bị/máy phát điện năng lượng mặt trời hay những khung pin mặt trời quang điện đều được làm từ nhôm.

Bên cạnh đó, nhôm còn được sử dụng để bảo vệ các tấm gương/thấu kính trong các hệ thống năng lượng mặt trời tập trung vì có khả năng chịu nhiệt tốt. Kim loại này cũng là vật liệu tuyệt vời dùng cho sản xuất tuabin gió vì sản phẩm này đòi hỏi phải có trọng lượng nhẹ và độ bền cao.

Nhôm được dùng để xây dựng các thiết bị phát điện

Xem ngay: Tất tần tật các ứng dụng của nhôm trong ngành điện

5. Ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm trong ngành y tế

Nhôm không độc, có khả năng chống ăn mòn, an toàn và không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên được sử dụng chế tạo ra các chân, tay giả dùng cho người khuyết tật. Không chỉ vậy, nhôm được dùng làm dụng cụ thiết bị y tế như khung giường nâng hạ phòng mổ, xe đẩy, dụng cụ y tế, khay/hộp đựng,máy thở, cáng, ống nghe, xe lăn, máy theo dõi tim, các thiết bị chụp chiếu…

Ngoài ra, với đặc tính dẫn nhiệt tốt nên kim loại nhôm còn được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nhựa, nhất là được dùng để sản xuất trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các thiết bị y tế.

Nhôm được sử dụng chế tạo ra các chân, tay giả

6. Ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm trong cuộc sống hàng ngày

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhôm được dùng trong các món đồ nội thất và các thiết bị gia dụng.

6.1. Ứng dụng của nhôm trong nội thất

Nhôm bền bỉ và có tính thẩm mỹ cao nên được sử dụng để chế tác thành các đồ dùng gia đình như: khung rèm cửa, nẹp trang trí, cầu thang, thau nhôm, tủ đồ, bàn ghế, giường, bàn, cửa chớp, khung tranh, đèn, máy điều hòa không khí, bộ tản nhiệt… Bên cạnh đó, nhôm còn được dùng để sản xuất đồ nội thất sân vườn như: ghế đôn xếp, ghế xếp di động quán cafe, bàn ghế xích đu sân vườn…

Các sản phẩm nội thất được làm từ hợp kim nhôm đúc sở hữu ưu điểm là có độ bền cao và tính thẩm mỹ vượt trội. Ngoài ra, vật liệu nhôm còn giúp giảm đáng kể trọng lượng của các chi tiết nội thất, giúp chúng ít cồng kềnh và liền mạch hơn.

nhôm được dùng để làm cầu thang trong nhà

6.2. Ứng dụng của nhôm trong thiết bị gia dụng

Trong lĩnh vực thiết bị gia dụng, nhôm và hợp kim nhôm được sử dụng để chế tạo nên các sản phẩm đồ gia dụng như: rổ, xoong nồi, chảo, máy xay thịt, khuôn nướng, khuôn làm bánh, tủ kệ, móc quần áo, tủ đồ, tủ bếp, tủ đựng, thanh treo đồ, thau nhôm, thìa muỗng, mâm cơm…

Với khả năng bền bỉ chống hoen rỉ theo thời gian, dẫn nhiệt cao, không dễ bị trầy xước hoặc móp méo, không độc hại và tính thẩm mỹ cao nên các sản phẩm và thiết bị gia dụng được làm bằng nhôm rất được tin dùng ở các gia đình hiện nay.

Trong lĩnh vực thiết bị gia dụng, nhôm được dùng để chế tạo rổ, xoong nồi, chảo…

7. Một số ứng dụng khác của nhôm và hợp kim nhôm

Dưới đây là một số ứng dụng khác của nhôm và hợp kim nhôm trong đời sống hàng ngày, ví dụ như:

  • Tạo màu bạc trong sơn: Bột nhôm được sử dụng trong việc tạo màu bạc trong sơn, trong khi đó bông nhôm dùng trong sơn lót để tăng chống thấm nước cho gỗ.
  • Tạo ra các vật dụng trang trí: Vì có đặc tính mềm dẻo, dễ dàng uốn nắn nên nhôm còn được dùng để tạo ra các vật dụng trang trí nội thất.
  • Dùng làm nguyên liệu rắn cho tên lửa, điều chế pháo hoa: Vật liệu nhôm khi oxi hóa sẽ tạo ra nhiệt độ cao nên được sử dụng làm nguyên liệu rắn cho tên lửa và các thành phần để điều chế pháo hoa.
  • Điều chế kim loại nhờ phản ứng nhiệt nhôm nóng chảy: Phản ứng nhiệt nhôm nóng chảy là phương pháp dùng để điều chế kim loại đứng sau AI mà không cần sử dụng tới cacbon.

Được dùng làm nguyên liệu trong điều chế pháo hoa.

Có thể thấy, ứng dụng của nhôm rất đa dạng ở nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, điện tử, năng lượng, cơ khí chế tạo, nội thất hay thiết bị gia dụng. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng chịu nhiệt, độ bền, chống ăn mòn và tính thẩm mỹ nên không khó hiểu khi nhôm ngày càng được sử dụng nhiều trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, nhôm an toàn, không độc hại lại có thể tái chế nên sử dụng các sản phẩm được chế tạo từ nhôm cũng là cách để bạn chung tay bảo vệ môi trường sống trước những hậu quả khôn lường của việc biến đổi khí hậu!

Nếu có nhu cầu mua và sử dụng nhôm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp theo thông tin dưới đây:

Trụ sở chính:

  • 118 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • Tel: 024. 3942. 7991 – Fax: 024. 3218. 1304.

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

  • 360 Điện Biên Phủ – Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh.
  • Tel: 028. 3514. 4769 – Fax: 028. 3514. 4739.

Nhà máy: Đường C2 – Khu C – KCN Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên.