Tổng hợp kiến thức Tiếng việt 5 – Luyện từ và câu 5 – Ngô Thị Kiều My – Thư viện Giáo án điện tử
Nguồn:
Người gửi: Ngô Thị Kiều My
Ngày gửi: 21h:59′ 06-01-2022
Dung lượng: 142.1 KB
Số lượt tải: 172
Số lượt thích:
0 người
21h:59′ 06-01-2022142.1 KB172
TỔNG HỢP KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
So sánh, nhân hóa
1.Câu văn nói về mùa thu “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng , se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.”có sư dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
a. Nhân hóa.
b, So sánh.
c, Cả nhân hóa và so sánh.
2. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
“ Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tấng lá xanh rậm rạp.”
a. so sánh b. nhân hóa c. Cả 2 ý trên
Từ đơn, từ ghép , từ láy
1.Xếp các từ trong câu sau thành 3 nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy.
Thời gian / như / lắng đọng / khi / ông / mãi / lặng yên / đọc / đi / đọc / lại / những / dòng / chữ / nguệch ngoạc / của / con / mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2.Tìm:
a) Các từ láy, từ ghép tổng hợp có tiếng “lặng”.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Ba từ ghép phân loại có tiếng “lặng”.
………………………………………………………………………………………………
3. Dòng nào sau đây chỉ toàn những từ láy.
a. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
b. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn , no nê, hăng hắc.
c. rậm rạp, lạ lung, nồng nàn, hăng hắc, no nê.
4. Các từ xanh tươi, hoa quả, đậm nhạt, tươi đẹp thuộc kiểu cấu tạo gì?
a. Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
b. Từ ghép có nghĩa phân loại.
c. Từ láy.
5. Cho các từ sau:
Nhanh nhẹn, bàn ghế, bàn bạc, quần áo, ghế đẩu, phẳng lặng, chen chúc, nhà cửa, nhà sàn, đường sá, trắng hồng, quần bò, áo rét, xinh đẹp, hình dạng, mộc mạc.
Em tìm và xếp các từ in nghiêng ở trên theo từng nhóm:
– Từ ghép phân loại
– Từ ghép tổng hợp
– Từ láy
6. Tìm các từ láy trong đoạn văn sau và xếp chúng thành từng loại.
Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co cúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì thật.
7.Tìm và phân loại các từ láy có trong đoạn thơ sau của Tố Hữu
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
…
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
…
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
8.Tìm các danh từ, động từ, tính từ, đại từ, từ láy trong đoạn văn sau:
Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, củng trẻ trung, cũng phơi phới.
Từ loại
Danh từ: Danh từ là từ chỉ sự vật
Động từ:Là từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật
Tính từ:Là từ miêu tả đặc điểm ,tính chất của sự vật ,hoạt động, trạng thái…
1. Từ mùi thơm thuộc từ loại nào?
a. Tính từ b. danh từ c. Động từ
2. Các từ được gạch dưới trong câu sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, hay quan hệ từ?
Mẹ Tê-rê-sa đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một mình trong những bất hạnh của đời mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Từ hay trong các câu sau là tính từ, động từ, hay quan hệ từ?
a) Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi.
b) Cô bé hát rất hay.
c) Cô bé mới hay tin ông cụ đã qua đời.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tìm 3 danh từ có tiếng “nỗi”, 3 danh từ hay động từ có tiếng”niềm” (ví dụ: niềm vui)
……………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Từ khó khăn , mong muốn trong trong các câu sau là danh từ