Tổng Hợp Các Yếu Tố Và Nguyên Tắc Thiết Kế Đồ Họa Cho Người Mới Bắt Đầu

Bạn là người mới dấn thân vào ngành Thiết kế đồ họa? Bạn muốn trang bị cho mình những kiến thức căn bản, cũng như các nguyên lý, nguyên tắc thiết kế nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? 

Thiết kế đồ họa là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải luôn sáng tạo và cập nhật các xu hướng, kiến thức mới để có thể trụ vững trong ngành. Song, là một người mới vào nghề, bạn sẽ cần học hỏi rất nhiều điều thứ, từ những điều căn bản nhất để làm nền tảng cho sự phát triển sau này. 

Đọc thêm: Graphic Design Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Thiết Kế Đồ Họa Dành Cho Người Mới

Tuy nhiên, bạn cũng đừng cảm thấy lo lắng hay choáng ngợp giữa “rừng” kiến thức này. 

Học từng bước cùng Glints. “Bỏ túi” ngay 7 yếu tố căn bản và 14 nguyên tắc thiết kế quan trọng cho một sản phẩm thiết kế đầy sáng tạo qua bài viết sau đây!

Nguyên lý thiết kế đồ họa là gì?

Về cơ bản, nguyên lý thiết kế đồ họa bao gồm các yếu tố và nguyên tắc thiết kế trực quan, giúp định hình, mô tả những ý tưởng và quá trình thực hiện cơ bản của sản phẩm sáng tạo.

Thông thường, một chuyên gia thiết kế đồ họa vẫn cần  dựa vào các nguyên lý thiết kế nền tảng để phát triển và hoàn thiện sản phẩm của mình.

Điều này đối với người mới bắt đầu học thiết kế cũng không ngoại lệ. Bạn cần dựa vào các yếu tố và nguyên tắc sẵn có, kết hợp cùng với tư duy sáng tạo của bản thân, ứng dụng và biến đổi nhằm xây dựng tính gắn kết và hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm thiết kế.

Nguyên lý thiết kế đồ họa là gì?

Tại sao các nguyên lý, nguyên tắc thiết kế lại quan trọng?

Một khi các nguyên lý được kết hợp và sử dụng một cách phù hợp, sản phẩm thiết kế của bạn không những trở nên thu hút, mà còn thể hiện được tư duy thiết kế sáng tạo.

Các cách ứng dụng nguyên lý thiết kế khác nhau sẽ thể hiện những dụng ý khác biệt của người làm nghề sáng tạo. Từ đó, những sản phẩm thiết kế cũng trở nên đa dạng và độc đáo.

Hơn thế nữa, các yếu tố và nguyên tắc thiết kế nền tảng cũng giúp bạn dễ dàng hình thành nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo hơn, hạn chế việc bí ý tưởng trong công việc. 

Đọc thêm: Tất Tần Tật Kiến Thức Chuyên Môn Về Marketing Thời Đại Mới 2022

7 yếu tố cơ bản trong nguyên lý thiết kế đồ họa

Nguyên lý thiết kế đồ họa có 7 yếu tố như sau. Mỗi yếu tố sẽ có những điểm mạnh và hạn chế riêng biệt. Thành thạo việc áp dụng những yếu tố cơ bản này, bạn sẽ có thể nâng cấp khả năng thiết kế của mình – cho dù chỉ là người mới bắt đầu.

Đường nét (Line)

Yếu tố đơn giản nhưng quan trọng nhất trong nguyên tắc thiết kế để bạn hình thành sản phẩm sáng tạo chính là Line, hay còn gọi là Đường nét, Dòng kẻ, và Nét.

Đường nét (Line)Đường nét (Line)

Tùy vào từng hình dạng, độ đậm nhạt, kích cỡ, những đường nét khác nhau sẽ giúp bạn tổ chức sắp xếp bố cục và nội dung của từng sản phẩm thiết kế đồ họa. Bên cạnh đó, tạo đường dẫn hướng ánh nhìn vào chủ thể chính, phối cảnh, phân cấp không gian, cũng như sáng tạo các dạng hình khối, chuyển động để nhận mạnh và gây hứng thú cho người xem. 

Bạn có thể từng bắt gặp số dạng line phổ biến trong thiết kế đồ họa như sau: đường thẳng, đường chéo, đường zích zắc, đường cong, đường lượn sóng, đường nét vẽ tay, …

Hình khối (Shape)

Trong nguyên tắc thiết kế, hình khối được coi như là mảng hình được xác định bởi ranh giới của các đường nét kín. Thường xuất hiện dưới dạng hình ảnh phẳng – 2D. 

Mục đích của hình khối thường dùng để tổ chức bố cục, phân cấp thông tin, minh họa tượng trưng hoặc trang trí. 

Có 2 loại hình khối cơ bản mà người mới bắt đầu học thiết kế thường hay sử dụng đó là: Hình học cơ bản (Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật,…) và Hình học tự nhiên (Hình lá, trái tim, kim cương, hay các hình trừu tượng khác như vết mực, vết loang).

Mỗi loại hình khối sẽ có bản chất và ý nghĩa khác nhau, cho phép bạn sáng tạo và truyền tải nội dung trực quan một cách hiệu quả và phù hợp nhất. Hãy lựa chọn hình khối trong thiết kế thật thông minh nhé!

Hình thức (Form)

Đây vốn là khái niệm dành cho các đối tượng hình khối được thiết kế thể hiện qua 3 yếu tố: dài–rộng–sâu. Có thể hiểu nôm na, Form là các hình khối được đổ bóng nhằm tạo hiệu ứng 3D, chẳng hạn như hình cầu, hình trụ, v.v…

Trong nguyên lý thiết kế đồ họa, bởi tích chất đặc trưng tạo không gian 3 chiều, Form thường được ứng dụng để hình thành không gian bố cục, tạo độ tương phản và chiều sâu, bổ sung vùng sáng và tối cho các đối tượng trong sản phẩm sáng tạo của graphic designer.

Màu sắc (Color)

Nhắc tới nguyên tắc cơ bản trong thiết kế, chúng ta không thể không nhắc tới yếu tố màu sắc. 

Màu sắc có thể được ví như một loại công cụ quyền lực giúp nhà thiết kế đồ họa khắc họa chủ đề, truyền tải thông điệp thị giác qua điểm nhìn, ánh sáng, chiều sâu nhằm mang tới cảm xúc, cũng như thúc đẩy hành vi người xem.

Ví dụ, hãng thức ăn nhanh như KFC thường sử dụng các tông màu cam-vàng-đỏ cho các poster quảng cáo với mục đích truyền tải năng lượng tích cực, vui vẻ khi thưởng thức đồ ăn, cũng như tạo sự chú ý và cảm giác thèm ăn cho đối tượng khách hàng mục tiêu.

Các nhà thiết kế áp dụng bánh xe màu (color wheel) cùng với các nguyên lý của lý thuyết thiết kế để trộn, kết hợp và thao tác màu sắc nhằm tạo ra những bảng phối khác nhau. Chỉ một chút thay đổi về sắc độ và tông màu cũng có thể tạo nên những bản thiết kế riêng biệt, đa dạng. 

Lớp nền kết cấu (Texture)

Texture có thể hiểu đơn giản là các đặc điểm bề mặt thể hiện tính chất của vật thể thông qua các họa tiết, hoa văn, hiệu ứng, chẳng hạn như bề mặt giấy, vân gỗ, kim loại, lụa mềm,… 

Bằng cách sử dụng texture tinh tế, graphic designer có thể tạo nên xúc giác và độ sâu cho thiết kế của mình với các hiệu ứng thị giác sống động.

Không gian (Space)

Một yếu tố khác không thể bỏ qua trong nguyên lý thiết kế – Không gian. Khái niệm này tương đồng với việc sắp xếp, tạo khoảng trắng và khoảng trống tương phản giữa các đối tượng trong thiết kế.

Thiết kế không gian phù hợp trong ấn phẩm sáng tạo giúp bạn mở ra các góc nhìn độc lạ, gia tăng hiệu quả thị giác, cũng như cân bằng các đối tượng vật thể và nhấn mạnh hình ảnh, thông điệp. 

Sẽ chẳng ai muốn thường thức một sản phẩm thiết kế nhồi nhét lộn xộn nhiều đối tượng không có chủ đích cả. Cho dù là người mới bắt đầu hay dân chuyên “lão làng”, hãy luôn cố gắng tối ưu và sử dụng không gian thiết kế một cách thông minh, phù hợp với mục đích truyền tải thông điệp trực quan.

Nghệ thuật sử dụng con chữ (Typography) 

Một dự án thiết kế đồ họa đặc sắc luôn có sự hiện diện của việc sắp xếp và sử dụng chữ nghệ thuật nhằm mang lại cảm xúc, cũng như truyền tải thông điệp tác phẩm.

Các hình dáng chữ mà bạn lựa chọn, từ nét chữ đơn giản, hiện đại, nét chữ cổ điển, nét chữ viết tay, nét cứng cáp hay mềm mại, đều ảnh hưởng tới hiệu quả thị giác cho mục tiêu và chủ đề thiết kế của bạn. 

Bạn có thể đồng bộ phông chữ, hay lựa chọn kết hợp tương phản để tạo điểm nhấn. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nhiều loại hình dáng, kiểu chữ. Điều đó có thể tạo cảm giác nặng nề, khó nhìn cho bản thiết kế đồ họa.

Thông thường, con số lý tưởng cho các kiểu chữ bạn nên sử dụng cho sản phẩm sáng tạo của mình là 2-3 phông. Nói cách khác, đừng “tham lam” dùng hơn 3 loại phông chữ trong một bản thiết kế.

14 Nguyên tắc thiết kế người mới bắt đầu cần nắm vững

Nguyên tắc 1: Tính thống nhất (Unity)

Đây vốn là nguyên tắc bắt buộc khi bạn đưa ra một giải pháp thiết kế đồ họa. Điều này đảm bảo các phần đối tượng trong thiết kế của bạn được sử dụng có chủ đích, có đóng góp quan trọng cho tổng quan hiệu quả thị giác và thẩm mỹ; và đương nhiên, tránh gây cảm giác hỗn loạn khó chịu.

Tính thống nhất (Unity)Tính thống nhất (Unity)

Tác giả của cuốn Các yếu tố trong thiết kế đồ họa (The Elements of Graphic Design) – Alex White đã chia sẻ: “Đạt được sự thống nhất trực quan là mục tiêu chính của thiết kế đồ họa. Khi các yếu tố được thỏa hiệp, bản thiết kế có thể coi là thống nhất.”

Nguyên tắc 2: Sự cân bằng (Balance)

Sự cân bằng trong thiết kế cũng là một trong những nguyên tắc bạn có thể ứng dụng để sáng tạo những nét đặc trưng, cá tính đặc biệt cho sản phẩm của mình. Các yếu tố cân bằng có thể liên quan tới vị trí, hình dạng vật lý, màu sắc, sắc độ, tính tương phản, khoảng trống… trong ấn phẩm của bạn.

Sự cân bằng (Balance)Sự cân bằng (Balance)

Bằng cách điều chỉnh yếu tố nêu trên của những đối tượng thiết kế, graphic designer có thể mang lại hiệu ứng thị giác bắt mắt và thu hút người xem. 

Nguyên tắc 3: Hệ thống cấp bậc (Hierarchy)

Đối tượng thiết kế nào là trọng tâm giúp bạn truyền tải chủ đề thiết kế chính? Đâu là những yếu tố phụ đi kèm?

Theo nguyên lý thiết kế, một bản thiết kế tốt thường có cấu trúc được phân tầng một cách có nguyên tắc, từ chính đến phụ. 

hệ thống cấp bậc (Hierarchy)hệ thống cấp bậc (Hierarchy)

Bằng cách sắp xếp các yếu tố thiết kế một cách hợp lý, graphic designer có thể dễ dàng điều hướng điểm nhìn của người xem; giúp họ nắm bắt được thông tin quan trọng, kể cả khi chỉ nhìn lướt qua. 

Nguyên tắc 4: Tính tương phản (Contrast)

Để nhấn mạnh điểm khác biệt giữa hai hay nhiều đối tượng trong thiết kế, một nguyên tắc cơ bản bạn có thể luôn ứng dụng chính là sự tương phản. 

Nguyên tắc 4: Tính tương phản (Contrast)Nguyên tắc 4: Tính tương phản (Contrast)

Tương phản ở đây có thể là sáng–tối, dày–mỏng, nhỏ–to, đậm–nhạt, v.v… hay có thể tương phản màu sắc như nóng–lạnh, texture (mịn–thô ráp).

Cũng tương tự như hệ thống cấp bậc, sự tương phản giúp điều hướng thị giác hiệu quả với chủ đích nhấn mạnh thông điệp, hay thông tin nào đó. 

Chẳng hạn như, nút bấm “đăng nhập” màu xanh dương, hay “tạo tài khoản mới” màu xanh lá của Facebook đặt cùng nền trắng với thiết kế khoảng trống phù hợp, tạo sự tương phản cao giúp người dùng dễ dàng nhận diện được hai tính năng quan trọng trên giao diện này. 

Nguyên tắc 5: Sự nhấn mạnh (Emphasis)

Để nhấn mạnh một đối tượng thiết kế nào đó, bạn có thể thay đổi kích cỡ, độ lớn, vị trí, màu sắc, hình dạng, hay phong cách của nó. Điều này giúp thiết kế của bạn trông nổi bật hơn, tạo được tiêu điểm thu hút sự chú ý của người xem. 

Nguyên tắc thiết kế này cũng khá tương đồng với tính tương phản. Song, vẫn có những điểm khác biệt. 

sự nhấn mạnh (Emphasis)sự nhấn mạnh (Emphasis)

Sự nhấn mạnh tạo nên sức ảnh hưởng của một chủ thể trong thiết kế, còn sự tương phản tạo thì giúp cách biệt các đối tượng khác nhau. Hay có thể nói, tương phản là tập con của nhấn mạnh.

Nguyên tắc 6: Tỷ lệ (Scale)

Tỷ lệ là kích thước hình ảnh, hay là tiêu chuẩn kích cỡ của các đối tượng thiết kế riêng lẻ, nhưng mang tính ảnh hưởng tới tổng thể chung. 

Tỷ lệ thường được kết hợp với các nguyên tắc thiết kế khác như sự nhấn mạnh (emphasis) để thu hút điểm nhìn của người xem. 

Tỷ lệ (Scale)Tỷ lệ (Scale)

Tuy nhiên, tỷ lệ kích thước không phải lúc nào cũng sát với thực tế. Bạn có thể tự do sáng tạo để phân nhóm các mảng kích cỡ, tạo hiệu ứng bắt mắt tùy theo mục đích thiết kế của mình.

Nguyên tắc 7: Sự lặp lại (Repetition)

Nguyên tắc này thể hiện sự lặp lại trong thiết kế, phổ biến nhất là ở thiết kế dạng hoa văn, họa tiết, hay chất liệu, lớp nền kết cấu (texture). 

Sự lặp lại (Repetition)Sự lặp lại (Repetition)

Không phải lặp lại sẽ gây ra sự nhàm chán đâu. Các yếu tố lặp lại có thể được kết hợp với các nguyên tắc thiết kế khác kể trên, giúp hướng ánh mắt người xem đến tiêu điểm chính, tạo nên tính liên tục hoặc lưu chuyển cho một thiết kế thống nhất, hài hòa. 

Nguyên tắc 8: Bố cục và căn chỉnh (Composition & Alignment)

Hiểu đơn giản, bố cục là sự sắp xếp tổng thể của các đối tượng trong thiết kế của bạn. Căn chỉnh là sự sắp đặt của các yếu tố hình ảnh dựa theo bố cục trước đó.

Bố cục và căn chỉnh (Composition & Alignment)Bố cục và căn chỉnh (Composition & Alignment)

Nguyên tắc bố cục và căn chỉnh giúp thiết kế của bạn tổ chức các đối tượng một cách có hệ thống, tạo nên các nhóm đối tượng cân bằng, cấu trúc liên kết độc đáo, mang lại hiệu quả thị giác bắt mắt, nổi bật.

Nguyên tắc 9: Hệ thống lưới (Grid system)

Hệ thống lưới là một bộ thước đo cho cả người mới bắt đầu và nhà thiết kế chuyên nghiệp có thể dùng để canh lề và kích cỡ của đối tượng thiết kế, dựa trên nguyên tắc bố cục và căn chỉnh được nhắc tới ở trên.

Hệ thống lưới (Grid system)Hệ thống lưới (Grid system)

Hơn nữa, hệ thống lưới còn giúp thiết kế của bạn trở nên hài hòa với định dạng khổ giấy dự định cho sản phẩm sáng tạo của một graphic designer. 

Nguyên tắc 10: Chuyển động mắt (Eye movement)

Nguyên tắc tạo chuyển động mắt trong thiết kế bao gồm việc sử dụng các đường nét, hình khối, màu sắc,… kết hợp cùng các yếu tố khác trong nguyên lý trên tạo thành một đường dẫn tưởng hướng mắt người xem từ điểm này tới điểm khác. 

Chuyển động mắt (Eye movement)Chuyển động mắt (Eye movement)

Chuyển động mắt giúp mang đến nét sinh động, có thể tạo cảm giác đối tượng đang chuyển động ấn tượng, tránh đi cảm giác nhàm chán của thiết kế tĩnh.

Nguyên tắc 11: Đối xứng/Bất đối xứng (Symmetry/Asymmetry)

Nghiên cứu từ nhà khoa học Mỹ – Alan Lightman cho thấy não bộ chúng ta thường được thỏa mãn khi nhìn thấy những sự sắp xếp đối xứng, chẳng hạn như khuôn mặt cân đối, họa tiết đối xứng, v.v…

Nhờ đó, trong thiết kế, graphic designer thường tinh tế sử dụng nguyên tắc này để tạo ra nhịp điệu và sự hài hòa cho tổng thế.

Nguyên tắc thiết kếNguyên tắc thiết kế

Tuy nhiên, đừng chăm chăm tạo tính đối xứng cho thiết kế của mình khiến chúng trở nên cứng nhắc và nhàm chán. Sự bất đối xứng cũng nên được áp dụng xen kẽ để tạo nên điểm nổi bật, độc đáo, nhằm nhấn mạnh thông tin và thông điệp trong sản phẩm sáng tạo của bạn.

Một thiết kế tốt chính là thiết kế có sự dung hòa giữa hai yếu tố này.

Nguyên tắc 12: Đóng khung (Framing)

Nguyên tắc đóng khung là một công cụ không kém phần quan trọng trong việc hỗ trợ nhà thiết kế tạo nên các “mảng chú ý” cho các đối tượng cụ thể, nâng cao tính nổi bật và sức ảnh hưởng của chúng.

Đóng khung (Framing)Đóng khung (Framing)

Khung hình không nhất thiết phải là đồ họa. Đôi khi, sự sắp xếp đối tượng ngẫu nhiên cũng có thể tạo ra một kiểu khung không cố định, thay cho các khung hình vuông-tròn-chữ nhật thông thường. Bằng cách này, người xem có thể tập trung vào những phần thông tin quan trọng trong thiết kế của bạn.

Nguyên tắc 13: Khoảng trắng và Không gian âm (White Space & Negative Space)

Ở yếu tố Không gian (Space) bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc bố trí các khoảng không cho các đối tượng thiết kế.

Những khoảng trắng (White space) sẽ giúp thiết kế của bạn trông “dễ thở” và gọn gàng, dễ dàng điều hướng điểm nhìn của người xem. Nếu bạn muốn các đối tượng chủ thể trông gắn kết với nhau hơn, hãy thử thu hẹp các khoảng trắng một cách hợp lý nhé!

Bên cạnh đó, không gian âm (negative space) lại chính là khu vực trống xung quanh một yếu tố thiết kế. 

Khoảng trắng và Không gian âm (White Space & Negative SpaceKhoảng trắng và Không gian âm (White Space & Negative SpaceNguyên tắc thiết kế Khoảng trắng và Không gian âm.

Bạn thử tưởng tượng nhé: khoảng không gian mà vật thể của bạn được bố trí và chiếm dụng, được gọi là không gian dương (positive space). Vậy những thứ còn lại, chính là không gian âm, kể cả hình nền của bản thiết kế.

Thiết kế không gian không chỉ tạo nên sự thống nhất, hài hòa mà còn mang đến bố cục ấn tượng, thú vị giúp bạn nâng tầm thiết kế của mình, từ “tay mơ” – người mới bắt đầu trở thành dân chuyên nghiệp.

Nguyên tắc 14: Chủ đề (Theme)

Sau cùng, nếu như bản thiết kế của bạn không thể hiện được trọng tâm nội dung nhất định nào, chúng sẽ trở nên không có giá trị.

Mục đích của thiết kế chính là truyền tải thông điệp trực quan tới người xem. 

Vậy nên, hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc tiên quyết bắt buộc này ngay từ bước đầu lên ý tưởng: Tìm chủ đề của bản thiết kế, và bám sát nó.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Graphic Design bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Thiết kế đồ họa nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả