TỔNG HỢP CÁC MẪU KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 2021 CHO DOANH NGHIỆP

Một bản kế hoạch tài chính tổng thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động triển khai kinh doanh của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp thiết lập được một bản kế hoạch tài chính bài bản và xác định được các mục tiêu tài chính cần phải đạt được trong năm 2021, Acabiz sẽ hướng dẫn cho bạn những bước quan trọng trong xây dựng kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, trong bài viết dưới đây cũng sẽ liệt kê một số những mẫu kế hoạch tài chính mới nhất để bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Thông qua kế hoạch tài chính tổng thể, nhà quản lý hay bộ phận kế toán có thể xác định được nhu cầu tài chính trong một năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chi những khoản nào? đâu là những khoản cần thu về? lợi nhuận ra sao để từng bước xây dựng định hướng phát triển cho các giai đoạn mới, hay năm mới. Ngoài ra, khi nhìn vào bản kế hoạch tài chính chi tiết của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có những đánh giá rõ ràng trước khi đi tới quyết định có nên đầu tư cho doanh nghiệp của bạn hay là không.

Trước khi xây dựng một bản kế hoạch tài chính chi tiết hãy thiết lập một danh sách cụ thể, liệt kê các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đi sâu vào phân tích cụ thể, các mục tiêu sẽ liệt kê đầy đủ thứ tự từng bước bạn cần thực hiện để hoàn thành những mục tiêu đề ra. Đối với các bản kế hoạch tài chính năm, doanh nghiệp nên tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, đồng thời có thể kết hợp các bước triển khai cơ bản được liệt kê dưới đây.

Các bước xây dựng kế hoạch tài chính chính xác

Nghiên cứu các vấn đề tài chính

Để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả bạn cần thiết lập một kế hoạch tài chính, đây là một phần không thể thiếu. Hoạt động này sẽ càng chi tiết, chính xác và triển khai hiệu quả hơn nếu như người lập kế hoạch có sự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ các kiến thức chuyên môn và không bỏ sót bất cứ thông tin nào liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức cốt lõi, thông tin hữu ích về tài chính để khi bắt đầu lên kế hoạch bạn sẽ không bị “rối tung” lên khi thiết lập mục tiêu tài chính và các quyết định hành động.

Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp

Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp là bước thứ 2 trong xây dựng kế hoạch tài chính. Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải xác định rõ ràng, ưu tiên những mục tiêu quan trọng cho tổ chức và nhanh chóng đưa ra các quyết định triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn. Để có thể xác định nhu cầu tài chính trong một giai đoạn tương lai của công ty, người lập kế hoạch cần phải trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây:

– Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp bạn là gì?

– Dự trù chi phí đầu tư cho mục tiêu đó là bao nhiêu?

– Doanh nghiệp sẽ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai?

– Mục tiêu đầu tư dài hạn là gì?

– Mục tiêu đầu tư ngắn hạn là gì?

– Đâu là quyền lợi mà doanh nghiệp mong muốn từ sự đầu tư này?

Trả lời được tất cả những câu hỏi trên về nhu cầu tài chính, doanh nghiệp có thể định hướng rõ ràng các bước đi tiếp theo trong bản kế hoạch tài chính.

>> Tư duy chiến lược nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

>> Làm sao để trở thành nhân viên sale thị trường giỏi

Thu thập dữ liệu tài chính

Việc lần làm tiếp theo đó chính là lên một bảng kế hoạch tài chính để có cái nhìn rõ ràng hơn về dòng tiền mặt mà doanh nghiệp định đầu tư cũng như trách nhiệm pháp lý của tổ chức. Bạn nên nhờ các chuyên gia tư vấn tài chính đưa ra lời khuyên và cung cấp cho bạn những tài liệu tài chính quan trọng liên quan đến: tài sản, trách nhiệm pháp lý, khoản thuế, bảng cân đối thu chi, chính sách bảo hiểm, báo cáo ngân hàng,… để nghiên cứu và lựa chọn các cách thức phù hợp với mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp đề ra.

Kế hoạch tài chính cũng cần phải làm rõ những tình huống, rủi ro, lạm phát,…có thể xảy ra trong quá trình triển khai kế hoạch và đưa ra những phương hướng để tránh gặp phải các tình huống phát sinh đó.

Phát triển kế hoạch tài chính

Phát triển kế hoạch tài chính từ những ý tưởng triển khai cho các mục tiêu, nhu cầu tài chính doanh nghiệp đề ra mà nhà quản lý đã cân nhắc và lựa chọn trước đó. Trong phát triển kế hoạch tài chính cần có nội dung về: ưu nhược điểm của kế hoạch, thông tin về luật thuế, hệ thống tài chính, đề cập đến các vấn đề về an toàn lao động, sức khỏe nhân viên, …

Trình bày kế hoạch tài chính

Để trình bày một bản kế hoạch tài chính tỉ mỉ, dễ hiểu, bạn cần phải xem xét hật kỹ lưỡng các thông tin, dữ liệu mình thu thập được. Đồng thời tất cả các thắc mắc liên quan đến bản kế hoạch tài chính bạn cũng nên cố gắng trả lời để không có bất cứ sự nghi ngờ nào trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

Giám sát thực thi kế hoạch tài chính

Trong quá trình triển khai kế hoạch tài chính không thể thiếu bước quan trọng đó là giám sát tiến độ thực thi và đánh giá kết quả. Những đầu mục đánh giá mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là: danh mục đầu tư, tư vấn bảo hiểm, lựa chọn đầu tư, báo cáo thị trường,… Hơn thế nữa, chủ doanh nghiệp cần quan sát và nắm bắt nhanh nhạy các thay đổi của thị trường để có những sửa đổi trong bản kế hoạch tài chính sao cho phù hợp và hiệu quả.

Tổng hợp các mẫu kế hoạch tài chính 2021 mới nhất

Báo cáo kế hoạch doanh thu 2021 cho doanh nghiệp.

Bản mô tả và dự kiến doanh số dịch vụ, sản phẩm hàng năm.

Mẫu kế hoạch dự trù tài chính năm cho doanh nghiệp

Bản phân tích chi phí đầu tư và phân tích chỉ số tài chính cơ bản.