Tóm tắt kiến thức Lịch sử 10 | Lịch sử 10 – Trường THPT Trịnh Hoài Đức
Hệ thống, tóm tắt kiến thức Lịch sử 10 theo bài ngắn nhất bám sát nội dung chương trình học SGK Lịch sử 10, giúp các bạn ôn bài tốt hơn.
Cùng đến với bài viết sau của THPT Trịnh Hoài Đức để ôn tập kiến thức toàn bộ Lịch sử 10 nhé:
Tóm tắt Lịch Sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
* Loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước)
– Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.
– Xương hóa thạch ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.
* Người Tối cổ (4 triệu năm trước đây)
– Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.
– Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
– Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
– Di cốt ở Đông Phi, Gia va, Bắc Kinh, Thanh Hóa (tìm thấy công cụ đá).
– Công cụ:
+ Sử dụng đá có sẵn làm công cụ lao động.
+ Ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm, biết chế tác công cụ lao động –> đồ đá cũ sơ kỳ.
+ Biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn, cải thiện căn bản đời sống.
+ Qua lao động, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn.
+ Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
Người tinh khôn hay Người hiện đại (khoảng 4 vạn năm trước đây):
– Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.
– Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao,mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.
– Ở khắp các châu lục.
– Là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc xuất hiện những màu da khác nhau (da vàng, đen, trắng) do thích ứng lâu dài của con người với hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
– Biết:
+ Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo.
+ Làm lao bằng xương cá,cành cây.
+ Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí.
– Thức ăn tăng lên – thức ăn động vật.
– Cư trú “nhà cửa”
Đó là Thời đồ đá mới: dao, rìu, đục được mài nhẵn, khoan lỗ hay có nấc để tra cán. Biết đan lưới đánh cá, làm đồ gốm (bình bát, vò).
3. Cuộc cách mạng thời đá mới
– Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết khai thác từ thiên nhiên.
– Làm sạch những tấm da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương.
– Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai ….bằng đá màu, sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.
– Con người không ngừng sáng tạo.
Tóm tắt Lịch Sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
1. Thị tộc – bộ lạc
– Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
– Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên. Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
Chế tác công cụ kim loại
– Con người tìm và sử dụng kim loại
+ Khoảng 5.500 năm trước đây – đồng đỏ.
+ Khoảng 4.000 năm trước đây – đồng thau.
+ Khoảng 3.000 năm trước đây – sắt.
– Hệ quả
+ Năng suất lao động tăng
+ Khai thác thêm đất đai trồng trọt
+ Thêm nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
– Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung -> tư hữu xuất hiện
– Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.
-> Xã hội phân chia giai cấp
Tóm tắt Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
– Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
– Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn,dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:
+ Ai Cập: sông Nin
+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ ph rát
+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
+ Trung Quốc: sông Hòang Hà và Trường Giang.
– Khoảng 3500-2000 năm TCN ,cư dân cổ Tây Á, Ai Cập biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.
– Cư dân Châu Á và Châu Phi sống bằng nghề nông, mỗi năm hai vụ.
– Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, ngoài ra còn chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông (khoảng thiên niên kỷ VI-III TCN) ra đời sớm nhất thế giới
Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu,người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:
+ Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
+ Các công xã kết hợp thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
+ Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.
+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
– Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.
– Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.
– Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.
– Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
– Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.
– Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc,do nhu cầu thủy lợi.
– Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.
– Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là En xi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).
– Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung Quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
– Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
– Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng –> thiên văn –> nông lịch.
– Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
b. Chữ viết
– Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.
– Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.
– Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.
– Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
– Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….
c. Toán học
– Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:
– Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16
– Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.
– Đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.
d. Kiến trúc
Phát triển phong phú
+ Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà …
+ Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Tóm tắt Lịch sử 10 các bài tiếp theo
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 9. Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 12. Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo)
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 19. Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
Bài 3 trang 124 sgk Lịch Sử 10
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 27. Quá trình dựng nước và giữ nước
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 29. Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 34. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 35. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
Chương 3. Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 37. Mác và Ăng-ghen, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 38. Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 39. Quốc tế thứ hai
Tóm tắt Lịch sử 10 Bài 40. Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10