Tổ chức sản xuất là gì? Ý nghĩa và mục đích trong doanh nghiệp

Tổ chức sản xuất là khái niệm được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào? Mục đích tổ chức sản xuất là gì? Cùng MISA AMIS tìm hiểu tổ chức sản xuất là gì ngay dưới đây!

I. Tổ chức sản xuất là gì?

Tổ chức sản xuất là một thuật ngữ đa dạng về khái niệm và cách diễn đạt. Tổ chức sản xuất trong tiếng Anh được dịch là Production Organization.

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng mỗi một khái niệm sẽ hướng về các yếu tố cụ thể và có sự kết nối với nhau. Ban đầu, tổ chức sản xuất là gì thường được dùng để nói đến việc bố trí người lao động, người theo dõi, sắp xếp nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất, công cụ sản xuất… Đây là những yếu tố nền tảng để triển khai xây dựng một sản phẩm nào đó.

Tổ chức sản xuất là gì định nghĩaTổ chức sản xuất là gì định nghĩa

Về cơ bản, tổ chức sản xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa người lao động với tư liệu lao động sao cho hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Đồng thời, họ phải đáp ứng quy mô và công nghệ đã xác định nhằm. Điều này đảm bảo đầu ra là những sản phẩm chất lượng tốt nhất theo nhu cầu thị trường.

Công việc tổ chức sản xuất

MỜI BẠN THAM KHẢO CHI TIẾT HƠN TRONG EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

II. Ý nghĩa của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Tổ chức sản xuất đóng vai trò quan trọng trong khâu vận hành và quy trình sản xuất của công ty. Từ những bước sắp xếp ban đầu cho đến khi hoàn thiện và đánh giá sản phẩm đều cần có tổ chức sắp xếp. Đối với doanh nghiệp, việc tổ chức sản xuất phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt:

  • Cho phép hoặc có những đóng góp đáng kể vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, vật liệu, sức lao động, máy móc, thiết bị của công ty.

  • Góp phần quan trọng vào việc tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu kinh tế chung của công ty là kinh doanh có lãi để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.

  • Tổ chức sản xuất khoa học có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác hại đến môi trường sống của công ty và các khu vực lân cận.

  • Tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý là cơ sở, nền tảng quan trọng cho việc tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học.

>> Xem thêm: Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả 

III. Chức năng của tổ chức sản xuất

Mục đích của tổ chức sản xuất sẽ đáp ứng 3 chức năng chủ yếu sau:

1. Chức năng kế hoạch

Đối với chức năng kế hoạch, tổ chức sản xuất giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạch định và chuẩn bị mọi công cụ, tài nguyên, tài liệu. Việc này đảm bảo các bước quản lý chuỗi cung ứng diễn ra trôi chảy.

quản lý sản xuất lập kế hoạchquản lý sản xuất lập kế hoạch

Kế hoạch sản xuất đầy đủ, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập được quy trình và tiến độ làm việc để đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp chính là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng và thúc đẩy thành công.

2. Chức năng thực hiện

Tổ chức sản xuất cần được thiết lập chi tiết, đúng quy trình và phù hợp với trạng thái của doanh nghiệp. Như vậy, nó sẽ giúp cho khâu vận hành diễn ra trơn tru và ổn định.

Đối với các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, khâu thực hiện sản phẩm chính là giá trị cốt lõi tạo nên thành công của tổ chức. Vậy nên, tổ chức sản xuất càng đảm bảo chi tiết và đầy đủ bao nhiêu thì khi tiến hành sản xuất sẽ đạt yêu cầu tốt nhất về mặt chất lượng bấy nhiêu.

3. Chức năng kiểm tra

Sau khi lập kế hoạch và thực hiện thành công quy trình sản xuất sản phẩm, nhà quản lý chắc chắc phải đánh giá và kiểm tra lại chất lượng. Việc tổ chức sản xuất đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp và xác định được các khâu hay sản phẩm cần kiểm tra và đánh giá.

Nhờ đó, người quản lý xác định rõ ràng quy chuẩn về chất lượng sản phẩm dễ dàng hơn. Tổ chức sản xuất cho phép doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm tra chính xác, hiệu quả sau khi đã hoàn thành sản phẩm, dự án.

>> Tìm hiểu ngay: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp 

IV. 5 nguyên tắc của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

1. Nguyên tắc số 1

Nguyên tắc đầu tiên của tổ chức sản xuất đó là doanh nghiệp cần đảm bảo có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển chuyên môn hóa với việc phát triển kinh doanh tổng hợp. Vậy thì chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp là như thế nào?

  • Chuyên môn hóa: Nhắc đến tên của hình thức này, chúng ta có thể hiểu rằng đây là hình thức doanh nghiệp phân công cho các bộ phận đặc thù. Đó có thể là nơi chế tạo và triển khai sản phẩm hay lắp ráp chi tiết sản phẩm mang tính chuyên biệt, chuyên môn cao.

  • Kinh doanh tổng hợp: Đây là những hoạt động kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó đi từ sản xuất công nghiệp cho tới sản xuất phi công nghiệp, từ việc sản xuất đến lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ.

2. Nguyên tắc số 2

Nguyên tắc tiếp theo của tổ chức sản xuất tập trung vào quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Công ty cần thường xuyên cân đối giữa các khâu sản xuất, duy trì và đảm bảo các bộ phận triển khai hoạt động trơn tru, ổn định.

quản lý sản xuất các nguyên tắcquản lý sản xuất các nguyên tắc

Với nguyên tắc này, doanh nghiệp phải chú ý theo dõi và có sự thay đổi phù hợp. Đặc biệt là trong trường hợp phát sinh vấn đề hay có sự quá tải ở các khâu sản xuất.

3. Nguyên tắc số 3

Trong nguyên tắc số 3 của tổ chức sản xuất, doanh nghiệp cần sắp xếp nhân sự để đảm bảo tiến độ công việc. Nhà quản lý sẽ điều chỉnh nguồn nhân lực phù hợp và duy trì tính nhịp nhàng trong sản xuất.

Để là được việc này, nhà quản lý sẽ phân bố thời gian quy định cụ thể về số ngày làm, ca làm, giờ làm của các nhân viên sao cho bằng hoặc ngang nhau. Như vậy, doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất làm việc và thời gian hoàn thành công việc. Đồng thời, các nhân viên sẽ không ai bị làm việc quá sức hay cảm thấy bất công.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

4. Nguyên tắc số 4

Một điểm đặc biệt của nguyên tắc số 4 trong tổ chức sản xuất đó là đảm bảo sản xuất liên tục, không bị gián đoạn bởi những nguyên nhân chủ quan tạo ra. Đôi khi, trong quá trình hoạt động sản xuất sẽ bất ngờ xảy ra một số vấn đề bất cập.

Chúng thường là việc thiếu nguyên vật liệu, công cụ và thiết bị sản xuất bị hỏng, lỗi đột xuất, một số dây chuyền sản xuất gián đoạn do yếu tố chủ quan,…. Để đảm các khâu sản xuất liên tục hoạt động, doanh nghiệp cần đề phòng những rủi ro đó.

Lập bản kế hoạch một cách chi tiết, đầy đủ và có phương án dự phòng sẽ giúp bạn khắc phục những yêu tố này. Ngoài ra, người quản lý sản xuất cũng cần thường xuyên có mặt để theo dõi và quan sát tình hình hoạt động. Khi đó bạn mới có thể xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, giảm thiểu tổn thất.

5. Nguyên tắc số 5

Nguyên tắc cuối cùng trong tổ chức sản xuất đó là cần tạo điều kiện gắn liền hoạt động sản xuất với hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khâu sản xuất cũng cần bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển chung của công ty.

Khi tổ chức sản xuất đi liền với các hoạt động quản trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp nắm được quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy, họ còn đưa hoạt động sản xuất đi đúng định hướng và đạt được mục tiêu mong muốn.

Phần mềm MISA AMIS Công việc – giải pháp quản lý tổ chức sản xuất toàn diện

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình tổ chức sản xuất để tăng hiệu quả kinh doanh. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01CTA MGM 01

V. Kết luận

Tổ chức sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, triển khai và nghiệm thu kết quả của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp từng bước đạt được mục tiêu đã đặt ra trong tương lai.

Tổ chức sản xuất phối hợp chặt chẽ, kết hợp sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường, theo yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

MISA AMIS hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có những thông tin cần thiết về tổ chức sản xuất là gì. Từ đó, hãy áp dụng một cách phù hợp đối với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

 2,155 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]