Tips phân tích thị trường và đẩy mạnh doanh số bán hàng trên Shopee dịp Tết

Phân tích thị trường trên Shopee là yếu tố quan trọng để nhà bán có chiến lược kinh doanh tốt hơn. Đặc biệt là vào thời điểm dịp bán hàng mùa Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đồng thời số lượng người bán cũng ngày càng mở rộng. Vậy thì phân tích thị trường trên Shopee là gì? Cách thức ra sao và những công việc gì nhà bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị để đẩy mạnh doanh số bán hàng trên Shopee hiệu quả?

Phân tích thị trường trên Shopee

Phân tích thị trường là một quy trình đánh giá về mặt định tính và định lượng của một thị trường. Nhà phân tích sẽ phải nhìn vào cả quy mô của thị trường về số lượng, giá trị cũng các phân khúc khách hàng, mô hình mua hàng, sự cạnh tranh cũng như môi trường kinh tế về các rào cản gia nhập. Shopee cũng được xem là một thị trường với đa dạng ngành hàng với lượng người bán không nhỏ, hơn nữa con số này ngày càng gia tăng. Vậy nên, để bán hàng hiệu quả, chủ shop cần tiến hành phân tích thị trường một cách chi tiết để qua đó có thể định giá, có chiến lược bán hàng hiệu quả.

Mục tiêu phân tích thị trường Shopee là gì?

Dù kinh doanh online hay offline, người bán đều cần phải hiểu rõ thị trường. Với những người bán trên Shopee, phân tích thị trường sẽ giúp bạn xác định được các vấn đề như:

  • Thị trường Shopee có triển vọng với các ngành hàng, sản phẩm nào?
  • Khả năng tiêu thụ sản phẩm kinh doanh của bạn ở mức nào?
  • Các yếu tố về khách hàng, giá cả để có chiến lược bán hàng, tiếp thị tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Những yếu tố cần phân tích khi bán hàng trên Shopee?

Phân tích thị trường là một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu gồm nhiều khía cạnh khác nhau khi kinh doanh trên thị trường. Khi bán hàng trên Shopee, chủ shop ngoài việc nghiên cứu chỉ trên Shopee, cần tìm hiểu mở rộng thêm ở các nền tảng trực tuyến khác… Một số yếu tố mà chủ shop cần phân tích sau đây:

  • Sản phẩm, ngành hàng: Chủ shop có thể cải thiện sản phẩm dựa trên xu hướng thị trường cùng với những gì mà đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng đang thực hiện. Về sản phẩm, bạn có thể phân tích và tìm hiểu nguồn hàng cạnh tranh và tâm lý người dùng khi mua những sản phẩm đó: cần gì, muốn gì và kỳ vọng ở mức độ nào?
  • Giá cả: Việc định giá khi bán hàng trên Shopee là yếu tố quan trọng giúp bạn tăng tính cạnh tranh trên thị trường và thu được nguồn lợi nhuận hiệu quả. Chủ shop sẽ tìm hiểu về các chi phí công nghiệp, khả năng sinh lời cũng như về giá cả của đối thủ cạnh tranh.
  • Quảng bá, tiếp thị: Mỗi người bán sẽ có những chiến lược tiếp thị khác nhau để tiếp cận hiệu quả người dùng. Bạn cần nghiên cứu những chiến lược tiếp thị phổ biến và đang thu hút hiệu quả người dùng trên sàn Shopee.
  • Phân khúc khách hàng: Shopee hiện có hàng triệu người dùng, mỗi khách hàng sẽ có những tiêu chuẩn và nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Vậy nên, việc phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học, xu hướng mua hàng… sẽ giúp chủ shop định vị được vị trí của sản phẩm trên thị trường sàn TMĐT Shopee

phân tích thị trường Shopee

Tips phân tích thị trường, đẩy mạnh doanh số hiệu quả trên Shopee

Phân tích thị trường Shopee sẽ giúp chủ shop củng cố kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình. Khi có thể hiểu sâu về thị trường, chủ shop có thể xây dựng những kế hoạch hiệu quả và tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu tốt nhất để tăng khả năng cạnh tranh bán hàng trên thị trường với nhiều người bán khác xung quanh.

phân tích thị trường Shopee

1. Nghiên cứu hành trình – tâm lý người tiêu dùng trên Shopee

Hành trình mua hàng của khách hàng trên nền tảng trực tuyến là yếu tố mà marketer cần khai thác và nghiên cứu để có thể triển khai kế hoạch tiếp thị, bán hàng hiệu quả. Bán hàng trên Shopee, mỗi khách hàng sẽ có mỗi hành trình mua hàng khác nhau. Tuy nhiên, người mua có xu hướng tìm kiếm sản phẩm trên thanh tìm kiếm của Shopee. Ngoài ra, một số người dùng cũng có thể tiếp cận được sản phẩm của bạn thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Google, Youtube,…

Vậy nên, chủ shop cần tập trung đẩy sản phẩm hiển thị trên trang tìm kiếm Shopee. Song song đó, có thể đầu tư ngân sách chạy quảng cáo với Google, tăng hiển thị trên kênh tìm kiếm Google, Youtube.

2. Tìm hiểu Đối thủ cạnh tranh – Họ đang làm gì? Làm như thế nào?

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh là một chìa khóa để thành công cho mọi nhà bán hàng trên sàn TMĐT Shopee. Việc phân tích thị trường sẽ giúp bạn vẽ ra được chân dung đối thủ và biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu cùng với những chiến lược hiệu quả mà họ đang thực hiện.

Chủ shop có thể xem xét về các chiến lược giá, cách đối thủ mình chăm sóc khách hàng và tiếp cận người dùng qua các chiến lược marketing cụ thể nào. Qua đó, bạn có thể cải thiện sản phẩm, định hướng đúng đắn để tạo thêm nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Cụ thể:

  • Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là gì?
  • Phân loại đối thủ cạnh tranh
  • Nghiên cứu về gian hàng của đối thủ
  • Giá cả của đối thủ cho các sản phẩm

3. Nghiên cứu thông tin thị trường qua các kênh phổ biến

  • Tận dụng tính năng ‘Quân sư bán hàng’ trên Shopee: Tính năng Quân sư bán hàng trong mục Phân tích bán hàng của Shopee cung cấp những gợi ý xác thực và chuyên sâu về chiến lược sản phẩm cho gian hàng. Đồng thời giúp người bán xác định được sản phẩm tiềm năng mới. Tính năng bao gồm 3 phần: Sản phẩm theo xu hướng, Sản phẩm liên quan, Top các từ khóa phổ biến

  • Tham khảo ý kiến nhà cung cấp sản phẩm và bao bì

  • Báo cáo ngành hàng uy tín, tham gia cộng đồng diễn đàn trên Google, Facebook

Kết luận:

Bán hàng trên Shopee dịp Tết, nhà bán hàng cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng không chỉ về nguồn hàng hoá mà còn xây dựng chiến lược kinh doanh, định giá cũng như cách thức tiếp cận đến người dùng hiệu quả. Để mang về nguồn doanh số hiệu quả với các chiến lược cụ thể, chủ shop cần nghiên cứu kỹ về thị trường ngành hàng của mình, đặc biệt trong dịp Tết.

Đồng hành với hơn 50.000 doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hiện nay, khi bạn sử dụng hệ thống Haravan để quản lý bán hàng, bạn có thể kết nối với các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một trang quản trị từ website, bạn có thể đồng bộ sản phẩm hiệu quả trên mọi gian hàng.

———————————————

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Tham khảo thông tin về giải pháp quản lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.