Tìm hiểu về sự tích tết trung thu của người Việt
Phong tục của người Việt, ngày Tết Trung Thu được tổ chức vào rằm tháng tám, đây là dịp các gia đình làm cỗ cũng gia tiên, bày trái cây cúng mặt trăng. Trẻ em đi rước đèn Trung Thu, thưởng thức bánh kẹo trong đêm Trung Thu.
Tìm hiểu về sự tích tết trung thu của người Việt
Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu của người Việt được người ta biết nhiều đến truyền thuyết của chị Hằng gắn với chú Cuội
Ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi rằng, từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Trong những truyền thuyết cổ xưa nhất, Trung Thu là dịp để những người nông dân tạ ơn Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu.
Người Việt mừng Trung Thu bằng cách làm bánh cúng tổ tiên, biếu ông bà và người thân, tổ chức cho trẻ em nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Lễ rước đèn, bày cỗ, phá cỗ, hát trống quân… dưới trăng là những nghi thức quan trọng nhất. Bày cỗ Trung Thu thực chất là bày tỏ tấm lòng của con người với trăng, với trời cùng sản vật, hương hoa của đất.
💡 Thông tin hay dành cho bạn:
Hướng Dẫn Cách Làm Đèn Lồng Trung Thu Cho Bé Đơn Giản Làm Tại Nhà
Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu của người Việt được lưu truyền từ truyền thuyết của chị Hằng gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.
Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội – anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên.
Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon. Thời gian này, quân Minh đang nổi dậy chống lại Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi.
Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung Thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung Thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Hàng năm, cứ đến rằm tháng tám, người ta tổ chức rước đèn, múa rồng, múa lân dưới ánh trắng để làm kỷ niệm chú Cuội, chị Hằng, đàn thỏ xuống mặt đất để liên hoan vui chơi.
♛ Khám phá những món quà tặng trung thu cho bé đầy ý nghĩa <— Click ngay!
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu
Tết Trung thu của người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với người Trung Quốc. Theo phong tục của người Việt Nam, đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc qúy mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể nhất. Do đó, tình yêu gia đình ngày càng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Tục hát trống quân theo tương truyền có từ thời vua Lạc Long Quân.
Trong văn hóa lúa nước của người Việt cổ, trăng có một ý nghĩa rất to lớn, gắn liền với mùa màng và sinh hoạt. Mùa thu lại là lúc tiết trời mát mẻ, khí hậu dễ chịu nhất trong năm. Ngày Rằm tháng 8 là khi trăng sáng nhất và đẹp nhất mà việc nông lại nhàn. Khi đó, mọi người có thể thảnh thơi thưởng trăng, hòa mình với đất trời.
Tết Trung Thu là dịp trẻ em cầm đèn lồng đi chơi và hát những bài đồng dao
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em thường cầm những chiếc đèn lồng có hình dáng đa dạng, cùng nhau dạo chơi trong đêm Trung thu và hát những bài hát hay bài đồng dao.
Đèn lồng thủ công được làm từ tre và giấy gió hay bọc vải lụa được các nghệ nhân làm từ thế kỷ XII, dưới triều đại nhà Lý. Chiếc đèn lồng được tô điểm bởi nét vẽ, đường thêu những chi tiết đặc thù Đại Việt như cành đào, hoa mai, nhánh trúc, chữ thư pháp hay các di tích văn hóa lịch sử của Việt Nam. Chiếc đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình ấm áp.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng có màu cam thì báo hiệu đất nước bước vào năm thịnh trị
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó trúng mùa tằm tơ. Trăng mà có màu xanh lục hay thiên tại sẽ có thiên tai. Nếu trăng có màu cam thì báo hiệu đất nước bước vào năm thịnh trị.
Tết Trung thu là một trong những phong tục rất có ý nghĩa. Tết Trung thu là ngày tết của tình thân, là mùa của báo hiểu, biết ơn, là ngày của đoàn tụ và của tình thương yêu với gia đình và người thân.
💡 Thông tin hay dành cho các bạn:
Rực Rỡ Với 5 Địa Điểm Vui Chơi Trung Thu Ở Sài Gòn Dành Cho Bé
Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
Hữu ích
Không hữu ích