Tìm hiểu về Mật Tông theo nghĩa dễ hiểu nhất

Mật Tông là pháp môn đặc sắc được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa.

Pháp tu Quan Âm, phương pháp bí truyền của Mật Tông Tây Tạng

Mật Tông được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật Tông còn được gọi là Mật giáo, Chân ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa… Mật tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách “bắt ấn”, “trì chú”… Pháp tu này có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ), căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền.

Trong các pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng sinh nương theo tu tập trong thời buổi “Mạt Pháp” sau này, hành môn nào cũng đều có một tôn chỉ thù thắng vi diệu.

Mật Tông lấy tôn chỉ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”.

Mật Tông lấy tôn chỉ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”.

Pháp khí Mật tông: Ý nghĩa và cách sử dụng

Ví dụ như :

Bên Tịnh Độ Tông lấy tôn chỉ: “Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển” làm tông.

Bên Thiền Tông lấy tôn chỉ: “Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật” làm tông.

Bên Hoa Nghiêm Tông lấy tôn chỉ: “Lìa thế gian, nhập pháp giới” làm tông.

Bên Pháp Hoa Tông lấy tôn chỉ: “Phế huyền, hiển thật” làm tông.

Trong Mật tông, tu pháp gì khi công việc kinh doanh không thuận lợi?

Gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”

Gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”

Và riêng bên Mật Tông lấy tôn chỉ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông… Tam mật là: Thân mật – Khẩu mật – Ý mật

Tóm lại, pháp môn tuy nhiều và tôn chỉ khác nhau, nhưng tựu trung rồi cũng quy về một mục đích duy nhất là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi mà thôi.

Nôm na về “Mật Tông” để bạn đọc dễ hình dung như vậy. Gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”, chuyên dạy về cách trì Chú, bắt Ấn, nên phải có Sư thừa (tức người truyền dạy).

(*) Bài viết của HT Thích Thiền Tâm có tiêu đề là “Tìm hiểu về Mật Tông theo nghĩa dễ hiểu nhất”, chúng tôi đặt lại title để Phật tử dễ hiểu.

Định nghĩa Mật Tông theo Wikipedia:

Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ. Mật Tông lại chia thành hai phái: Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna). Sự phát triển của Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI). Padmasambhava và Dipankarasrijanàna là những người có công đưa Mật Tông vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính ở đây.

(Còn tiếp).

>Xem thêm video: Mạn đàm về pháp tu lạy Phật”: