Tìm hiểu về công nghệ sơn
1.3. Sơn dầu
1.3.1. Tổng quan về sơn dầu
– Khái niệm
Sơn dầu chính là loại sơn có thành phần gốc nước hoặc là gốc dầu thường, có thể là 1 thành phần hay hai thành phần được dùng để sơn trang trí cũng ví như là lớp áo khoác bảo vệ bên ngoài cho tất cả các vật dụng được làm bằng gỗ, sắt hay kim loại. Ví dụ điển hình là đồ nội thất, gia dụng cửa sắt, bàn ghế sắt, cửa gỗ, hàng rào vườn bằng gỗ hoặc bằng sắt.
–
Quá trình hình thành
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ thế kỷ 11, hội hoạ sơn dầu giữ địa vị rất quan trọng, là vinh quang của nhiều nền mỹ thuật và
anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390 – 1441) có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu.
Điều đó có lý do của sự hoàn thiện chất liệu mới là sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo, tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian và trở nên ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
–
Cấu tạo thông thường của sơn dầu gồm có: Chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Trong đó yếu tố dung môi là cơ sở để phân biệt đâu là sơn gốc nước, đâu là sơn gốc dầu.
–
Tổng quan có thể chia làm 2 loại chung: Sơn dầu bóng và sơn dầu mờ.
– Ứng dụng
Đối với gỗ tự nhiên, đồ nội thất, nếu muốn giữ nguyên vẻ đẹp vốn có của gỗ thì có thể sử dụng một lớp sơn dầu bóng trong suốt không màu sơn lên trên bề mặt vừa có thể bảo vệ, vừa giữ nguyên được vẻ đẹp ban đầu của gỗ, đảm bảo độ bền màu và tránh tác động bên ngoài.
Những vật dụng bằng sắt, thép hoặc kim loại không sử dụng loại
sơn bảo vệ chống rỉ sét, bong tróc và trở nên xấu xí cũng có thể được làm mới, trở nên đẹp như ban đầu.
– Ưu điểm của sơn dầu
ü
Độ bóng của loại sơn này là cực cao, đến mức có thể nói rằng, khó có thể tìm được loại sơn nào có độ bóng sánh bằng sơn dầu.
ü
Sản phẩm còn đáp ứng được những công trình đòi hỏi độ bóng cao. Nó giúp dễ dàng lau chùi và vệ sinh bề mặt khi bị dính bẩn.
ü
Khi sử dụng loại sơn này công trình sẽ hạn chế tối đa tình trạng trầy xước mỗi khi bị va đập.
ü
Hơn nữa sơn dầu cũng được biết đến với ưu điểm nổi bật khác, là ứng dụng rất phong phú. Ngoài việc chuyên dụng sơn gỗ hay bề mặt kim loại, sơn dầu còn được dùng để trang trí hoặc sơn lớp ngoài bảo vệ công trình.
ü
Tóm lại, sơn dầu chính là lớp bảo vệ, lớp trang trí và là sản phẩm để phục hồi các vật dụng làm bằng gỗ và kim loại bị hư hỏng, khiến chúng trở nên đẹp hơn, sinh động hơn và bền hơn. Đặc biệt là tiết kiệm chi phí vì có khả năng phục hồi hư tổn, tăng tuổi thọ cho gỗ và kim loại.
–
Nhược điểm
ü
So với sơn nước thì độ bền của sơn dầu cũng chưa hẳn là cao hơn.
ü
Khi thi công sơn cũng như trong quá trình sử dụng mùi sơn khá nặng, không thân thiện với môi trường.
ü
Độ bóng của sơn dầu vừa là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm của sản phẩm này. Nó không thể hài hòa được với hiệu ứng ánh sáng của đèn, vì vậy dễ gây cho mọi người cảm giác chói mắt.
ü
Tính lâu khô và phải đảm điều kiện lao động
–
Cách sử dụng sơn dầu hiệu quả
ü
Bề mặt trước khi thi công phải sạch, khô, không có chất làm giảm độ bám dính như bụi bẩn, dầu mỡ hay sáp. Bề mặt trước khi sơn phải được chà sạch bằng giấy nhám và xử lý sạch bụi, đặc biệt là bề mặt gỗ và kim loại Maxilite. Bề mặt thép nên xử lý thủ công bằng dụng cụ cơ hoặc điện.
ü
Các bề mặt ngoại thất thường xuyên phải chịu những tác động từ môi trường bên ngoài như: mưa, nắng, khói bụi… Vì thế, nên lựa chọn các loại sơn dầu ngoại thất có độ bóng cao sẽ dễ dàng loại bỏ được vết bẩn bám ở trên tường. Giúp bề mặt của tường được vệ sinh nhanh chóng hơn, an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
ü
Với bề mặt những khoảng không gian nội thất thì các bạn có thể sử dụng sơn dầu ở vị trí chân tường, góc tường hoặc những nơi dễ dàng bị ngấm nước, ngấm ẩm nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
ü
Sơn dầu rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần pha chế sơn đúng với tỷ lệ như được nhà sản xuất hướng dẫn một cách chính xác. Và khi thao tác với loại sơn nội thất này các bạn nên sử dụng đồ bảo hộ một cách đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho mình một cách hiệu quả.
1.3.2.Phân biệt sơn dầu gốc nước và sơn nước gốc dầu
– Nội dung
[b]
[/b]
[b]
– Tính chất
[/b]
[b]
[/b]
[b]
1.3.3. Sự vượt trội về tính năng của các dòng sơn gốc nước thế hệ mới
[/b]
[b]
[/b]
– Dòng sơn nước gốc dầu đã từng chiếm một vị thế lớn không chỉ là ở thị trường Việt Nam mà ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Trước những năm 1950, dòng sản phẩm này chiếm hầu hết thị phần tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên chỉ cần đến năm 1975, ngay trước cả khi những quy định về an toàn sơn nước ra đời, vỏn vẹn trong vòng 25 năm phát triển, dòng sơn gốc nước đã thực hiện một cuộc soái ngôi ngoạn mục với hơn 75% thị phần Hoa Kỳ và cho đến ngày nay tỉ lệ này đã lên đến con số 85% – 90%.
– Rất dễ để có thể lý giải được sự phát triển thần tốc này. Trong thực tế, dòng sơn gốc nước được nghiên cứu và ra đời từ trước những năm 1950, tuy nhiên với những hạn chế của công nghệ thời đó thì tính năng của dòng sơn này được đánh giá yếu kém hơn rất nhiều so với các hệ dung môi khác.
– Sự phát triển vượt bậc của công nghệ – kĩ thuật trong ngành sản xuất sơn nước trong khoảng thời gian từ 1950 trở về sau cùng với việc đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về tính năng, sự thẩm mỹ và độ an toàn đối với sức khỏe của sản phẩm thì khả năng đáp ứng của các dòng sơn gốc nước lại tốt hơn nhiều. Do đó, việc lên ngôi của dòng sơn gốc nước chỉ là vấn đề thời gian.
#sontuong#sonvatlieu#songocdau#songocnuoc