Tìm hiểu về Amazon – Amazon là gì? Bạn biết gì về “ông trùm”? – ONBRAND
“Amazon là gì?” mà có thể khiến người dân cả nước Mỹ thay đổi thói quen tiêu dùng.
Không phải tự nhiên mà Amazon – từ một công ty bán sách bỗng trở thành sàn thương mại điện tử có chỗ đứng hàng đầu như hiện nay. Nếu biết những gì mà “ông trùm” này đã làm để có vị thế này thì chắc có lẽ bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên. Hãy cùng Onbrand tìm hiểu về Amazon thông qua 3 điểm đặc biệt làm nên tên tuổi của Amazon.
Jeff Bezos – CEO của Amazon
1. Tìm hiểu về Amazon – kiến thức cơ bản dành cho người mới bắt đầu
1.1. Amazon là gì?
Amazon là công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực bán lẻ trực tuyến. Hơn thế, Amazon đang vươn lên mạnh mẽ với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Xuất phát điểm của Amazon là một trang bán sách. Về sau, Amazon mở rộng với hàng loạt hàng hóa tiêu dùng và phương tiện truyền thông kỹ thuật số cũng như các thiết bị điện tử của chính Amazon, chẳng hạn như Kindle e-book reader, Kindle Fire,…
1.2. Trang Amazon.com là gì?
Amazon.com là trang web/ sàn thương mại điện tử của Amazon. Tại đây tất cả mặt hàng từ người bán hàng khắp nơi trên thế giới được liệt kê theo từng mục cụ thể. Chính những thuật toán phức tạp và môi trường mua bán phong phú mà Amazon mang lại, người tiêu dùng dần thay đổi hẳn xu hướng mua hàng. Thay vì lên Google tìm kiếm như trước đây, họ trực tiếp tìm kiếm trên Amazon để trả về kết quả như ý nhất.
Xem thêm các thành phần trên trang bán hàng Amazon!
1.3. AWS – Amazon web services là gì?
Amazon Web Services (AWS) là một nền tảng điện toán đám mây do Amazon phát triển. Các dịch vụ AWS đầu tiên đã được đưa ra vào năm 2006 để phục vụ cho các trang web và ứng dụng. Amazon Web Services bao gồm lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích, mạng, di động, công cụ, ứng dụng cho doanh nghiệp.
Điện toán đám mây là một thuật ngữ để chỉ hệ thống lưu trữ và truy cập dữ liệu qua internet, chứ hoàn toàn không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào trên đĩa cứng của máy tính cá nhân. Các dữ liệu và các dịch vụ cung cấp nằm trong trung tâm dữ liệu đám mây có khả năng mở rộng và truy cập được trên bất kỳ thiết bị hay vị trí nào. Một trong số những “ông lớn” trong ngành này phải kể đến là Google, Microsoft, Yahoo, IBM và Amazon.
Các dịch vụ chính của Amazon web services
1.4. Amazon seller là gì?
Amazon seller là từ tiếng Anh để chỉ những cá nhân/ doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon.com. Việc trở thành một Amazon seller không phải là điều dễ dàng vì khi bạn muốn kinh doanh trên Amazon, bạn buộc phải tuân thủ những luật chơi tại đó. Dựa trên tiêu chí phân loại tài khoản Amazon, chúng ta có thể chia người bán hàng trên Amazon thành hai nhóm: người bán hàng Cá nhân và Doanh nghiệp.
Cá nhân bán hàng trên Amazon thường là những người sản xuất nhỏ, không có hoặc có nhà máy nhỏ. Trường hợp khác, họ có thể bán hàng OEM, hoặc mua đi bán lại nên không tối ưu về giá cả, tính cạnh tranh không cao.
Doanh nghiệp bán hàng trên Amazon tại Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và lớn, có đủ tiềm lực kinh tế và nguồn hàng (sản xuất tại Việt Nam).
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều cá nhân đăng ký tài khoản Doanh nghiệp vì những ưu điểm của loại tài khoản nà. Với tài khoản này, họ vẫn có thể thành công nếu có đủ kiến thức, vốn, nhân lực để “chinh chiến”.
>>Xem thêm về Amazon có những hoạt động nào tại Việt Nam
1.5. Kinh doanh Amazon là gì?
Kinh doanh trên Amazon là kinh doanh chuyển từ hình thức offline sang online trên một nền tảng thương mại điện tử. Chính vì vậy, nhiều người không hiểu cốt lõi vấn đề nên đã thất bại ngay khi bắt đầu. Kinh doanh trên Amazon không giống việc đăng bán trên các sàn nội địa, càng không giống với kiểu kinh doanh truyền thống, việc áp dụng những kinh nghiệm xưa nay trở nên không phù hợp. Việc chưa đánh giá đúng vai trò và tiềm năng của kênh Amazon cũng chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp thiếu nghiêm túc trong việc kinh doanh này.
Đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu tiếp cận với Amazon, đang loay hoay không biết tìm hiểu và tiến hành những gì, Onbrand xin gửi đến anh/chị bài viết Hướng dẫn bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu tại đây. Hoặc anh/ chị có thể tìm hiểu về dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon của Onbrand để được hỗ trợ toàn diện.
2. Điều gì làm nên sự thành công của “ông trùm” Amazon
2.1. Amazon tập trung vào khách hàng thay vì tập trung vào đối thủ
Khách hàng mới là người mang đến lợi nhuận cho bạn chứ không phải đối thủ của bạn. Hiểu được điều này, Amazon không ngừng nâng cấp nền tảng website mua hàng của mình. Nhờ vậy, quá trình mua sắm của người tiêu dùng trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.
Amazon tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng mua hàng
Một số tính năng nổi trội cho thấy Amazon luôn chú trọng đến nguyện vọng của khách hàng
-
Gift Ideas
– đưa ra các ý tưởng về quà tặng theo từng dịp đặc biệt như lễ, tết,…
-
Mục
Commmunity
– nơi người mua được cung cấp thông tin về sản phẩm. Đặc biệt, những chia sẻ của khách hàng sẽ tác động đến người mua tiếp theo.
-
Mục
Ecard
cho phép khách hàng chọn lựa những bưu thiếp điện tử miễn phí để gửi cho bạn bè, người thân.
Tất cả các khách hàng đều có thể gửi mail cho Amazon
Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến việc mua hàng của khách hàng đều sẽ được giải đáp một cách tận tình. Không phải ai cũng biết, tất cả các câu trả lời đều không phải là trả lời tự động như những trang TMĐT khác.
Amazon luôn “nhớ” và chăm sóc các khách hàng đã từng mua hàng
Khi khách hàng vào web Amazon từ lần thứ hai sẽ được nhìn thấy một dòng chào hỏi hiển thị ví dụ như “Hi, Onbrand”. Bên cạnh đó, Amazon còn đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên lịch sử mua sắm trước đó. Chính những điều này làm khách hàng cảm thấy thích thú và có thiện cảm hơn khi mua hàng.
Cách thức giao hàng của Amazon – Vận chuyển “siêu tốc”
Amazon đầu tư xây dựng một mạng lưới giao hàng đẳng cấp thế giới đáp ứng nguyện vọng khách hàng. Nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua hàng trực tuyến: nhanh và miễn phí, Amazon đã cố gắng thực hiện điều này bằng việc xây dựng hàng trăm kho hàng ở khắp nơi trên nước Mỹ và các quốc gia khác với hệ thống vận chuyển cực hiện đại.
Amazon có hệ thống giao hàng nhanh chóng và miễn phí cho khách hàng
Bắt đầu từ ngày 28/5/2015, gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến bắt đầu cung cấp giao hàng miễn phí trong ngày cho các khách hàng Prime sống ở các khu vực đô thị (có trong danh sách quy định) trên khắp Hoa Kỳ từ thứ 2 đến thứ 7 (Trừ Boston).
Nếu bạn nghĩ chuyện giao hàng với tốc độ đó sẽ cực kỳ đắt tiền, nhưng thực sự không phải vậy. Nếu là Amazon Prime bạn sẽ được giao hàng trong ngày với giá $5,99 cho các đơn hàng dưới $35; nhưng nếu bạn chi tiêu nhiều hơn thế, thì đương nhiên – miễn phí. Và nếu bạn không phải là khách hàng trung thành, việc giao hàng nhanh này sẽ được thu phí đắt hơn một chút.
Cách thức giao hàng của Amazon còn được cải tiến hơn bằng cách cho ra đời Amazon air, giao hàng nhanh chóng bằng máy bay không người lái. Một cải tiến vượt bật của Logistic Amazon mà chưa nhà bán lẻ trực tuyến nào có thể làm được.
Tất cả những nổ lực ấy nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng, thoải mái khi mua hàng. Những điều trên còn khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm ở những lần tiếp theo.
2.2. Amazon không ngừng cải tiến
Từ một đơn vị khởi nghiệp nhỏ, vận dụng cách làm thủ công, Amazon đã có những bước tiến không tưởng. Năm 2015, Amazon đã vượt mặt cả cái tên lão làng Walmart để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Tại sao lại có thể như vậy?
Amazon fulfillment centers phủ rộng khắp Hoa Kỳ và các nơi có trụ sở Amazon
Amazon có hơn 175 Amazon fulfillment centers:
-
110 trung tâm ở Bắc Mỹ
-
Hơn 40 trung tâm trên khắp châu Âu
Kho hàng của Amazon được tin học hoá cao độ từ quá trình xếp hàng, đóng gói, bốc dỡ cho đến giao hàng. Nhờ mạng lưới kho hàng dày đặc nên quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng.
Quy trình xử lý kho hàng hiện đại bật nhất hiện nay
Quy trình xử lí trong kho hàng của Amazon được áp dụng theo mô hình chiến lược CFN (Customer Fulfillment Networking). Với mô hình này, năng suất kho tăng lên 40%, chi phí vận hành trong 3 năm giảm từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu.
Amazon fulfillment center
Thử nghiệm mô hình giao hàng bằng robot tự động
Gần đây, Amazon đã cho thử nghiệm cách giao hàng tự động dựa vào đội ngũ robot với những đơn đầu tiên ở Washington. Trong tương lai, Amazon Scout được nhân rộng ở nhiều nơi khác của Amazon. Đây được xem là bước đi kế tiếp sau tham vọng còn dang dở trong việc giao hàng bằng máy bay không người lái của “ông trùm” Amazon.
2.3. Amazon hoạt động vì cộng đồng
Những cam kết của Amazon
Ở những nơi Amazon có trụ sở, Amazon sẽ hỗ trợ về thể chất và kỹ năng cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn. Amazon tập trung vào việc xây dựng các chương trình dài hạn. Những chương trình này tạo ra những tác động tích cực, lâu dài trong cộng đồng trên toàn thế giới.
Chuỗi hoạt động cứu trợ người dân tại đảo Bahamas sau siêu bão Dorian của Amazon
Trọng tâm của chương trình vì cộng đồng của Amazon
-
Amazon không ngừng cố gắng truyền cảm hứng và góp phần tăng khả năng tiếp cận với giáo dục, khoa học máy tính và công nghệ kỹ thuật cho các thanh thiếu niên đang thiếu thốn điều kiện học tập.
-
Ngoài ra, Amazon còn cung cấp nơi ở và các loại nhu yếu phẩm căn bản cho trẻ em và gia đình của họ. Đặc biệt, những người thiếu ăn, vô gia cư là đối tượng được Amazon chú trọng hơn hết.
-
Không chỉ vậy Amazon còn có những nỗ lực cứu trợ thảm họa từ thiên nhiên.
Chương trình từ thiện đặc biệt chỉ có ở Amazon
Amazon còn có chương trình đưa các sản phẩm thừa và bị trả lại (nhưng vẫn đảm bảo chất lượng) đến tay các tổ chức từ thiện. Chương trình sẽ bắt đầu tại Mỹ và Anh.
-
Tại Mỹ, Amazon hợp tác với Good360. Good360 là một công ty hàng đầu thế giới về hoạt động từ thiện. Tại đây, họ sẽ phân phối sản phẩm thông qua một mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ những người có nhu cầu.
-
Tại Anh, Amazon đang hợp tác với các tổ chức từ thiện như Newlife, Salvation Army và Barnardo,…
Amazon đã dành hẳn một trang web để đưa tin về những hoạt động của mình từ xưa đến nay. Điều này không những giúp người bán hàng lẫn người tiêu dùng hiểu hơn về Amazon, nó còn mang lại cho Amazon chỗ đứng về thương hiệu. Những câu chuyện Amazon chia sẻ trong https://www.aboutamazon.com/ thật sự gần gũi, tạo cho người ta cảm giác Amazon là một tổ chức hoạt động vì cộng đồng bên cạnh câu chuyện “ông trùm” thương mại điện tử và điện toán đám mây.
Kết luận
Từ những kiến thức về Amazon mà chúng tôi cung cấp ở trên, anh/chị có thể hiểu tại sao Amazon lại thâu tóm thị trường bán lẻ trực tuyến một cách nhanh chóng đến vậy. Và đứng trước ưu thế, Mỹ và Trung Quốc “mâu thuẫn ra mặt”, lợi thế xuất khẩu đổ dồn về các nước còn lại thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thể bỏ qua cơ hội hợp tác cùng Amazon.
Mà muốn được như thế, doanh nghiệp Việt phải giải quyết được những câu hỏi lớn: Amazon là gì?, Quy tắc khi kinh doanh trên Amazon?, Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là gì?
Xem thêm:
>> 80% doanh nghiệp mắc phải 5 sai lầm này khi bán hàng trên Amazon
>> Bán hàng trên Amazon – vấn đề của doanh nghiệp
>> Amazon đã và đang làm gì cho doanh nghiệp Việt?
>> Toàn bộ các loại chi phí bán hàng trên Amazon mà doanh nghiệp cần biết.
Please follow and like Onbrand