Tìm hiểu ngành nghề: Ngành Thú y học trường nào? Thi khối nào?
Chăm sóc vật nuôi đang là một trong lĩnh vực tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm gần đây khi nhu cầu nuôi và chăm sóc thú cưng và chăn nuôi gia cầm, gia súc đang dần tăng vọt tại nước ta.
Ngành Thú y từ đó cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một hướng đi mới cho bản thân. Vậy ngành học này có những gì cần tìm hiểu? Tham khảo ngay nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Bác sĩ Thú y là gì?
Thú y là ngành học đào tạo các bác sĩ thú y, chuyên chăm sóc sức khỏe cho thú nuôi, động vật.
Thú cưng hiện nay đang là một trong những phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người. Việc chăm sóc sức khỏe cho chúng không phải là việc của các bác sĩ thông thường mà là của bác sĩ thú y – bác sĩ chỉ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các em pet. Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi động vật hiện nay cũng cần phải có sự tư vấn của các bác sĩ thú y trong việc phòng chống, điều trị bệnh tật để có thể đảm bảo năng suất trong chăn nuôi. Do vậy nên ngành Thú y có liên hệ rất chặt chẽ với ngành Chăn nuôi.
Chương trình đào tạo ngành Thú y sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức để có thể:
- Chẩn đoán bệnh và điều trị cho thú cưng, động vật chăn nuôi
- Biết sử dụng các loại dược phẩm, vắc xin, hóa chất để phòng trị bệnh cho động vật
- Biết xây dựng chương trình đảm bảo sức khỏe cho các vật nuôi trong các trang trại chăn nuôi
- Nắm bắt được luật thú y và thị trường thuốc cho động vật
- Hiểu biết thêm về lĩnh vực chăn nuôi
Ngành Thú y (đào tạo Bác sĩ Thú y) có mã ngành là 7640101.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Thú y
Nếu như bạn chưa biết lựa chọn trường nào để đăng ký học ngành Thú y thì có thể tham khảo danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y trong năm 2022, cụ thể như bảng dưới đây.
Các trường tuyển sinh ngành Thú y năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
2.1 Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
2.2 Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
2.3 Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
Điểm chuẩn ngành Thú y năm 2022 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 23 điểm.
3. Các khối thi ngành Thú y
Dù ngành Thú y có khá ít trường đào tạo nhưng số lượng các khối bạn có thể sử dụng để xét tuyển vào ngành học này lại khá đa dạng.
Ngành Thú y có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
- Khối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)
4. Chương trình học ngành Thú y
Theo học ngành Thú y sẽ phải học những gì? Chắc hẳn đây cũng là điều mà nhiều bạn thắc mắc. Nếu bạn thực sự quan tâm thì có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Thú y của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
A. Học phần bắt buộc
A1. Khối Lý luận chính trị
Triết học Mác -Lênin
Kinh tế chính trị
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
A2. Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, xã hội
Hóa học
Sinh học
Xã hội học đại cương
Vật lý
Toán cao cấp
Tiếng Anh 1, 2, 3
Tin học đại cương
Xác suất – Thống kê
B. Học phần tự chọn (chọn 4 tín chỉ)
Khoa học quản lý
Vi sinh vật đại cương
Sinh thái môi trường
Địa lý kinh tế Việt Nam
Nhà nước và pháp luật
Ô nhiễm Môi trường
Sinh học phân tử
Phương pháp tiếp cận khoa học
An toàn lao động
Các học phần điều kiện
1. Giáo dục thể chất
Tay không, điền kinh
Bóng chuyền
Cầu lông
Đá cầu
Võ
Bóng rổ
Bóng đá
2. Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Học phần bắt buộc
Cơ thể học động vật
Sinh hóa – Sinh lý động vật
Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
Dược lý học thú y
Chẩn đoán bệnh thú y
Vi sinh vật thú y
Học phần tự chọn (tích lũy đủ 15 tín chỉ)
Miễn dịch học thú y
Dịch tễ học thú y
Bệnh lý học thú y
Di truyền – Giống vật nuôi
Công nghệ sinh sản
Độc chất học thú y
Chẩn đoán hình ảnh
Thực hành Chẩn đoán lâm sàng thú y
Thực hành Chẩn đoán phi lâm sàng thú y
B. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Bệnh truyền nhiễm thú y
Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y
Bệnh nội khoa thú y
Ngoại khoa thú y
Sản khoa thú y
Học phần tự chọn (tích lũy đủ 25 tín chỉ)
Bệnh ở chó mèo
Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y
Phúc lợi động vật và Luật chuyên ngành
Vệ sinh gia súc
Bệnh ở động vật thủy sản
Một sức khỏe trong Thú y
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Công nghệ sản xuất và sử dụng văc xin
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Bệnh ở động vật hoang dã
Kiểm nghiệm thú sản
Bệnh truyền lây giữa động vật và người
Bệnh dinh dưỡng
Bệnh ong tằm và động vật quý hiếm
Châm cứu chữa bệnh vật nuôi
Quản lý môi trường và chất thải chăn nuôi
Công nghệ sinh học ứng dụng trong Thú y
Quản trị trang trại
Thực hành Phẫu thuật ngoại khoa Thú y
Thực hành Ngoại – Sản thú y
Thực hành chẩn đoán – xét nghiệm bệnh ở động vật thủy sả
Thực hành Ngoại – Sản thú cưng
Thực hành Spa thú cưng
Thực hành Chẩn đoán và điều trị bệnh cho thú cưng
Thực hành Chăm sóc, và huấn luyện thú cưng
III. KIẾN THỨC BỔ TRỢ
Học phần bắt buộc
Chăn nuôi chuyên khoa
Học phần tự chọn (tích lũy đủ 6 tín chỉ)
Marketing
Giao dịch và đàm phán trong kinh doanh
Khởi sự kinh doanh
Phân tích Chuỗi giá trị
Ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp
Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
Quản trị doanh nghiệp
Bảo quản và chế biến nông sản
Hệ thống nông lâm kết hợp
Công nghệ thực phẩm
Quản lý nguy cơ sinh học
Trồng trọt chuyên khoa
Công nghệ môi trường
IV. KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Học phần bắt buộc
Tham quan nhà máy sản xuất thuốc thú y, trang trại và bệnh viện thú y
Tiêm phòng chống dịch
Học phần tự chọn
Quản lý dịch bệnh và thực hành thú y tại trại gia cầm
Quản lý dịch bệnh và thực hành thú y tại trại lợn
Quản lý dịch bệnh và thực hành thú y tại trang trại gia súc nhai lại
Thực tập tốt nghiệp
V. RÈN NGHỀ
Thao tác kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm
Sử dụng phần mềm quản lý dịch bệnh
Kỹ năng chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi tại Bệnh xá thú y
Lập kế hoạch sản xuất và sử dụng phần mềm quản lý, kinh doanh thuốc thú y
Kỹ năng chẩn đoán lâm sàng thú y
5. Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
Sau khi hoàn thành chương trình học như trên, các bạn đã có được một lượng kiến thức để có thể bắt đầu công việc của mình. Tuy nhiên trong quá trình làm việc hãy luôn học hỏi và tiếp thu thêm những kinh nghiệm làm việc quý báu khác nhé.
Các công việc ngành Thú y và địa điểm làm việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y bao gồm:
- Bác sĩ thú y tại các Viện thú y, Viện chăn nuôi, Cục thú y thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Chi cục thú y các tỉnh…
- Kỹ thuật viên hỗ trợ trong việc phòng chống, chẩn đoán và điều trị bệnh tại các trang tại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Nhân viên kỹ thuật tại các công ty sản xuất, phân phối thuốc và vật nuôi cho động vật.
- Chuyên viên chăm sóc sức khỏe động vật hoang dã tại vườn thú, trung tâm giải trí
- Tự thành lập đại lý kinh doanh thuốc, thức ăn, vắc xin phòng bệnh cho thú nuôi
- Phòng khám thú y dành cho phú nuôi
- Kinh doanh phụ kiện vật nuôi
- Cán bộ giảng dạy ngành Thú y hoặc ngành liên quan tại các trường đại học, cao đẳng.
6. Mức lương của Bác sĩ thú y
Mức lương bình quân cho vị trí bác sĩ thú y dao động từ 8 – 25 triệu đồng/tháng nếu làm việc tại các phòng khám trên thành phố và từ 6 – 15 triệu đồng/tháng nếu làm việc tại các phòng khám thú y tại nông thôn.