Tiêu chí lựa chọn mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ – một trong những giải pháp góp phần quản trị các hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin khi lựa chọn mạng doanh nghiệp phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. 

5 tiêu chí lựa chọn mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Tính bảo mật

Dữ liệu trong hệ thống mạng của doanh nghiệp không chỉ là thông tin chung của doanh nghiệp mà còn tất cả dữ liệu của toàn bộ nhân viên. Do đó, tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ là tính bảo mật cao. 

Tính bảo mật được thể hiện trên ba phương diện: 

  • Vùng mạng nội bộ chính là hệ thống kết nối giữa các thiết bị của doanh nghiệp bao gồm: máy chủ, các thiết bị mạng, các trạm mạng. 

  • Vùng mạng DMZ giữ vai trò trong việc kết nối thông tin của người sử dụng mạng Internet truy cập vào vùng mạng nội bộ. Vùng này nằm trung gian, ở giữa vùng mạng nội bộ và vùng mạng server. 

  • Vùng mạng server là vùng hoạt động các thiết bị gián tiếp bao gồm cả máy chủ và nơi cung cấp dịch vụ ngoài internet. 

tuong-lua-mot-trong-nhung-cong-cu-bao-ve-mang-doanh-nghiep-vua-va-nho

Tường lửa – một trong những công cụ bảo vệ mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có những phương án bảo mật như: hệ phát hiện và ngăn chặn xâm nhập; tường lửa; mạng ảo riêng; công cụ quản lý những mối đe dọa hợp nhất.

Trong đó, các hệ phát hiện và chống xâm nhập hoạt động giống như cơ chế vacxin, tìm kiếm và diệt trừ các nguồn xâm nhập bất hợp pháp vào mạng doanh nghiệp. 

2.Dễ cài đặt và sử dụng

Cấu tạo của mô hình mạng doanh nghiệp gồm: 

  • Phần cứng gồm: bộ định tuyến; bộ định tuyến, máy in, máy fax, kết nối trình chiếu….

  • Phần mềm gồm: các thiết bị liên quan đến bảo mật, an toàn mạng khi sử dụng: tường lửa, mạng ảo riêng…..

  • Các chứng chỉ bảo mật kỹ thuật số như: chứng chỉ SSL….

Một mạng doanh nghiệp dễ cài đặt có thể chạy trên tất cả thiết bị, từ những thiết bị có cấu hình thấp đến cấu hình cao nhất, hiện đại nhất. Khi vận hành, những nhân viên ở trình độ phổ thông cũng có thể sử dụng được. 

3.Tối ưu chi phí

Bài toán chi phí luôn được các doanh nghiệp coi trọng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một mạng doanh nghiệp với chi phí hợp lý, vẫn đáp ứng được các yêu cầu thiết thực của doanh nghiệp như có tính bảo mật, khả năng lưu trữ, dễ sử dụng và dễ lắp đặt… là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. 

mo-hinh-mang-doanh-nghiep-vua-va-nho-giup-toi-uu-chi-phi

Mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp tối ưu chi phí

Mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn yêu cầu được nâng cấp bảo trì nhưng thông thường, tại các doanh nghiệp này không có nhân sự phụ trách IT chuyên theo dõi hệ thống mạng. Do đó, các doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp đã bao gồm cả bảo trì, nâng cấp trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. 

4.Có khả năng truy cập từ xa

Qua tác động của đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn làm việc online thay vì làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là mô hình mạng phải đáp ứng được yêu cầu làm việc trực tuyến, tức là có khả năng truy cập từ xa.

Truy cập từ xa có nghĩa là người sử dụng tại một vị trí địa lý cách xa mạng doanh nghiệp, có thể truy cập để xem và xử lý dữ liệu trên nền tảng mạng doanh nghiệp bằng các thiết bị điện tử có kết nối Internet. 

mang-doanh-nghiep-giup-cac-nhan-vien-co-the-lam-viec-bat-ky-dia-diem-nao

Mạng doanh nghiệp giúp các nhân viên có thể làm việc bất kỳ địa điểm nào

5.Quản lý nội bộ tốt 

Mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý nội bộ.

Thông qua mạng nội bộ, doanh nghiệp có thể quản lý khối lượng công việc của từng nhân viên đã thực hiện, số lượng công việc còn tồn động, thậm chí cả những hoạt động mà nhân viên đang thực hiện trên mạng nội bộ. 

* Xem thêm: Mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với chuyển đổi số?

Quy trình triển khai mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.Khảo sát số máy tính cần kết nối

Trước tiên để xây dựng được một mạng cho doanh nghiệp, người thiết kế cần thực hiện khảo sát số máy tính cần kết nối: 

  • Số lượng máy tính: Số lượng máy tính lớn nhất sẽ dùng trong mạng doanh nghiệp là bao nhiêu? Số máy hiện đang dùng là bao nhiêu? Số lượng máy chưa dùng là bao nhiêu?

  • Cấu hình máy tính đang dùng trong doanh nghiệp: Có cấu hình máy cũ không phù hợp, cần đổi mới không?

khao-sat-so-luong-may-tinh-trong-mang-doanh-nghiep

Khảo sát số lượng máy tính trong mạng doanh nghiệp 

2. Lựa chọn kết nối mạng có dây hay không dây

Dựa trên tình hình thực tế và yêu cầu của khách hàng, người thiết kế mô hình mạng doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn kết nối mạng có dây hay không dây sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 

Mạng có dây sẽ có tốc độ đường truyền ổn định vì không chịu ảnh hưởng của thời tiết và tác động của không gian, cũng như không bị nhiễu sóng bởi tác động của các mạng không dây xung quanh. Mạng có dây không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 

Trong khi đó, độ bảo mật của mạng có dây tốt hơn vì chỉ bị xâm phạm nếu tác động trực tiếp vào hệ thống dây dẫn. 

Bên cạnh những ưu điểm trên, mạng có dây đòi hỏi chi phí cao hơn, đặc biệt là mạng cáp quang. Khả năng phát triển và mở rộng mạng sẽ gặp khó khăn vì được thiết kế tại những địa điểm cố định. Hơn nữa, mạng có dây khó lắp đặt tại những vị trí hiểm trở hoặc không gian hẹp. 

Mạng không dây lại hoàn toàn khắc phục những nhược điểm trên bởi dễ dàng lắp đặt, ngay cả các vị trí hiểm trở khó khăn trong việc đi lại. Chi phí lắp đặt ít, và khả năng mở rộng cao, tuy nhiên, tốc độ đường truyền không ổn định, chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, thậm chí là bị nhiễu sóng bởi các mạng không dây xung quanh. Mạng không dây là sự lựa chọn thích hợp của mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

mang-day-lua-chon-uu-tien-cua-nhieu-doanh-nghiep

Mạng dây – lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp

Mạng không dây và mạng có dây đều có những ưu nhược điểm riêng của mình. Mô hình mạng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp để có sự lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất. 

3.Thiết bị trong hệ thống có cần Internet hay không?

Internet là một công cụ hỗ trợ trong giải quyết công việc trong các doanh nghiệp, góp phần tìm kiếm các giải pháp, học hỏi những kinh nghiệm, trao đổi tài liệu… Nhưng khi sử dụng Internet mạng doanh nghiệp đòi hỏi các phương pháp, công cụ liên quan đến bảo mật. 

Sử dụng mạng Internet đồng thời với mạng doanh nghiệp đối mặt với sự tấn công của tin tặc. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là cần có một hệ thống an toàn thông tin và nhân sự theo dõi. Đồng thời, các chi phí liên quan đến bảo trì, bảo hành hệ thống mạng nội bộ. 

ket-noi-internet-la-buoc-trong-qua-trinh-trien-khai-mang-doanh-nghiep

Kết nối internet là bước trong quá trình triển khai mạng doanh nghiệp

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, một mô hình mạng doanh nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi ích trong việc vận hành và quản lý doanh nghiệp. Hy vọng bài viết của Học viện Agile đã giúp bạn hiểu rõ về các tiêu chí lựa chọn mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và có những lựa chọn phù hợp. 

* Xem thêm: Thông tin chi tiết về mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ