Tích lũy kiến thức – Phát triển tài sản thứ 3 của mỗi con người như thế nào?

Tích lũy kiến thức – Phát triển tài sản thứ 3 của mỗi con người như thế nào?

 

Khi nhắc đến tài sản, nhiều người nghĩ ngay đến tiền hay những thứ hữu hình. Tuy nhiên, đây lại không phải điều bền vững không thể mất đi. Chỉ có kiến thức mới là của bạn, không bao giờ bị đánh cắp, không bao giờ giảm giá trị. Bởi vậy việc tích lũy kiến thức luôn được xem trọng và là thước đo để có thể đánh giá được giá trị thực của mỗi người. 

1. Kiến thức càng uyên thâm thì giá trị của một người lại càng được khẳng định

Từ lâu, thước đo giá trị con người đã không còn được tính là những vật chất ngoài thân, là những nhà những xe những vàng bạc đá quý. Đây chỉ là những thứ hào nhoáng xa hoa của những người giàu, thứ mà có thể chỉ sau một đêm sẽ bị thổi sạch, không cánh mà bay. 

Chỉ có duy nhất một điều còn tồn tại mãi đó là tri thức. Tri thức của mỗi người là của riêng, thể hiện chính bản thân bạn, chỉ thêm chứ không bớt và mãi mãi không thể tách rời khỏi bản thể. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn không hiểu được điều này, chỉ chăm chú bằng mọi cách kiếm được tiền mà không biết rằng, đó không thực sự là những thứ để đánh giá bản thân. 

Kiến thức là điều khiến bản thân mỗi người được tôn trọng

Kiến thức là điều khiến bản thân mỗi người được tôn trọng

Giá trị của con người nằm trong việc họ cống hiến được bao nhiêu, chia sẻ được bao nhiêu, giúp đỡ được bao nhiêu. Tiền bạc nay làm mai mất, tiền bạc nếu mang chia cho những người khác thì rồi cũng hết. Chỉ co cho họ kiến thức, cho họ những công cụ để kiếm tiền thì mới là cách thông minh để xã hội phát triển mạnh mẽ mỗi ngày. 

Giống như đâu đó câu chuyện câu cá, nếu cho họ con cá họ chỉ ăn được trong một bữa, thời gian sau lại tiếp tục bế tắc. Nếu cho họ cần câu thì họ có công cụ, nhưng chắc gì đã có thể đảm bảo cho cuộc sống. Chỉ có hướng dẫn cách câu, những kiến thức cần để thực hiện công việc thì mới chắc chắn được cuộc sống ấm no. 

Đấy chính là giá trị của tri thức. Và tất nhiên, người mang đến tri thức cũng được trọng dụng, được đề cao, nhận được sự tôn trọng của tất cả mọi người. Đó chính là lý do bất cứ ai cũng cần tích lũy kiến thức cho bản thân mình. Quá trình này không bao giờ là đủ, không bao giờ được ngừng lại, không bao giờ được nghỉ ngơi. 

Có những người đến khi trở về với đất mẹ, hóa thành cát bụi trong hư vô vẫn được vinh danh, vẫn được nhớ đến như một tượng đài. Lý do họ đã đóng góp, đã cống hiến, đã mang tri thức đến cho nhân loại, cho con người và điều này mãi mãi được khắc cốt ghi tâm. 

2. Chuẩn bị hành trang kiến thức chính là cách để làm giàu cho bản thân

Giàu có mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, tuy nhiên giàu về cái gì, giàu như thế nào mới đáng là điều được nói đến. Có kiến thức sẵn được tích lũy thì bằng cách này hay cách khác cũng sẽ kiếm được tiền. Tuy nhiên đổi lại, tiền bạc không bao giờ mua nổi kiến thức, không bao giờ khiến bản thân mỗi người được tôn trọng, được đề cao. Có tiền mà không am hiểu kiến thức thì tài sản cũng sớm bị chôn vùi và cũng không có cách nào có thể kiếm lại được. 

Chuẩn bị kiến thức là cách khiến bản thân giàu lên

Chuẩn bị kiến thức là cách khiến bản thân giàu lên

Bởi vậy tích lũy kiến thức chính là làm giàu cho bản thân, là điều mà ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên quá trình thực hiện của mỗi cá nhân sẽ không giống nhau. Tùy theo khả năng tiếp thu mà trong cùng khoảng thời gian bạn có thể nhận được nhiều hay ít, hiệu quả hay không. 

Quá trình cần được thực hiện ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên thời điểm cần chú trọng nhất là khi mỗi người bắt đầu đặt chân ra thế giới bên ngoài, bắt đầu đi học, tiếp xúc với sách vở và thực tế. Đây là thời điểm để con người có thể học hỏi được nhiều điều, phát triển bản thân lên mức cao nhất, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. 

Nhiều người không chú trọng vào điều này mà suốt những năm tháng chỉ tìm cách làm sao để kiếm được tiền. Bạn nên nhớ, không có kiến thức thì không thể có thu nhập bền vững và tăng trưởng. Nếu làm cách nào đó mà bạn có thể có được nguồn thu thì tài sản cũng không ổn định và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dù là ai, dù làm ngành nghề gì, dù có khởi đầu như thế nào thì kiến thức cũng sẽ là bước đầu tiên, là gốc rễ để có thể tiếp tục đi tới tương lai tốt đẹp hơn. 

3. Kiến thức được tích lũy từ đâu?

Vậy làm thế nào để thu thập kiến thức cho mình, làm thế nào để biến những tài sản chung của nhân loại thành tài sản của mình và phát triển thêm? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay băn khoăn. Không chỉ có vậy, nhiều người đã bước đến giai đoạn giữa hiệp thứ 2 của trận bóng cuộc đời cũng chưa thể ý thức được điều này. 

3.1. Tích lũy kiến thức từ sách vở 

Đầu tiên, kiến thức được tổng hợp từ sách vở – là kiến thức chung của xã hội, được truyền lại cho tất cả mọi người với nội dung như nhau. Đây là những gì bạn học được từ 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, là những tư duy phổ thông mà ai cũng cần thiết, là nền tảng để có thể tiếp tục học cao hơn. 

Kiến thức từ sách vở

Kiến thức từ sách vở

Thời gian học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề là để bạn có thể tích lũy kiến thức chuyên môn. Hết 12 năm thì mỗi người sẽ tìm được điểm mạnh của mình, định hướng lối đi cho riêng mình và bắt đầu chọn lựa những ngã rẽ cuộc đời. Đây là thời điểm lựa chọn ngành học tùy theo sở thích và sở trường. Bạn thích làm bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, công an hay học một nghề mà mình yêu thích thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp. 

Tại trường học, bạn sẽ được cung cấp những điều liên quan đến lựa chọn của mình. Đây chính là lúc mỗi cá nhân cần phải cố gắng, cần bứt phá để tiếp thu tối đa những gì được học. Vì điều đó liên quan mật thiết đến công việc, đến khả năng cống hiến và quyết định giá trị của bạn sau này. 

3.2. Tích lũy kiến thức từ thực tiễn cuộc sống

Bên cạnh đó, thực tiễn cuộc sống cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kiến thức hữu ích. Trong quá trình làm việc, áp dụng những vấn đề liên quan đến chuyên môn vào thực tế thì sẽ có nhiều điều phát sinh. Đây là cơ hội để bạn kiểm định lại những gì được học ở trường lớp vào công việc thực tế và rút ra được những bài học cho chính bản thân mình. 

Lý thuyết không ai, nhưng sẽ có những điều sẽ không thể áp dụng vào thực tế. Và khi xảy ra thì xuất hiện những điểm khác biệt nên cần áp dụng nhuần nhuyễn và linh động. Việc quá cứng nhắc khiến bản thân sẽ bị thui chột sức sáng tạo, không biết được những điều mới. 

Kiến thức là mảnh ghép từ thực tế

Kiến thức là mảnh ghép từ thực tế

Tích lũy kiến thức từ thực tế là một quá trình cần thực hiện lâu dài, cả đời để dần dần trau dồi được kỹ năng cho mình. Thông qua áp dụng những điều học được vào công việc thì bạn mới có thể dần dần đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Thời gian làm việc càng lâu, càng có ý thức trau dồi thường xuyên thị lượng kiến thức thu được cung sẽ dày lên. 

Đây mới là tài sản mà nhiều người cố gắng cả đời để có được. Tuy nhiên quá trình tiếp thu học hỏi của mỗi người là khác nhau, năng lực và các chỉ số cũng không giống nhau nên sẽ có những người thành công, có những người chưa thật sự thu thập được thứ mình muốn. Thế nhưng bạn không nên nản lòng, càng cố gắng thì hiệu quả càng cao và càng chứng minh được giá trị của mình. 

Nếu chứ biết bắt đầu từ đâu, hãy đến Trí Tuệ Sống để được hỗ trợ. Với các bài giảng chuyên sâu, những khóa học được đầu tư tâm huyết, các chuyên gia tại đây sẽ mang hết tinh hoa của mình truyền thụ cho học viên. Đây là những điều không chỉ được đúc kết từ sách vở mà còn là thực tiễn cuộc sống qua nhiều năm làm việc; là những kiến thức mà nếu chưa từng trải thì bạn không thể có được. 

Tích lũy kiến thức là một quá trình mà mỗi người cần tự ý thức để thực hiện. Có kiến thức bạn mới có thể chứng minh được bản thân, nâng cao được giá trị của mình. Tham gia những khóa học Trí Tuệ Sống sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị bản thân, khai phá những tiềm năng, phát triển tài sản hữu hình lẫn vô hình hiệu quả nhất.