Thuyết Minh Về Hưng Yên ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hưng Yên Hay
Thuyết Minh Về Hưng Yên ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hưng Yên Hay ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Bài Viết Đặc Sắc Được Chọn Lọc Từ SCR.VN Sau Đây.
Giới Thiệu Về Hưng Yên Chi Tiết – Bài 1
Giới Thiệu Về Hưng Yên Chi Tiết giúp các em có thể tham khảo và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức về nơi đây.
Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía Bắc Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Bắc giáp với Hà Nội phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam. Đặc biệt, Hưng Yên nằm liền kề với thủ đô Hà Nội là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Là tỉnh không có tài nguyên rừng, núi và biển, Hưng Yên vẫn có những thế mạnh để phát triển du lịch nhất là các sản phẩm du lịch về lịch sử, văn hóa. Quá trình hình thành và phát triển đã để lại cho Hưng Yên tài sản vô cùng quý giá là những di tích lịch sử văn hóa, lễ hội đặc sắc, làng nghề thủ công truyền thống, đặc sản văn hóa ẩm thực, có dòng sông Hồng đỏ lặng phù sa gắn với câu chuyện tình “Chử Đồng Tử – Tiên Dung”.
Đây là những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú đang được tỉnh Hưng Yên khai thác để phát triển ngành công nghiệp không khói.
Khu di tích quốc gia đặc biệt phố Hiến được nhiều du khách biết đến với 16 di tích đặc biệt có giá trị, trong đó có chùa Chuông – một ngôi chùa cổ được mệnh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.
Văn miếu Xích Đằng – biểu tượng tôn vinh truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học của người Hưng Yên xưa và nay; đền Mẫu linh thiêng với cây sanh – đa – si cổ thụ đã hơn 700 năm tuổi; đình, chùa Hiến – nơi có cây nhãn tổ hơn 300 năm tuổi; đền Thiên Hậu, Võ Miếu, Đông Đô Quảng Hội là những di tích mang đậm màu sắc kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của Trung Hoa… và còn nhiều di tích khác với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc có sức thu hút du khách.
Đến với Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến du khách sẽ có cơ hội cảm nhận những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật phong phú, độc đáo, ghi dấu một thời vàng son của vùng đất này. Hơn nữa, vẻ đẹp của các công trình trong quần thể di tích Phố Hiến còn là sự kết tinh và giao thoa giữa phong cách kiến trúc thuần Việt, kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc theo kiểu phương Tây.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Thành Phố Hưng Yên – Bài 2
Một vài thông tin thú vị Giới Thiệu Về Thành Phố Hưng Yên chia sẻ đến bạn đọc nào quan tâm đến.
Thành phố Hưng Yên giáp với huyện Kim Động ở phía Bắc, Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1 .
Tiềm năng dịch vụ du lịch cũng ngày càng được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả. Thành phố hiện có 6 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn như: Trung tâm hội nghị quốc tế Sơn nam Plaza, khách sạn Phố Hiến, khách sạn Thái Bình…. Cùng với quần thể di tích Phố Hiến với 128 di tích, lễ hội văn hoá dân gian Phố Hiến đang được khôi phục, tôn tạo, thu hút du khách đến với hoạt động du lịch tâm linh.
Nhà hát Chèo Hưng Yên là đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, nơi lưu giữ bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của phố Hiến.
Để tạo nên những điểm nhấn phát triển thương mại dịch vụ, lưu giữ, phát huy những bản sắc của thành phố vốn hưng thịnh, yên bình, các cấp, ngành của tỉnh đang chung tay đầu tư tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến, cảng đón khách và đặc biệt là khu chợ Phố Hiến.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, hạt sen, bún thang.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hưng Yên – Bài 3
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hưng Yên, cùng tham khảo bài văn hay giới thiệu về Đền Chử Đồng Tử nổi tiếng sau đây.
Với mỗi người, quê hương đều có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Với em, quê hương Hưng Yên cũng có vị trí vô cùng đặc biệt. Trong tâm trí em, danh lam thắng cảnh ở quê hương mà em ấn tượng hơn cả là đền Chử Đồng Tử- một danh lam liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh.
Đền Chử Đồng Tử được xem là “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân tộc. Nó nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh và xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Nói tới hai vị trí địa lí như vậy bởi đền gồm hai ngôi đền là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch nằm ở vị trí tương ứng với hai địa danh trên.
Đền Chử Đồng Tử là không gian thiêng liêng của tín ngưỡng, văn hóa. Không khí nơi đây là không khí mảnh đất Hưng Yên, không khí của làng quê Bắc Bộ thanh bình. Đến thăm đền Chử Đồng Tử, ta không thể không ấn tượng với những cánh cò bay, những rặng tre xanh rì rào trong gió.
Cái mộc mạc của làng quê, hương vị xóm làng vô cùng thân thuộc với mỗi người. Đến gần các đền hơn, ta sẽ bắt gặp tượng thờ. Tượng được tạc bằng đồng, cao lớn, uy nghi. Hương khói phả ra ngày đêm tạo nên không khí thanh tịnh của một vùng tâm linh. Mọi thứ đều rất cổ kính, mộc mạc. Những nội thất từ gỗ làm ta dễ dàng chìm đắm trong cảnh quê, tình quê. Tượng thơ có Chử Đồng Tử, cũng có một vài tượng thờ khác trong mỗi gian thờ. Tượng tạc uy nghi và khiến ta không thể không nghiêng cẩn cúi mình tôn trọng, ngưỡng vọng.
Hằng năm, tại hai ngôi đền đều diễn ra những lễ hội độc đáo. Các lễ hội ở đây chính là sự tổ chức của bản sắc văn hóa. Du khách muôn nơi đổ về với sự ngưỡng mộ dành cho Chử Đồng Tử cũng như muốn tham quan văn hóa làng quê độc đáo, ấn tượng. Ý nghĩa mà ngôi đền mang đến không chỉ là sự thờ phụng, không chỉ là sự trân trọng, ngợi ca mà còn hơn cả là sự bảo tồn nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc trong từng nghi thức dâng hương, trong cái nghiêng mình kính cẩn.
Có lẽ không chỉ quê hương Hưng Yên với đền thờ Chử Đồng Tử. Trên đất nước Việt Nam, ta cũng bắt gặp muôn vàn cảnh đẹp, muôn ngàn cái hay, cái ý nghĩa ở đời. Mỗi danh lam thắng cảnh thì đều rất cần bảo tồn, lưu giữ. Và mỗi người thì đều có sứ mệnh vì quê hương, phát triển, làm giàu, làm đẹp giá trị văn hóa quê hương mình.
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hưng Yên – Bài 4
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hưng Yên, Chùa Nôm một trong những di tích nổi tiếng và được nhiều du khách đến để tham quan.
Chùa Nôm nằm trong quần thể di tích làng Nôm, tên tự là Linh Thông cổ tự, xã Đại Đồng, (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế.
Chùa được xây dựng từ năm nào không ai rõ, duy có hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu quý: Thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này.
Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, hậu cung và hành lang. Năm Chính Hòa thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang.
Thời nhà Nguyễn, đời vua Thành Thái năm thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa. Qua bao biến cố, chùa được trùng tu nhiều lần, trở thành ngôi chùa khang trang ngày nay
Điều đặc biệt là tại chùa Nôm hiện có đến hơn 100 pho tượng cổ bằng đất như Tam thánh, Tam thế, A Di Đà, Phật bà, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán… ước tính có hàng trăm năm tuổi. Một số nhà khoa học cho rằng có những pho tượng tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc tượng thế kỷ 10- 13. Dọc hai bên mỗi hành lang có đến 20 pho tượng lớn nhỏ, với các trạng thái mô tả con đường hành Phật. Phía sau hậu cung, trong hang động, vách đất của dãy núi nhân tạo, những bức tượng đất mô tả các vị thánh đang ngồi tịnh tâm, tu luyện.
Các pho tượng đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên…với nhiều kích cỡ khác nhau. Có những pho tượng nhỏ xíu chỉ bằng nắm tay, ngược lại cũng có những pho tượng khổng lồ cao đến 3m. Các pho tượng cổ tại chùa Nôm mang khuôn mặt và hình dạng có sức biểu cảm cao, giống với các trạng thái cảm xúc của con người, từ trang phục đến trạng thái của các pho tượng cổ đều mang nét dân dã, thuần Việt, chứng tỏ xưa kia, Phật giáo rất gần gũi với đời sống con người.
Theo truyền thuyết thì xưa kia chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Phải chăng sự linh thiêng của ngôi chùa, cũng như của đạo Phật, cộng với sự tốt tươi của ngàn thông trên mảnh đất này, mà có tên “Linh thông cổ tự”.
Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa. Chiếc cầu đá bắc qua bờ sông này đã tồn tại trên 200 năm.
Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay
Thuyết Minh Về Chùa Nôm Hưng Yên – Bài 5
Bài văn Thuyết Minh Về Chùa Nôm Hưng Yên được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.
Chùa Nôm còn có tên gọi khác là “Linh thông cổ tự”. Theo truyền thuyết, chùa Nôm được xây dựng giữa một rừng thông. Không ai biết chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ, Chỉ biết đến thế kỷ 18 chùa được trùng tu xây dựng lại với quy mô diện tích rất lớn, với nhiều hạng mục mang kiến trúc độc đáo, hiện nay chùa có khuôn viên rộng đến 15 ha
Tam quan chùa Nôm nằm dưới những bóng cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc, thanh bình. Bước qua tam quan là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng hai bên. Cạnh lầu chuông là một hồ nước trong xanh như mở ra thêm không gian tĩnh mịch cho ngôi chùa. Ở lầu chuông ấy, ngày ngày tiếng chuông được thỉnh lên như một âm vang trong trẻo điểm xuyết vào sự yên bình của ngôi chùa cổ.
Chùa NômChùa chính nằm ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ lớn. Điều đặc biệt nhất của chùa Nôm là chùa còn lưu được hơn 100 pho tượng Phật bằng đất sơn son thiếp vàng tuyệt đẹp có tuổi hàng trăm năm. Các pho tượng được tạc ở nhiều trạng thái, tư thế và chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên không phải là số lượng các pho tượng đất mà là độ bền vững không tưởng của chúng. Trải qua nhiều trận lụt lịch sử, các pho tượng vẫn còn nguyên vẹn và hiện chúng vẫn là một ẩn số mà các nhà khoa học chưa giải thích được.
Điểm đặc biệt hấp dẫn du khách của chùa Nôm chính là khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Ngoài hồ nước nằm bên cạnh lầu chuông, chùa Nôm còn có một hồ nước nữa. Lầu Quan Âm của ngôi chùa nằm ở giữa hồ nước này như một đài sen nguy nga, lộng lẫy. Dẫn vào lầu Quan Âm là một cây cầu đá hình cánh cung mô phỏng cây cầu Nôm cổ, phía trước cầu là hai tháp Cửu phẩm liên hoa bằng đồng tạo thành một cụm kiến trúc thống nhất.
Đến với chùa Nôm, du khách còn được chiêm ngưỡng khu vườn mộ tháp bằng đá ong nằm bên cạnh ngôi chùa cổ. Đó là những tháp đá tuyệt đẹp và nguyên vẹn. Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, những tòa tháp đá vẫn đứng vững như thách thức với thời gian.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên – Bài 6
Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.
Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi Văn miếu Hưng Yên, một di tích quan trọng trong Quần thể di tích Phố Hiến. Đây là nơi tôn vinh nền học vấn, triết lý bất hủ của dân tộc “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, trở thành một biểu tượng của văn hóa, văn hiến Hưng Yên.
Văn miếu khởi dựng từ thế kỷ 17 (thời hậu Lê) với quy mô ban đầu chỉ tương đối. Đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) triều Nguyễn cho xây dựng thành quy mô bề thế như hiện nay. Dấu tích còn lại là 2 mộ tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Giới thiệu về văn miếu Xích Đằng cho biết, từ khi hình thành đến hết giai đoạn nhà Nguyễn, đây là nơi tổ chức các kỳ thi tuyển vừa là nơi bái tế các bậc hiền nho vào mỗi dịp “xuân thu nhị kỳ” hàng năm.
Theo thông tin về văn miếu Xích Đằng thì nơi đây đã sớm được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1992. Đây cũng là một trong 6 văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của cả nước, và là một trong 2 văn miếu lâu đời nhất, đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
Sau ngày tái lập tỉnh Hưng Yên năm 1997, để nối tiếp truyền thống xưa, văn miếu tiếp tục là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, giáo dục như: triển lãm thư pháp, hát ca trù đầu xuân, tổ chức ngày thơ Việt Nam, vinh danh học sinh đỗ đạt cao, có thành tích học tập tốt…
Ngày nay, văn miếu thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “vạn thế sư biểu”, và các bậc chư hiền của Nho gia. Riêng nhân vật được đặt thờ ngay chính giữa khu đại bái của văn miếu là Chu Văn An, người thầy giáo mẫu mực thời Trần.
Khuôn viên văn miếu trải rộng gần 6ha, phía trước là đầm Vạc, bên cạnh phía tây là hồ Văn. Toàn cảnh các hạng mục công trình được bố trí đồng bộ và liền mạch. Mặt tiền quay hướng Nam, có 2 cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi, vươn cao sừng sững.
Cổng Tam quan hay Nghi môn, được xây dựng đồ sộ theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi trước đây.
Phía trong là khoảng sân rộng, giữa sân là đường thập đạo, hai bên có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy nhà này hiện được dùng để trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến giáo dục và các di tích lịch sử của tỉnh Hưng Yên.
Khu nội tự được xây kiểu chữ Tam, gồm: tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Nội thất tỏa sáng với hệ thống các đại tự, câu đối, cửa võng và các cột kèo sơn son thếp vàng.
Nối tiếp truyền thống xưa, lễ hội Văn Miếu ở Hưng Yên ngày nay cũng được tổ chức “xuân thu nhị kỳ” vào ngày 15/1 và 15/8 âm lịch hàng năm, với các hoạt động tế lễ, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, và phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh ❤️️15 Bài
Giới Thiệu Về Đền Mẫu Hưng Yên – Bài 7
Giới Thiệu Về Đền Mẫu Hưng Yên, cùng tham khảo bài văn sau để có cái nhìn tổng quan về di tích lịch sử này.
Đền Mẫu Hưng Yên lâu nay được xem là chốn ước nguyện linh thiêng, và là danh thắng trong Quần thể di tích Phố Hiến nổi tiếng. Ngôi đền sở hữu vẻ đẹp kiến trúc, vừa cổ kính uy nghi vừa gần gũi với tâm linh người dân.
Đền Mẫu Hưng Yên thờ Dương Quý Phi, được tán xưng là Dương Thiên Hậu. Theo sử sách và Ngọc Phả truyền lại, thì bà là vợ vua Tống Đế Bính. Năm 1279, quân Nguyên xâm lược nước Tống, vua và hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Nam. Trên đường chạy, họ bị tướng nhà Nguyên là Trương Hoằng Phạm bắt được. Vua Tống cùng một số phi tần không chịu khuất phục đã nhảy xuống biển tuẫn tiết, xác của Dương Quý Phi trôi vào bãi cát, được nhân dân chôn cất chu đáo và lập đền thờ.
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, Đền khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279). Trải qua các triều đại, Đền đều được trùng tu và phong tặng nhiều lần. Đến năm Thành Thái thứ 8 (1896), Đền được trùng tu lớn và có quy mô kiến trúc như ngày nay. Năm 1990, Đền đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Đền được xây trên thế đất “Ngọa Long” nhìn ra hồ Bán Nguyệt với không gian rộng rãi, tạo nên thế “Sơn Diễu Thủy”. Cổng Nghi môn của đền khá bề thế, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, với các đầu đao uốn cong. Cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ, hai cột trụ trên đỉnh có đắp 2 con sấu chầu vào cửa. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện “Dương Thiên Hậu – Tống Triều” và bức chữ Hán “Thiên Hạ mẫu nghi”.
Qua Nghi môn là sân đền, giữa sân có cây cổ thụ với tuổi đời hơn 700 năm, được kết hợp bởi 3 cây sanh, đa, si quấn lấy nhau vững chắc, rủ bóng um tùm quanh đền, càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch. Đây là một trong những cây cổ thụ lâu đời nhất Bắc Bộ.
Tòa Đại bái của đền gồm 3 gian, kiến trúc theo kiểu tám mái lợp ngói vẩy rồng, các đao mái uốn cong kiểu rồng chầu. Các con rường, đấu sen, trụ chạm hình lá hoa, rồng, phượng, các bẩy chạm hình đầu rồng. Hai bên tòa Đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn.
Tòa Tiền đường cũng gồm 3 gian, kiến trúc kiểu chồng rường đấu sen, lộng lẫy với hoành phi, câu đối, đồ tế tự, tán lọng, cờ, y môn, giá cắm đồ binh khí, kiệu bát cống, long đình được sơn son thiếp vàng rực rỡ. Nóc được đắp hình “Lưỡng long chầu nguyệt”, đao rồng chầu, phượng múa tinh xảo.
Hậu cung gồm 5 gian, kiến trúc theo kiểu chồng rường con nhị với 12 cột cái, 6 cột quân, các bức cốn chạm hoa lá mềm mại, bộ cửa bức bàn chạm lộng mai cúc. Bên trong có tượng Dương Quý Phi với nét mặt đôn hậu, cùng 2 người hầu là Kim Thị và Liễu Thị , niên đại thế kỷ 17-18.
Ngoài ra, trong đền còn lưu giữ nhiều di vật quý như long sàng, long kỷ có niên đại thế kỷ 18-19 và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến Nguyễn, ca ngợi tấm gương trung tiết của Dương Quý Phi.
Hàng năm, lễ hội đền Mẫu ở Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc. Phần tế lễ diễn ra long trọng. Phần hội có các trò chơi giân dan, hát chầu văn.
Đặc biệt, trong dịp lễ hội sẽ diễn ra 2 buổi rước kiệu sôi động. Rước liềm từ Đình Hiến lên Đền, đi đầu là cờ, trống chiêng, long đình, bát bửu, lộ bộ, có đội múa lân, múa rồng. Rước du đi quanh phố phường, rồng vàng uốn lượn từ đầu đến cuối đám rước, có múa “Con đi đánh bồng”…
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Chùa Chuông Hưng Yên – Bài 8
Thuyết Minh Về Chùa Chuông Hưng Yên, cùng đón đọc bài văn hay được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.
Chùa Chuông ở Hưng Yên là một di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, thuộc Quần thể di tích Phố Hiến nổi danh. Với bề dày lịch sử, kiến trúc đẹp cùng hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, ngôi chùa này đã trở thành điểm tham quan và du lịch tâm linh hấp dẫn.
Tương truyền vào năm đại hồng thủy, có quả chuông vàng trên chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên chữ là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng).
Chùa khởi dựng từ thời Lê (thế kỷ 15) và qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo về sau nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Trong “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu có ghi “Chùa Chuông – phố Hiến nổi tiếng danh lam”. Năm 1992, chùa Chuông tỉnh Hưng Yên được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Quần thể kiến trúc chùa có bố cục hài hòa, theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, bao gồm các hạng mục: Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, lầu chuông và 2 dãy hành lang… Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của “Bát Nhã” và “Trí Tuệ”.
Các công trình nằm cân xứng trên trục nối từ Tam quan đến nhà Tổ. Cổng Tam quan xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, có các họa tiết, hoa văn trang trí như hình rồng đắp nổi, bức phù điêu về thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh ở Tây Trúc…
Qua cổng Tam quan là tới cây cầu đá xanh được dựng vào năm 1702, bắc qua ao mắt rồng. Nối tiếp là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến Tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.
Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen. Tiếp đến là khoảng sân nhỏ, giữa sân có cây hương đá gọi là “Thạch trụ”, trên bốn mặt có khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.
Thượng điện cũng gồm 5 gian 2 chái, kết cấu giống Tiền đường. Bên trong được bài trí nhiều pho tượng được tạo tác công phu như: tượng Tam Thế, các vị Bồ Tát, Văn Thù, Phổ Hiền, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà…
Qua Thượng điện là tới hai dãy hành lang đối xứng nhau, có đặt rất nhiều tượng được xếp theo thứ tự. Đầu tiên là nhóm tượng phác họa về động “Thập điện Diêm Vương” diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới theo triết lý nhân quả của nhà Phật.
Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau là “Thập Bát La Hán” với 18 vị được tạo tác rất biểu cảm trên từng nét mặt. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông, đứng cạnh có Già Lan – Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên – Đại Sỹ.
Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như hoành phi, câu đối… đặc biệt là tấm bia đá “Kim Chung Tự thạch bi ký” dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711). Trên bia ghi danh những người công đức, và mô tả Phố Hiến thời hưng thịnh.
Vào các ngày 15/1, 8/4, 15/4, 15/7 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Chuông thành phố Hưng Yên được tổ chức, thu hút nhân dân trong vùng và du khách thập phương về dự.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Thuyết Minh Về Đền Trần Hưng Yên – Bài 9
Thuyết Minh Về Đền Trần Hưng Yên, một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại vùng đất anh hùng này.
Đền Trần Hưng Yên là nơi tôn thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1992 và nằm trong Quần thể di tích Phố Hiến nổi danh, trở thành điểm tâm linh thu hút người dân và khách du lịch đến tham quan, chiêm bái.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào thế kỷ 13, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) đã đóng quân tại đây, tận dụng lợi thế ngã 3 sông để đánh giặc, góp phần làm nên 3 lần đại thắng, đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy vào năm 1288.
Về sau, nhân dân tưởng nhớ công ơn to lớn nên lập đền thờ ông. Vào năm Tự Đức thứ 16 (1863), đền Trần Hưng Yên được khởi dựng, và hoàn tất vào năm Tự Đức thứ 22 (1869). Đến thời vua Thành Thái (năm 1903) ngôi đền được trùng tu, tôn tạo và có kiến trúc như ngày nay.
Kiến trúc Đền Trần Hưng Yên; Đền tọa lạc trên thế đất đẹp, nhìn ra hồ Bán Nguyệt xanh biếc quanh năm. Cổng nghi môn xây kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, trên cổ diêm ghi 4 chữ “Kiếm khí đẩu quang” (tinh thần yêu nước tỏa sáng), phía dưới cửa cuốn đề “Trần Đại Vương từ” (đền Trần Đại Vương).
Tổng thể kiến trúc đền theo kiểu chữ Tam, gồm: đại bái, trung từ và hậu cung. Tòa đại bái gồm 5 gian, kiến trúc kiểu vì chồng rường giá chiêng, các con rường được chạm hình đầu rồng cách điệu. Gian giữa treo bức đại tự “Thân hiền tại vọng” (ngưỡng vọng người hiền tài).
Tòa trung từ cũng có 5 gian, kiến trúc vì kèo quá giang đơn giản, bào trơn đóng bén, không có hoa văn. Phía tiếp giáp với hậu cung treo bức đại tự “Công đức như Thiên” (công đức của thánh rộng lớn như trời). Giáp với trung từ là 3 gian hậu cung, thờ Trần Hưng Đạo và toàn bộ gia thất của ông.
Đền Trần Phố Hiến còn lưu giữ được nhiều cổ vật giá trị, trong đó có 8 sắc phong, 5 bia đá, 40 pho tượng…
Hàng năm, lễ hội đền được tổ chức 2 lần, vào ngày 8/3 âm lịch (kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng) và ngày 20/8 âm lịch (kỷ niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo). Trong các ngày hội sẽ diễn ra tế lễ, rước kiệu du hành, và tổ chức thi bánh dày, bánh chưng, thu hút đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương về tham dự.
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Thuyết Minh Về Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên – Bài 10
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Hồ Bán Nguyệt Hưng Yên để các em có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình tốt hơn.
Hồ Bán Nguyệt được coi là trái tim của Hưng Yên, là danh thắng nổi tiếng bậc nhất ở Hưng Yên. Cái tên ấy đã phần nào hình dung ra được hình dáng của hồ, giống như một vầng trăng khuyết thật đẹp.
Trong khu đô thị sầm uất, hồ Bán Nguyệt như một vầng trăng khuyết đẹp lộng lẫy, với từng dòng nước trôi yên ả, không gian tĩnh lặng nằm giữa lòng Phố Hiến đã tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hồ Bán Nguyệt là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần gian.
Dù hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm vẫn đầy ắp nước trong vắt. Một bên là phố phường tấp nập, đông người qua lại. Một bên là con đê sông Hồng chạy dài đến bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, những hàng cây ven hồ cũng soi mình dưới mặt hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh.
Hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng, mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, miếu, đình. Trong đó, ngay tại ven hồ nổi tiếng với hai điểm đến tâm linh được nhiều người dân Việt ghé thăm mỗi khi về Phố Hiến, luôn soi mình dưới mặt hồ tĩnh lặng, và trường tồn theo năm tháng. Đó là Đền Mẫu thờ Dương Quý Phi và Đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị đức thánh cha của dân tộc.
Về với Phố Hiến – Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính rêu phong của những ngôi đền, ngôi chùa nơi đây. Đặc biệt là hồ Bán Nguyệt, là nơi mà du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, cây cảnh, hít thật mạnh bầu không khí trong lành làm tan đi mệt mỏi của những bận rộn thường ngày.
Hồ Bán Nguyệt là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa, lịch sử hàng năm. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa Đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để chèo thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách Mạng Tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại nét đẹp nguyên sơ cho hồ.
Năm 1905, tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh. Ngày nay, các lễ hội như: lễ hội Đền Mẫu, Đền Trần, cùng các lễ hội dân gian Phố Hiến,… và các hoạt động lớn như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa vào dịp tết, tổ chức các cuộc thi bơi, đua thuyền,… Tất cả đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, đều được giữ gìn và duy trì cho đến ngày nay.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Phố Hiến Hưng Yên – Bài 11
Thuyết Minh Về Phố Hiến Hưng Yên là những tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Dân gian xưa có câu “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” để diễn tả nơi đây từng là một trong các thương cảng nổi tiếng và sầm uất bậc nhất Việt Nam. Đến du lịch Phố Hiến Hưng Yên, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc cổ kính, với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc.
Xưa kia, vùng đất này nằm bên tả ngạn sông Hồng, là một đô thị phát triển ở thế kỷ 15, cực thịnh vào thế kỷ 17. Lúc bấy giờ, đây là trung tâm giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha… Dân cư quần tụ khoảng 2000 ngôi nhà và đã hình thành trên 20 phường làm ăn, buôn bán.
Trải qua những giai đoạn lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, sông Hồng ngày càng lùi xa, nơi đây nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị truyền thống lâu đời.
Phố Hiến ngày nay đã trở thành khu vực trung tâm của Thành phố Hưng Yên năng động, và vẫn còn gìn giữ được các Quần thể di tích lịch sử văn hóa có giá trị cao, với 128 di tích được bảo tồn, cùng hàng trăm bia ký, hàng nghìn cổ vật quý có từ triều đại nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê và nhà Nguyễn… Năm 2014, khu di tích Phố Hiến đã được nhà nước công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Xứ này có đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng vì cây nhãn có rất nhiều quả, người ta phải làm lồng để bảo vệ). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn vừa ngọt vừa ngon. Xưa kia nhãn lồng nơi đây đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn Tổ có từ thế kỷ thứ 16, đến nay vẫn xum xuê cành lá.
Thăm chợ Phố Hiến Hưng Yên, du khách còn có dịp thưởng thức các món ngon và sản vật địa phương như: sen Hồng Nam, cam Bảo Châu, chè sen, long nhãn, kẹo lạc Sỉu Châu, bún thang… Ngoài ra, tại hồ bán nguyệt ở khu trung tâm cũng có bày bán các món ăn vặt hấp dẫn, cảnh quan lại hữu tình, yên ả.
Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội được tổ chức quy mô, gồm chuỗi những lễ hội cổ xưa được lưu truyền từ bao đời nay, với sự tham gia của nhân dân 12 xã, phường ở thành phố Hưng Yên cùng hàng vạn lượt du khách trong và nước ngoài tham dự.
Phần lễ diễn ra đặc sắc, như đoàn rước kiệu kéo dài hơn cây số, vi hành qua các tuyến phố chính và các miếu, đền, chùa Phố Hiến Hưng Yên. Phần hội sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như: thả đèn trời, đua thuyền, chọi gà, đi cầu kiều, kéo co, hát đối… tái hiện phần nào thời hưng thịnh.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Hưng Yên – Bài 12
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Đặc Sản Hưng Yên để cùng khám phá và trải nghiệm ngay nhé!
Cách thủ đô Hà Nội 60km, Hưng Yên là một tỉnh còn lưu giữ nét văn hóa truyền thống nổi tiếng lừng lẫy qua bao năm tháng, là vùng đất yên bình, mộc mạc nơi đất Bắc thu hút biết bao người lữ khách tìm về để chiêm ngưỡng, để hoài niệm. Hưng Yên còn có những món ngon đặc sản địa phương với nhiều hương vị thơm ngon làm cho ai thưởng thức đều khó có thể quên.
Bún thang lươn là món ăn mang đậm hương vị đồng quê, đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hưng Yên. Món ăn bắt mắt với nhiều màu sắc và hương vị đặc trưng của nhiều nguyên liệu. Một tô bún thang lươn sẽ gồm nhiều nguyên liệu như giò lụa, trứng rán, lươn, thịt ba chỉ, bún,… tất cả kết hợp tạo nên một “tác phẩm” tuyệt hảo, đậm đà hương vị và thơm ngon.
Vào những ngày tháng 2, tháng 3, người con Hưng Yên lại mong muốn về quê để thưởng thức những món ăn từ cá mòi tươi ngon. Cá mòi Hưng Yên con nào cũng béo và còn nguyên buồng trứng, khi ăn có vị thơm ngậy khó cưỡng, ai đã một lần nếm thử hẳn khó có thể quên được.
Chỉ từ hạt gạo nếp, người Hưng Yên đã sáng tạo ra món bánh dày thơm ngon nổi tiếng, góp phần tô đậm thêm văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Bánh làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đồ chín và nặn thành bánh với phần nhân từ đậu xanh và thịt ba chỉ. Từng chiếc bánh khéo léo, xinh xắn xuất hiện trong mâm cỗ thờ cúng tổ tiên và tiếp đã khách phương xa đã quá quen thuộc ở vùng đất Hưng Yên.
Nhãn lồng Hưng Yên thường sai trĩu quả, khi chín hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Đó cũng là lý do ở đâu cũng có nhãn lồng nhưng nhãn lồng Hưng Yên lại có thể đi khắp đất nước, làm phải lòng bất kỳ ai. Tận dụng những vườn nhãn bạt ngàn, người Hưng Yên có món chè sen long nhãn với vị ngọt thơm của long nhãn quyện lẫn vị bùi của hạt sen, tạo thành hương vị riêng biệt, hấp dẫn khó cưỡng.
Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng ❤️️13 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên – Bài 13
Thuyết Minh Về Nhãn Lồng Hưng Yên, loài cây nổi tiếng và đem lại lợi ích kinh tế cao cho vùng đất nơi đây.
“Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than”
Đó là quả gì? Chắc hẳn những ngày còn bé, ai trong chúng ta cũng từng cùng chúng bạn chơi trò câu đố như thế. Câu đố đã miêu tả một loại quả rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là Hưng Yên quê hương tôi – quả nhãn.
Nhãn trong Hán Việt là “long nhãn”; nghĩa là “mắt rồng” vì hạt có màu đen bóng. Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Cây nhãn có nhiều loại, được trồng ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn cao từ 5–10 m, thân gỗ. Vỏ cây xù xì, có màu nâu xám. Trên thân có nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá nhãn hình lông chim, mọc so le lẫn nhau, gồm 5 đến 9 lá 1 cành nhỏ, dài khoảng 3 – 4 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, khoảng các tháng 2, 3, 4. Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm.
Đến tháng 7, tháng 8 cây mới ra quả. Quả nhãn hình tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Thời gian đó, chỉ đi trên những con đường ở Hưng Yên bạn cũng có thể nhẹ nhàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng xà xuống. Quả đúng như tên gọi “vương quốc nhãn lồng”. Quả nhãn lúc nhỏ thì bé xíu, màu xanh. Đến khi chín quả mới phồng lên căng mọng, hương thơm dịu nhẹ. Qủa nhãn lồng Hưng Yên to, tròn, da trơn bóng và màu vàng nâu. Vỏ nhãn bao bọc bên trong lớp cùi nhãn dày, màu trắng ngà.
Qủa nhãn có vị ngọt thơm, dai, vị ngọt nhẹ nhàng lan tỏa trong miệng, đặc biệt dễ chịu. Lớp cùi ngọt lại bọc lấy hạt màu đen nhánh, to nhỏ tùy cây. Hương vị quả rất ngon. nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho” để ngợi ca hương vị của thứ quả này.
Qủa nhãn có rất nhiều công dụng, giá trị. Nhãn là một trong những loại quả được yêu thích nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên được bạn bè quốc tế yêu thích, đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Nhãn chín xong hái xuống ăn hoặc bóc lấy cùi để làm chè long nhãn nổi tiếng.
Còn ở nhiều nơi người ta đem sấy khô, ăn cũng rất ngon. Cùi nhãn khô có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém,… Hạt nhãn để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Vì quả nhãn có nhiều giá trị thiết thực như vậy nên cần chăm sóc bảo quản quả nhãn đúng cách. Khi quả còn trên cây, để tránh sâu hại và chim ăn và tránh mưa gió quật rụng quả, người trồng thường buộc những chùm quả lả tả thành chùm to, lấy lá để che chắn. Qủa nhãn hái xuống khỏi cây có thể để được vài ngày nhưng để lâu sẽ bị thối, héo, mất nước và dần xẹp xuống. Nếu dùng lâu thì nên bỏ vào tủ lạnh hoặc sấy khô để thời gian sử dụng tăng lên.
Qủa nhãn rất ngon nhưng ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt, ngược lại gây nóng và say, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần chú ý để vừa thưởng thức được vị ngọt thơm của nhãn vừa bảo đảm sức khỏe.
Một quả nhãn bé nhỏ thôi nhưng khi chạm vào lưỡi lại giống như mang theo cả hương vị của mùa hè. Cái vị ngọt ngọt thanh thanh của nhãn đã làm say đắm biết bao trái tim. Thời gian qua đi, mỗi mùa hè sang, trên những kệ hoa quả, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu chùm nhãn căng mọng, hấp dẫn.
Những chùm nhãn kính dâng lên ông bà, tổ tiên, và những chùm nhãn cả đại gia đình cùng thưởng thức đã trở thành một phần của mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên là niềm tự hào của người dân nơi đây, đồng thời cũng là hương vị thanh mát của mùa hè Việt Nam.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Hưng Yên Bằng Tiếng Anh – Bài 14
Giới Thiệu Về Hưng Yên Bằng Tiếng Anh để cùng chia sẻ đến bạn bè năm châu về quê hương của mình.
Every person is born with a homeland. Wherever we go, we always remember our homeland. My hometown is dear Hung Yen. Different from the bustling city, my hometown Hung Yen has a peaceful and beautiful character. The golden ripe rice fields are extremely eye-catching. Longan gardens are full of sweet fruits. Referring to Hung Yen, people immediately think of the longan fruit. The longan fruit here has a special taste that is nowhere to be found.
My hometown Hung Yen still appeared with long sandbanks running along the dikes. Pho Hien is famous for being located at the confluence of the river. Hung Yen has no sea. Pho Hien is the largest harbor here. The people here are simple and gentle. People love each other, consider each other as relatives. Everyone will help each other when something goes wrong. Come to Hung Yen to experience the landscape as well as the people here.
Tạm dịch
Mỗi người khi sinh ra đều có quê hương. Dù đi đâu chúng ta luôn nhớ về quê hương của mình. Quê hương tôi là Hưng Yên yêu dấu. Khác với thị thành náo nức, Hưng Yên quê tôi mang một nét yên bình và đẹp đẽ. Những cánh đồng lúa chín vàng vô cùng bắt mắt. Những vườn nhãn lồng đầy quả ngọt. Nhắc đến Hưng Yên là người ta nghĩ ngay đến quả nhãn. Quả nhãn ở đây mang hương vị đặc biệt không nơi đâu có được.
Hưng Yên quê tôi còn hiện lên với những bờ cát dài chạy theo những triền đê. Phố Hiến nổi tiếng nằm ở ngã ba sông. Hưng Yên không có biển. Phố Hiến là bến cảng lớn nhất ở đây. Con người nơi đây chất phác và hiền lành. Mọi người yêu thương lẫn nhau, coi nhau như người thân. Mọi người sẽ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Bạn hãy thử đến Hưng Yên để trải nghiệm về cảnh quan cũng như con người nơi đây nhé.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giới Thiệu Về Hưng Yên Bằng Tiếng Nhật – Bài 15
Cùng tham khảo bài văn Giới Thiệu Về Hưng Yên Bằng Tiếng Nhật đặc sắc được SCR.VN chọn lọc sau đây.
私の故郷、リュウガンの故郷であるフンイェンとフォヒエンは、川の合流点にあります。堤防に沿って走っている長い砂の土手があり、深い緑の野原、まっすぐなコウノトリの羽があります。私の故郷には山も海もなく、平野しかありません。この場所は、紅河デルタの中心を示すランドマークです。したがって、北デルタのすべての文化的、歴史的、地理的特徴が含まれています.
Bản dịch
Quê tôi, Hưng yên, quê hương của nhãn lồng, với Phố Hiến nằm ở ngã ba sông. Có bờ cát dài chạy theo con đê, với cánh đồng xanh thẳm, thẳng cánh cò bay. Quê tôi không có đồi núi, không có biển, chỉ thuần đồng bằng. Nơi đây là cột mốc đánh dấu tâm của đồng bằng sông Hồng. Vậy nên nó chứa trong mình tất cả những đặc trưng văn hoá, lịch sử, địa lý của đồng bằng Bắc Bộ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất