Thuyết minh Côn Sơn Kiếp Bạc – Đền Thờ Chu Văn An

Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt, sản sinh ra rất nhiều người tài có công gây dựng và phát triển đất nước, bên cạnh đó Hải Dương còn có nền ẩm thực phong phú si mê lòng người, ngoài ra đây cũng là nơi toạ lạc của nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử và văn hoá tín ngưỡng của Việt Nam, đặc biệt là khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc và đền thờ Chu Văn An, nơi thờ của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo thầy giáo Chu Văn An. Ngay bây giờ quý khách hãy cùng Wondertour tìm hiểu và khám phá những địa danh này nhé!!!

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/con-son-kiep-bac-wondertour-1024x597.png

1.Tóm tắt lịch trình

6h00
Xe đón quý khách tại điểm đón

9h30
Quý khách đến thăm khu di tích chùa Côn Sơn- Kiếp Bạc

11h30
Quý khách nghỉ ngơi ăn trưa

13h30
Quý khách lên đường đi thăm quan Đền thờ thầy giáo Chu Văn An

15h00
Quý khách lên xe quay về Hà Nội

18h30
Quý khách đặt chân tới Hà Nội kết thúc chuyến hành trình

2.Thuyết minh trên xe

Quý anh chị thân mến, như vậy là đoàn nhà mình đang di chuyển về hướng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, thì nhà mình sẽ đi qua cây cầu Nhật Tân, đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất của  Việt Nam thưa quý anh chị, và đoàn nhà mình có thắc mắc rằng là tại sao cầu lại có tên là Nhật Tân không ạ? Quý anh chị nhà mình thân mến đó chính bởi vì cây cầu được xây dựng trên sự hợp tác của Việt Nam và Nhật Bản, cây cầu nối liền địa phận  giữa hai quận Tây Hồ Và quận Đông Anh nơi có làng đào Nhật Tân, và hoa Đào cũng là quốc hoa của Nhật nên cầu được đặt tên là cầu cầu Nhật Tân để thể hiện tình hữu nghị của hai nước thưa quý anh chị. Kết cấu của cầu gồm có 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, đó chính là ô Cầu Dền, ô Đông Mác, ô Cầu Giấy, ô Quan Chưởng và ô Chợ Dừa quý anh chị ạ, 5 trụ cầu đại diện cho 5 cánh hoa đào thưa quý anh chị. Và cầu có chiều dài là 3,9km, trên cầu còn được lắp đặt hệ thống đèn led hiện đại, vào ban đêm thì nhìn từ xa cây cầu Nhật Tân còn được ví như cầu vồng trong đêm thưa quý anh chị.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Đi qua cầu Nhật Tân, đi chuyển trên đoạn đường mang đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng 20km thì sẽ rẻ vào đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long và đi qua Bắc Ninh. Mảnh đất trữ tình, với những làn điệu quan họ của những người liền anh liền chị trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và trong những bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đội đầu nón thúng quai thao, cùng trao nhau câu hát giao duyên mộc mạc đằm thắm. tuy không có nhạc đệm nhưng những câu ca quan họ vẫn mang trong trong mình đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa đầy tinh tế của người quan họ.

Phong tục trong đám hội: quan họ nam mời trầu quan họ nữ. Sau đó họ hát với nhau những lời ướm hỏi, nếu ý hợp tâm đầu họ sẽ hẹn hò nhau ở làng bên nữ để tổ chức lễ kết nghĩa. Nơi tổ chức kết nghĩa có thể ở đình hoặc ở nhà bố mẹ chị Cả, chị Hai và do cụ Đám (còn gọi là ông trùm hoặc bà trùm) đứng ra làm chủ sự.

Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi tận tình hoặc những lời thề thốt. Sau đó, họ lại có buổi gặp nhau ở bên nam. Tại đây họ có thể hát thâu đêm suốt sáng để thổ lộ với nhau về tình cảm. Căn cứ vào sự đồng nhất về cữ giọng, âm sắc, họ xếp thành từng cặp: Anh Cả – Chị Cả, anh Hai- chị Hai, anh Ba – chị Ba, anh Tư – chị Tư… Lời ca trong quan họ chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung. Nhưng trên thực tế họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng em hoặc tôi. Thời gian kết nghĩa của người quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm.

Địa điểm ca hát quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình, cửa chùa, dưới gốc đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước…Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi quan họ đến các làng quan họ kết chạ để mời. Đúng hẹn, các liền anh liền chị được mời đến đông đủ. Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, quan họ chủ nhà đã ra đón khách: Tay bê cơi trầu miệng hát mời đón khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế nhị. Sau đó, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội. Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn hoá giữa các bọn quan họ nam và nữ, chứ không thi hát lấy giải. Vui chơi hát hội đến sẩm tối, quan họ chủ nhà mời quan họ bạn về nhà ông (bà) Trùm để hát canh vào mỗi canh quan họ thường thâu đêm đến sáng.

Vào canh quan họ: các liền anh liền chị ngồi trên tràng kỷ hoặc phản thành bọn nam riêng và bọn nữ riêng để hát đối đáp và bao giờ cũng phải hát bằng hệ thống giọng lề lối như Hừ La, La Rằng…, sau đó chuyển sang giọng Sổng, giọng Bỉ, giọng Vặt và cuối cùng là giọng Giã Bạn. Bao giờ, giữa canh quan họ, quan họ chủ nhà cũng mời cơm quan họ. Gọi là cơm quan họ, nhưng thực ra là cỗ ba tầng có đầy đủ các món ăn đặc sản của địa phương như giò, chả, nem, bóng, nấm… và bánh trái hoa quả. Trong khi ăn uống, quan họ luôn mời mọc nhau bằng những lời ca, tiếng hát nghe ngọt ngào, tế nhị. Ăn uống xong, các bọn quan họ nghỉ ngơi chốc lát, sau đó lại hát tiếp đến khi nghe thấy tiếng chuông chùa thỉnh mới tàn canh quan họ và chia tay nhau để ra về. Quan họ chủ nhà tiễn bạn ra tận đầu làng và còn lưu luyến nhau bằng đôi câu quan họ để đến hẹn lại lên.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Cách thức sáng tác một bài bản Quan họ mới được người Quan họ khái quát trong một câu nói: “Ðặt câu, bẻ giọng”. Ðặt câu là sáng tác lời ca, thường là thơ, bẻ giọng là phổ nhạc cho lời ca ấy. Như vậy việc sáng tác lời thơ làm lời ca thường diễn ra trước, sau đó là phổ phổ nhạc cho lời ca. Cách thức sáng tác này cho phép được lấy một đoạn thơ, một bài thơ, một đoạn ca dao có sẵn trong vốn thơ ca dân gian, dân tộc để phổ nhạc, hoặc, cũng có thể có người chỉ giỏi “đặt câu” để rồi người khác “bẻ giọng”, hoặc cũng có thể một người làm cả việc “đặt câu” và “bẻ giọng”. Ai cũng nghĩ tiếng hát Quan họ là tiếng hát cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu may và có thể là cái cầu nối với đất trời, thần, phật để thỉnh cầu: cầu mưa, giải hạn, tiêu trùng… Chính tâm lý này đã tạo nên những thói quen, phong tục đẹp của làng xã, gia đình đối với những người ca hát Quan họ, đối với hoạt động ca Quan họ, do đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát triển Quan họ bền vững, lâu dài.

Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà.

“đôi tay nâng chén rượu đào

 đổ đi thì tiếc, uống vào thì say”.

Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn,… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát ” Người ơi người ở đừng về” tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ “Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này… Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin”… Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết “Đến hẹn lại lên”… trong mùa hội tới.”

Quan họ là “ứng xử” của người dân Kinh Bắc, “mỗi khi khách đến chơi nhà”, không chỉ “rót nước pha trà” mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: “Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng”…

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/lien-anh-lien-chi-bac-song-cau-voi-cau-hat-quan-ho-truyen-thong-wondertour-1024x592.jpg

Thưa quý anh chị vốn là quê hương của vua Lý Thái Tổ, Cổ Pháp xưa Đình Bảng nay vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, từ thưở vua Hùng đã có người khai phá lập xóm làng xung quanh bờ sông Tiêu Tương , nơi đây không chỉ nổi tiéng là vùng đất dịa linh nhân kiệt mà còn là nơi sinh ra 9 vị vua nhà Lý có công khai sáng ra kinh đô Thăng Long. Nơi đây cũng là quê hương của một món bánh “trăm năm giữ trọn duyên nồng” đó chính là món bánh phu thê thưa quý anh chị. Không chỉ là một món ăn ngon mà xung quanh món bánh này cũng có rất nhiều điều thú vị thưa quý anh chị.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/banh-phu-the-wondertour-1024x577.jpg

Thường xuất hiện vào mỗi dịp lễ tết hay cưới hỏi, quý anh chị chắc hẳn đã đều được thưởng thức và không còn xa lạ gì với món bánh này nữa đúng không ạ? Thưa quý anh chị đây không chỉ là món bánh truyền thống của dân tộc mà còn là nét tính hoa văng hoá của người Việt quý anh chị ạ, tục truyền rằng khi nhà vua Lý Anh Tông đi đánh trận, hoàng hậu ở nhà nhớ chồng đã tư tay vào bếp làm món bánh gửi ra cho chồng, Nhà vua ăn thấy ngon và nghĩa đến tình nghĩa vợ chồng nên đã đặt tên bánh là Phu Thê, có một truyền thuyết khác lại cho rằng tên gọi bánh phu thê là từ một cặp vợ chồng, người chồng đi lái buôn xa nhà , vợ ở nhà làm bánh cho chồng với lời nhắn rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn ngọt ngào đậm đà như bánh, người chồng cảm động đặt tên bánh là Phu Thê.  Thưa quý anh chị dù tên gọi đực giải thích theo nhiều câu chuyện khác nhâu nhưng chung quy lại vẫn là tôn vinh ca ngợi lòng thuỷ chung sâu sắc của tình nghĩa vợ chồng.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Bánh được gói thành từng cặp và là một lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới của ngườ kinh bắc như một biểu tượng chung thuỷ của lứa đôi thưa quý anh chị. Bột để làm bánh pahir là bột được xay từ gạo nếp cái hoa vàng, và được gói thành 2 lớp, bên trong được gói bằng lá chuối tiêu có mùi thơm dịu, ngoài được gói bành lá dong và được buộc bằng dây lạt đỏ tượng trưng cho dây tơ hồng cuốn chặt tình cảm vợ chồng khăng khít thưa quý anh chị. Nhân của bánh có màu vàng, được làm từ quả rành rành thể hiện tình yêu thương hầm kín chứa đựng sự quan tâm chăm sóc của người vợ đối với chồng mình quý anh chị ạ.

Ngoài chiếc bánh phu thê trữ tình, thì Đình Bảng còn là nơi toạ lạc của Đề Đô, nơi thời 8 vị vua đời nhà Lý.

Quý anh chị nhà mình có thể giúp em kể tên của 8 vị vua nhà Lý không ạ? Dạ vâng vừa rồi thì em đã được nghe quý anh chị nhà mình nhắc lại tên của vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông  thưa quý anh chị nhà mình vua Lý Thái Tổ chính là vị người đã có công dời đô về Thăng Long vào năm 1010 đấy quý anh chị ạ, còn vua Lý Thái Tông là một vị vua anh minh, ông đã có nhiều đóng góp trong triều đại nhà Lý, ông từng đích thân đi dẹp loạn cuộc nổi dậy của ngừn tồn phúc, nùng trí cao và đánh đuổi quân chiêm thành, miễn thuế cho dân, và vào năm 1042 ông đã cho ban hành bộ luật Hình Thư đây được xem là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta thưa quý anh chị. Thời trị vì của 2 vị vua này thì được xem là thời kì phát triển nhất của nước ta, và dân gian có câu rằng là:

 “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng , trâu chẳng thèm ăn”

Thưa quý anh chị, Sau đó là thời trị vì của các vị vua Lý Thánh Tông là một vị vua thương dân, gắn bó với nông dân, đồng ruộng, ông thường đi xem cấy, gặt hái,…ông trị vì được 18 năm sau đó nhường ngôi cho vua Lý Nhân Tông ông là người đã cùng với Lý Thường Kiệt đã đánh đuổi quân tống khỏi sông Như Nguyệt. Sau thì ông nhường ngôi cho vua Lý Thần Tông là cháu ruột của vua Nhân Tông, ông là người coi trọng phát triển nông nghiệp, nhờ chính sách “ngụ binh ư nông” nhân dân dười thời ông trị vì thì no đủ và an cư lạc nghiệp. tiếp theo đó là các đời vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, sau khi nhường ngôi cho con gái thứ là Lý Chiêu Hoàng, Huệ Tông đi tu ở chùa Chân Giáo tới năm 1224 thì bị nhà Trần bức tử, trước khi treo cổ ở khu vườn sau chùa vua Huệ Tông có khấn rằng : “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Đúng như lời vua nói sau này triều đại nhà trần cũng bị Hồ Quý Ly lật đổ. Thưa quý anh anh chị Lý Chiêu Hoàng lên ngôi năm 1224 tới năm 1225 thì nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh sau này chính vua Trần Thánh Tông từ đây bà là Chiêu Thánh Hoàng Hậu kết thúc triều đại nhà Lý thưa quý anh chị. Tuy đời nhà Lý có 9 vị vua nhưng tại đền Đô lại chỉ thờ có 8 vị vua từ đời vua Lý Thái Tổ đến đời vua Lý Huệ Tông thưa quý anh chị.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/den-do-wondertour.jpg

Tạm biệt vùng đất Quan Họ Bắc Ninh, tạm biệt những làn điệu quan họ ngọt ngào nồng thắm, tạm biệt cặp bánh phu thê trọn nghĩa trọn tình . Đoàn nhà mình sẽ đến với Hải Dương mảnh đất địa linh nhân kiệt nơi sản sinh ra chiếc bánh đậu xanh, thưa quý anh chị nhà mình với cái thời tiết se lanh như thế này còn gì tuyệt với hơn khi được ngồi thư giãn ăn miếng bánh đậu xanh rồi lại nhâm nhi chén chè nóng ạ? Đúng như tên gọi của mình, bánh được làm từ nguyên liệu là đậu xanh và 2 thành phần khác đó là đường tinh luyện và mỡ lợn thưa quý anh chị. Không chỉ nổi tiếng với bánh đậu xanh, đến với Hải Dương thì nhà mình cũng có rất nhiều món đặc sản đáng để thưởng thức ví dụ như là vải Thanh Hà- gà Mạnh Hoạch, rươi Tứ Kì , hành tỏi Kinh Môn, bún cá rô đồng,….

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi nuôi dưỡng rất nhiều người tài, đáng kể đến nhất đó chính là vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc Nguyễn Trãi, hiện nay thì ông đang được thờ ở chùa Côn Sơn nằm trong khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thưa quý anh chị, nói về vị anh hùng Nguyễn Trãi, thưa quý anh chị ông sinh năm 1380 mất năm 1442 hiệu là Ức Trai, ông là người tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh. Sau này khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi ông đã trở thành vị khai quốc công thần của triều đại nhà Hậu Lê, ông được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hoá thế giới”  và đây chính là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc ạ. Không chỉ là một vị tướng tài, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc Nguyễn Trãi còn là một nhà văn hoá lớn thưa quý anh chị, ông là tác giả của bài “Bình Ngô Đại Cáo” rất nổi tiếng mà chắc hẳn là quý anh chị nhà mình đã từng nghe qua rồi đúng không ạ? Không chỉ là bài ca thắng trận trước quân xâm lược Minh, là “Áng văn thiên cổ” mà đây còn được xem bản tuyên ngôn độc lập của nước ta ở thế kỉ 15 thưa quý anh chị, nói về các bản tuyên ngôn độc lập thì nước ta có 3 bản tuyên ngôn độc lập thưa quý anh chị  bản đầu tiên đó chính là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của vị tướng tài Lý Thường Kiệt thưa quý anh chị. Bản tuyên ngôn thứ 2 đó chính là bài cáo “Bình Ngô Đại Cáo” mà em vừa nhắc tới đó ạ, và cuối cùng đó chính là bản Tuyên Ngôn Độc Lập được Bác Hồ đọc tại quảng trường Ba Đình thưa quý anh chị. Ngoài ra ông còn sở hữu cho mình 1 kho tàng thơ, văn khổng lồ nhưng phần lớn đã bị tiêu huỷ thưa quý anh chị. Dạ vâng có rất nhiều anh chị nhà mình thắc mắc ràng là tại sao những sáng tácc của ông hay như thế mà lại bị tiêu huỷ, và ai là người tiêu huỷ những tác phẩm của ông? Thì thưa quý anh chị ở dĩ những tác phẩm của ông bị tiêu huỷ nguyên do là từ một vụ án oan trấn động của lịch sử dân tộc – vụ án Lệ Chi Viên hay còn gọi là vụ án vườn Vải thưa quý anh chị. Vào năm 1442 vua Lê Thái Tông đi cùng bà Nguyễn Thị Lộ là vợ của Nguyễn Trãi- là người tài sắc vẹn toàn   ngự ở vườn vải sau chùa Côn Sơn thì bị sát hại trong đêm,không thể minh oan, Nguyễn Trãi đã bị chu di tam tộc, từ đó thì các tác phẩm của ông cũng bị mang ra tiêu huỷ, mãi sau này vào năm 1464 vua Thánh Tông mới ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, cho người tìm lại các hậu duệ của ông về để tập ấm và tìm cách khôi phục lại các tác phẩm của ông nhưng không được bao nhiêu thưa quý anh chị. Vụ án Lệ Chi Viên còn gắn liền vói câu chuyện truyền thuyết li kì được lưu truyền trong dân gian thưa quý anh chị, cha cửa Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh khi còn dạy học đã cho học trò pháp dọn cỏ để mở them lớp dạy học, vào đêm trước đó ông mơ thấy có một bà lão bồng con đến xin thư lại cho mấy hôm để dọn nhà vì chồng đi vắng mà các con đang còn nhỏ, sáng mai ông ra đến nơi thì các học trò của ông báo phát hiện một ổ rắn và đã đánh chết 3 con và đánh đứt đuôi con lớn, một số con khác thì đã chạy trốn. đến đêm ông đang ngồi đọc sách thì có con rắn lớn bò trên thanh xà ngang của nhà nhở 3 giọt máu từ cái đuôi bị đứt vào ngay chữ “Tộc” ngay trang sách ông đang đọc, giọt máu ấy thấm qua ba trang sách . Nhà Hồ mất , nước nhà bị quân Minh xâm lược hơn 20 năm. Nhờ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê lợi mà nền đọc lập của dân tộc được lấy lại, Thành công của cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp rất lớn của Nguyễn Trãi con trai của Nguyễn Phi Khanh, khi đã làm quan to trong triều, Ông gặp và lấy được bà Nguyễn Thị Lộ người phụ nữ tài sắc làm thiếp, vì ba có học thức nên được vua Lê Nhân Tông cho vào triều đình làm Lễ Nghi Học Sĩ để dạy dỗ cho cho cung tần mỹ nữ của vua.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/nguyen-trai-wondertour-1024x576.jpg

  • Vào năm 1442 vua đi tuần du ở miền Đông sau đó dừng chân ở chùa Côn Sơn, ngự ở Vườn Vải cùng với Lê Thị Lộ sau đó băng hà ở vườn Vải. lập tức triều đình khép tội giết vua cho ông và tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ). Tường truyền rằng khi hành hình bà Lộ muốn xin xuống sông tắm lần cuối, khi lính vừa cởi trói thì bà liền hoá thành một con rắn lớn lao xuống nước rồi biến mất. Chính vì vậy người đời họ cho rằng bà là con rắn tinh khi xưa bị học trò của ông Nguyễn Phi Khanh phá tổ, giết con, chặt đứt đuôi. Giọt máu con rắn nhỏ xuống chữ “Tộc” thấm qua 3 trang sách ứng với mạng của 3 con rắn con bị giết cũng được dân gian cho rằng đây là điềm báo cho nạn tru di tam tộc của Nguyễn Trãi. Những tưởng sự báo thù đã chấm dứt nhưng rắn tinh vẫn thưa tha cho tộc của ông đến đời con trai ông là Nguyễn Anh Vũ sau này được vua Thánh Tông minh oan Nguyễn Trãi và đưa con trai của Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ vào làm quan Chánh Sứ, khi thuyền sứ của Nguyễn Anh Vũ qua Động Đình Hồ thì thấy một con rắn lớn đuổi theo, đuôi nó to như cái quạt, quẩy sóng dữ dội làm cho thuyền chòng chành cơ hồ như muốn lật thuyền, réo tên Anh Vũ mà gào thét. Biết không thể thoát khỏi cuộc báo thù của con rắn và vòng xoáy của mối nợ truyền kiếp. Anh Vũ đứng lên mũi thuyền nói lớn “ hỡi rắn thần hãy để ta lên đường làm tròn xứ mệnh về đây ta sẽ nộp mình” khi ông nói xong liền sóng yên biển lặng con rắn thần cũng bỏ đi mất. thời gian sau khi công việc  hoàn thành Anh Vũ trên thuyền quay về qua Động Đình Hồ nai nịt gọn gàng tay cầm đoản kiếm, khi rắn vừa xuất hiện gọi tên mình ông liền tạm biệt mọi người nhảy xướng nước quần ẩu với con rắn, một lúc sau máu nhuọm đỏ cả người lẫn vật rồi cả hai cùng chìm xuống nước, ông chánh sứ là người chứng kiếm việc này vô cùng cảm kích, ông vội tìm giấy mực viết ngay thành một tờ sớ gửi về trình lại Hoàng Đế nhà Minh, cảm kích trước hành động dũng cảm quên mình của chánh sứ nước Việt, Vua minh xuống chiếu sắc phong Nguyễn Anh Vũ đời đời làm thần thành hoàng làng của cả vùng Động Đình Hồ rộng lớn thưa quý anh chị. đó là câu chuyện mà dân gian tạo ra để giải thích cái chết của Vua và sự oan trái trong vụ án, Câu chuyện thật ra được thêu dệt qua hai câu chuyện có nội dung tương tự ở Trung Quốc
  • Truyện Phương Chính Học: Phương Chính Học đời Nguyên, khi người ông nội mất sắp đào huyệt cất đám thì đứa con (tức bố Phương Chính Học) đêm nằm mộng thấy một bà già hiện ra bảo: “Chúng tôi ở đây đã lâu, xin ông thư thả cho chúng tôi di chuyển đi một nơi khác, rồi hãy đào”. Người con tỉnh dậy không biết thế nào cả. Ngày hôm sau những người đào huyệt thấy một ổ rắn rất nhiều con, bèn dùng gậy đánh chết tất cả. Lúc ấy con dâu người chết (tức mẹ Phương Chính Học) đang có mang. Bà ta bỗng thấy một luồng hắc khí bay vào nhà nơi mình ngồi. Khi Phương Chính Học sinh ra có cái lưỡi giống lưỡi rắn. Về sau Phương Chính Học cũng bị vạ diệt tộc, người ta cho đó là do đàn rắn thác sinh vào Phương Chính Học để báo thù.
  • Truyện Ngô Trân: Ngô Trân đời Tống có lần đóng quân đất Thục cho người khai phá khu rừng rậm ở Kim Bình, vì sợ nơi ấy là chỗ ẩn nấp của giặc cướp. Lệnh đốt rừng sắp thi hành, bỗng có một bà già dắt con đến cửa dinh kêu rằng: “Nghe nói tướng quân sắp cho đốt quả núi này. Đó là quân lệnh tôi không dám ngăn trở. Nhưng mẹ con tôi ở đây đã lâu, xin tướng quân cho thư thả một chút để cho chúng tôi dời đi nơi khác đã”. Ngô Trần thét mắng mụ già, mụ ra đi còn nói: “Nếu tướng quân không nghe, sẽ bị diệt cả họ!”. Ngô Trân giục quân cứ đốt. Ngày hôm sau họ thấy ở trong núi có hai con rắn chết. Nhưng trong khi lửa bốc cháy thì một luồng hắc khí vọt bay về phía Đông Nam đúng vào lúc con dâu nhà Ngô Trần đẻ ra Ngô Hy

Đó là cách giải thích của dân gian, còn giải thích theo khía cạnh lịch sử rất nhiều nhà sử học cho rằng vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị lộ bị oan, điều này là hoàn toàn đúng, vì năm 1464 vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi. Sử sách cũng cho rằng sau khi phế truất bà Dương Thị Bí mẹ của thái tử Nghi Dân xuống làm Chiêu Nghi để sửa tính kiêu căng nhưng bà ta vẫn lại thêm phầm oán hận hơn nên vua phế xuống làm dân thường , về phần thái tử Nghi Dân cũng bị phế ngôi. Sau đó khi vua băng hà, thái tử Bang Cơ lên ngôi, nhiều đồn đoán cho rằng bà Nguyễn Thị Anh đã có bầu trước khi vào cung, Bang Cơ không phải là con vua . Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được Hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442. Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi. Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm Thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải chịu án tru di tam tộc. Quay lại với chùa Côn Sơn đây là nơi Nguyễn Trãi chọn để về ở khi từ quan, khi về đây trước khung cảnh hữu tình của phong cảnh nơi đây ông đã viết bài Côn Sơn Ca trong đó có những lời thơ:

“ Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Thưa quý anh chị nhà mình Chùa Côn Sơn hay còn gọi là “Thiên Tư Phúc Tự” với ý nghĩa là chùa được trời ban phúc lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê ạ.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/con-son-kiep-bac-wondertour-1024x597.png

Nằm dưới chân núi Côn Sơn, ngày xưa thì đây chính là nơi hun gỗ làm than và là là nơi diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 xứa quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỉ X, chính vì vậy chùa còn được gọi là chùa hun thưa quý anh chị.

Ghé thăm chùa côn sơn quý anh chị nàh mình sẽ được chiêm ngưỡng cây đại đã hơn 600 năm tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt nhất là Thanh Hư Động” tại đây thì vẫn còn lưu lại nét chữ của vua Trần Duệ Tông có từ thời Long Khánh. Bên phải của chùa là lối lên khu vực “Bàn Cờ Tiên” là nơi có nền của Am Bạch Viên,đây là một kiến trúc cổ thời nhà Trần thưa quý anh chị. Thời Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang tu hành ở chùa Côn Sơn. Am Bạch Vân là nơi các vị cao tăng thường lên đó tu luyện, giảng kinh, thuyết pháp cho môn đệ. Năm 1992 Bộ Văn hóa-Thông tin đã cho xây dựng tại đây một “Vọng giang đình” mà nhân dân quen gọi là nhà bia tưởng niệm vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Trong nhà bia có bia đá khắc ghi về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trãi và lịch sử di tích Côn Sơn. Ðứng ở “bàn cờ tiên” ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực Côn Sơn và các vùng tiếp giáp. Từ chân lên đỉnh núi là rừng thông mã vĩ tầng tầng, lớp lớp đã có trăm năm tuổi. Rừng Côn Sơn còn nhiều loại trúc, sim, mua và nhiều hoa thơm, cỏ lạ…

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Phía bắc Côn Sơn giáp dãy núi Ngũ Nhạc (dãy núi có năm ngọn), trên đỉnh cao nhất của dãy Ngũ Nhạc có ngôi miếu cổ thờ thần núi, rất linh thiêng, gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”. Nơi tiếp giáp giữa núi Côn Sơn và ngũ Nhạc có một khe suối lớn, đó là suối Côn Sơn nước chảy suốt ngày đêm, trong vắt, mát lạnh. Mùa mưa nước càng chảy mạnh, có đoạn rộng ra như con sông nhỏ. Bên suối Côn Sơn có hai phiến đá lớn khá bằng phẳng gọi là Thạch Bàn. Thạch Bàn lớn rộng sáu mét, dài 26 mét, dân trong vùng còn gọi là “hòn đá năm gian”. Tương truyền xưa kia Nguyễn Trãi thường ra đây ngắm cảnh, làm thơ. Thạch Bàn nhỏ nằm cách Thạch Bàn lớn khoảng gần 100 mét, nơi đây Bác Hồ đã từng nghỉ chân (ngày 15-2-1965). Từ Thạch Bàn nhỏ ngược lên núi Côn Sơn chừng 40 mét có dấu tích của “Thanh Hư động”. Ðó là một tập hợp kiến trúc cùng với cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, được tạo nên từ thời quan tư đồ Trần Nguyên Hãn, ông ngoại của Nguyễn Trãi về đây trí sĩ (tháng 7 năm Ất sửu-1385). Phía dưới “Thanh Hư động” còn có cầu Thấu Ngọc bắc qua suối Côn Sơn, soi bóng tới đáy suối Côn Sơn trong vắt. Cây cầu này đương thời có cấu trúc “thượng gia, hạ kiểu” tức cầu có mái che như mái nhà  thưa quý anh chị. Dọc theo bờ suối quý anh chị sẽ tham quan một địa  điểm có tên là Thạch Bàn  đây chính là nơi mà khi xưa Nguyễn Trãi dùng làm “chiếu nghỉ chân” khi từ quan về Côn sơn thưa quý anh chị.

Cách chùa Côn Sơn không xa, nằm ở giữa hai làng Vạn Yên hay còn gọi là làng Kiếp, và làng Dược Sơn hay còn gọi là Làng Bạc là nơi toạ lạc của đền Kiếp Bạc nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn người anh hùng, vị tướng kiệt xuất của dân tộc, người đã có công ba lần chống quân Mông -Nguyên, qua các bài lịch sử ở chương trình trung học thì đây là một đại quân của mông cổ rất hiếu chiến và mạnh mẽ, người xưa có nhiều câu để diễn tả sự hùng mạnh của đoàn quân này đó là đền Kiếp Bạc.

Gì ạ? “quân Mông đi đến đâu thì cỏ cây lụi tàn đi đến đó” hay là “ đông như quân Nguyên”, theo nghiên cứu thì trong 3 lần xâm lược nước Đại Việt, nhà Nguyên đã nướng vào chiến trường tầm 1tr quân thưa quý anh chị. Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 và con của Trần Liễu (anh ruột của Trần cảnh tức vua Trần Thái Tông). Khi Trần Cảnh 11 tuổi dưới sự sắp sếp của thái sư Trần Thủ Độ lấy vua Lý Chiêu Hoàng làm vợ và được nhường ngôi vua, về phần Trần Liễu lấy cong chưa Thuận Thiên lúc này đang có mang thì bị thái sư Trần Thủ Độ ép nhường vợ cho Trần Cảnh nên đem lòng oán hận nổi loạn nhưng bị thái sư Trần Thủ Đọ dẹp tan và tha chết cho. Sau này vì lòng oán hận vẫn còn nên Liễu đã kén thầy dạy giỏi cho con mình thành bậc văn võ song toàn, ký thác vào con trai mỗi thù sâu nặng, người con trai đó chính là Trần Quốc Tuấn thưa quý anh chị. Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải… Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng… đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng “cột đá chống trời”. Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược”, và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: “… Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương…”. Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc “đại bút”.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/tranquoctuan-wondertour.jpg

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ…

Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Quý anh chị thân mến chắc hẳn anh chị đã nfhe câu “ tháng 8 dỗ cha, tháng 3 dỗ mẹ” phải không ạ? Thưa quý anh chị đó là lời nhắc nhở thế hệh của chúng ta à những thế hệ sua này không được quên công lao của hai vị thánh, một là Đức Thánh Trần Hưng Đạo hai là Đức thánh Mẫu Liễu Hạnh đó ạ

Khu vực đền Kiếp Bạc nằm ở gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của sáu con sông lớn thưa quý anh chị, theo thuyết phong thuỷ của nhân gian thì nơi này chính là nơi tụ khí hội tụ tinh hoa của đất trời, nơi thích hợp để gây dựng cơ nghiệp thưa quý anh chị.

Khu vực nơi đền Kiếp Bạc toạ lạc là một khu thung lũng trù phú có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang . núi tạo thnahf thế rồng chầu hổ phục còn sông thì tạo thành minh đường rộng rãi, phía trước đền có ba cổng lớn có ba cổng vào nguy nga, đồ sộ ,  trên trán cổng có ghi bốn chữ “Dữ Thiên Vô Cực “. Qua cổng thì bên trái nhà mình sẽ thấy đó là Giếng Ngọc mắt Rồng, hằng năm vào mùa lễ hội người dân và khách thập phương hay có tục là thả tiền lẽ xuống giếng để cầu may tuy nhiên thì thưa quý anh chị đây là hành động không đúng với tục lệ xưa và gây ảnh hưởng xấu đến mĩ quan của khu di tích thưa quý anh chị.

Toà điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão là một danh tướng dưới thời nhà Trần, có lẽ quý anh chị nhà mình không còn xa lạ gì vớ cái tên này rồi đúng không ạ, đó chính là người ngồi bên vệ đường đan sọt, đầu nghĩ về binh thư lính đến đâm giáo vào đùi cũng không biết đấy ạ, sau này khi được Hưng Đạo Vương đưa về cung và tiến cử vào chức cai quản cấm vệ quân thì nhiều vệ sĩ biết ông là nông dân nên phục và dâng xớ xin thử sức, Phạm Ngũ Lão đồng ý nhưng xin về que ba tháng để chuẩn bị. về quê sáng nào ông cũng ra gò đất cao ngoài đồng đùng dưới nhảy lên đến khi gò đất ấy sụt xuống còn 1 nửa thì thoi. Hết hạn 3 tháng ông quay về kinh tỉ võ, lúc này ông cân 10 thưa quý anh chị.

Sau này ông trở thành vị đại tướng được triều đình trọng dụng, nhiều lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đi đánh quân Chiêm, buộc vua Chiêm là Phế Chí  phải xin hàng , vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java vào năm 1318.

Năm 1320 thì ông mất , hưởng thọ 65 tuổi, vua trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày và phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần, nhân dân cũng dựng đên thờ onng ngay trên nên nhà cũ của ông và ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc này quý anh chị ạ.

Toàn điện tiếp theo chính là thờ Trần Hưng Đạo, và toà trong cùng thờ vị phu nhân của ông là công chúa Thiên Thành, và hai cô con gái được gọi là Nhị vị Vương cô. Trong điện hiện còn 7 pho tượng đồng của các vị Trần Hưng Đạo, phu nhân của ông hai vị Vương cô, Phạm Ngũ Lão và hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu thưa quý anh chị. Ngoài ra là 4 bài vị thờ các con trai của ông và hai vị hổ tướng Dã Trượng là người có tài huấn luyện voi chiến và là người chỉ huy lực lượng tượng binh Nhà Trần còn Yết Kiêu người có tài bơi lội được dân gian mẹnh danh là người “ nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” có nghĩa là đi dưới nước ung dung, tự tại như đi trên đất bằng thưa quý anh chị. Những năm gần đây thì đền đã được trùng tu khá là nhiều cho nên là tơis đây quý anh chị sẽ thấy được hình ảnh của ngôi đền Kiếp Bạc vừa cổ kính vừa khang trang ạ.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Quý anh chị thân mến như vậy là đoàn mình vừa ghé thăm đền Kiếp Bạc nơi thờ Hưng đoạ đại vương Trần Quốc Tuấn. Thì vậy giờ nhà mình đang trên đường di chuyển tiếp tục đến với điểm tham quan tiếp theo tại Hải Dương đó chính là đèn thờ thầy giáo Chu Văn An người được dân gian tôn là “Vạn Thế Sư Biểu” có nghĩa là “người thầy mẫu mực tới nghìn năm” thưa quý anh chị.nói qua về thầy giáo Chu Văn An , ông sinh năm 1292 mất năm 1370hiệu là Tiều Ẩn. Là thầy giáo, thầy thuốc và là quan viên dưới thời nhà Trần. tên thật của ông là Chu An nhưng sau khi ông mất được vua Trần truy phong tước Văn Trinh Công nên người đời sau hay gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Ông vốn là người chính trực, khảng khái tùng thi đỗ Thái Học Sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở Huỳnh Cung, bên kia sông Tô lịch. Ông từng được vua Tràn Minh Tông mờ ra làm Tư Nghiệp của trường Quốc Tử Giám  Nay là văn Miếu Quốc Tử Giám ạ, tuy là Tư Nghiệp của trường Quốc Tử Giám nhưng công việc chính của ông là kèm cặp và dạy dỗ cho thái tử Trần Vượng đào tạo vua mới cho nước nhà. Sau khi Trần Vượng (tức vua Trần Hiến Tông) lên ngôi năm 1329, Chu Văn An mới thực sự chuyên tâm vào công việc ở trường Quốc Tử Giám. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Thời gian làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám đem đến cho Chu Văn An nhiều vinh quang mới, nhưng cũng khiến ông gặp đầy sóng gió. Vua Hiến Tông, học trò của ông ở ngôi được hai năm thì qua đời, công lao hơn mười năm đào tạo khó nhọc và hy vọng củng cố nhà Trần của thầy trò tiêu tan.

Lúc này, vua Trần Dụ Tông lên thay, triều chính đất nước rối ren. Vua thì ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn. Trong triều, quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dù bị vua Dụ Tông phớt lờ, tấu sớ của hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Sau khi không được vua chấp thuận “ Thất Trảm Sớ” ông treo mũ từ quan về quê, chọn vùng đất Chí Linh dạy học lúc này thày lất hiệu là Tiều Ẩn . tuy đây là nơi thâm sâu cùng cốc nhưng vẫn có nhất nhiều người tới theo học, trong thời gian dạy học tại đây ông còn trồng thêm cây thuốc, nghiên cứu chữa bệnh cho dân nên được nhân dân hết lòng tôn kính và yên quý thưa quý anh chị. Ông có rất nhiều người học trò gỏi trogn đó phải kể đến hai người là Phạm Sư Mạnh và Lê Quát đều là đại thần của triều đại nhà Trần, từ khi ông về vùng đất Chí Linh Thì nơi đây cũng dấy lên phong trào học tập một cách mạnh mẽ, đặc biệt ở đời nhà Mạc có bà Nguyễn Thị Duệ thi đõ tiến sĩ cũng là vị nữ tiễn sĩ duy nhất ở nước ta thời đại phong kiến. ngoài ra còn có Nguyễn Phong mới 14 tuổi đã thi đỗ kì thi hương cùng cha và tới năm 26 tuổi thì đỗ tiến sĩ , trong dân gian còn truyền lại câu chuyện về 2 người con của vua Thuỷ cũng đến xin làm học trò của ông, truyện kể rằng có hai nguioiwf là thường luồng đến xin thầy học đạo, có người phát hiện ra báo cho cụ thì cụ bảo ràng là “ cứ để mặc họ nếu là quỷ thần mà chuộng đạo thì càng hay chứ sao”. Năm ấy trời bạn hạn cho vùng Thanh Đàm, thầy Chu vừa lo lắng vô cùng, bèn nhờ hai anh em nọ làm mưa cho vùng. Hai anh em vâng mệnh thầy dùng nghiên mực của thầy để tạo mưa cho dân. Cả ba thầy trò ra bừo sông chỉ thấy một người cầm nghiên mực một người dùng bút vẩy nhúng mực vẩy lên trời nhiều lần rồi cả hai vứt cả nghiên mực lẫn bút xuống nước rồi cúi vái thầy rồi biến mất. Đêm hôm ấy trời đổ mua nhưng kì lạ là nước chỉ ở trong vùng Thanh Đàm và đen như mực, sau vì làm trái ý trời hai anh em nọ bị trời sai thiên lôi chém đầu, xác của học bị dạt vào gậm cầu Bưu, thầy Chu Văn An nghe tin thì thương xót vô cùng, thầy cùng tất cả học trò đã đưa đám chôn họ bên trên cầu. cái nghiên mực của thầy Chu trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước ở vùng ấy nên người ta gọi là Đầm Mực, còn bút của thầy thì trôi về làng Tó nên các cụ ngày xưa thường kháo nhau rằng do vậy nên làng này với có nhiều người đỗ đạt như vậy. Còn chỗ chôn cất 2 anh em người ta lập nên 1 ngôi miếu ở đó gọi là miếu Gàn, là tên gọi của 2 anh em khi còn sống thưa quý anh chị.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/thay-chu-van-an-wondertour-1024x576.jpg

Khi về già ,triều đình nhiều lần mời ông ra làm quan nhưng ông nhất quyết từ chối, thế nhưng lòng ông vẫn hướng về nhà Trần. sau khi vua Trần Nghệ Tông dẹp yên Dương Nhật Lễ, lấy lại được ngôi vua, tuy cao tuổi nhưng ông vẫn chống gậy về triều chúc mùng thưa quý anh chị. Sau khi ông mất thì triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu , xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa ạ.

Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.

Nơi đây mấy trăm năm trước, Chu Văn An rũ bỏ chốn quan trường trở về mở trường dạy học, viết sách, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời an nhàn, vui với cỏ cây mây nước.Khi đi qua hơn 100 bậc đá là Ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nơi đây được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng của núi Phượng Hoàng. Đền thờ có kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái.Cách Đền khoảng 600m là khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Theo truyền thuyết, vị trí đặt mộ thầy chính là đầu của chim Phượng, được hiểu là đỉnh cao của công lý và đức hạnh. Cách mộ khoảng 50m về phía Tây có một giếng nhỏ, du khách đến viếng mộ thầy, mỗi người đều muốn uống một ngụm nước từ giếng để khí thiêng sông núi nơi đây ngấm vào cơ thể mình. Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Tư vấn cho tôi

0931722777

Nơi đây mấy trăm năm trước, Chu Văn An rũ bỏ chốn quan trường trở về mở trường dạy học, viết sách, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời an nhàn, vui với cỏ cây mây nước.đoàn nhà mình tiếp tục đi qua hơn 100 bậc đá là Ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nơi đây được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng của núi Phượng Hoàng. Đền thờ có kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái.

Cách Đền khoảng 600m là khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Theo truyền thuyết, vị trí đặt mộ thầy chính là đầu của chim Phượng, được hiểu là đỉnh cao của công lý và đức hạnh. Cách mộ khoảng 50m về phía Tây có một giếng nhỏ, du khách đến viếng mộ thầy, mỗi người đều muốn uống một ngụm nước từ giếng để khí thiêng sông núi nơi đây ngấm vào cơ thể mình.

Nội dung trên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Nội dung thuyết minh còn tiếp….liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ. 

3.Đăng ký tour

Để đăng ký tour: Côn Sơn Kiếp Bạc tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Phan Tiến Dũng

 Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

 

 

 

 

 

 

.