Thương mại điện tử là gì? Những điều cần biết trước khi theo học ngành Thương mại điện tử – DEC Elearning

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp có những chiến lược đầu tư kinh doanh vào loại hình mới và có nhiều cơ hội “hái ra tiền” này. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực Thương mại điện tử ngày càng hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại, theo đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

Ngành thương mại điện tử đào tạo những gì?

Ngành học Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Sinh viên Thương mại điện tử được trang bị nhóm kiến thức sau:

  • Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp
  • Khả năng  tự phát triển ý tưởng kinh doanh TMĐT trên nền tảng  website, thiết bị di động (IOS, Android)
  • Tiếp thị trực tuyến , tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube.
  • Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực,…
  • Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp.

Ngành Thương mại điện tử đào tạo sinh viên đạt 3 kỹ năng chuyên nghiệp để thích ứng với thay đổi của thị trường

Đào tạo các kỹ năng “thực chiến” trong lĩnh vực TMĐT

Người học Thương mại điện tử sẽ được đào tạo như một chuyên gia trong TMĐT, về kiến thức không chỉ tập trung vào các mảnh nhỏ trong bài toán kinh doanh mà sẽ bao quát về tất cả những khía cạnh trong Thương mại điện tử như: tiếp thị sản phẩm, chuỗi cung ứng, định giá và quản lý lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ khách hàng. Sau tất cả, chính là cách suy nghĩ và quản trị một công ty Thương mại điện tử.

Đây là lý do mà ngày càng nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử.

Đào tạo các kỹ năng “thấu hiểu” khách hàng

Hiểu được khách hàng, xem khách hàng như trung tâm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn. Người học sẽ được đào tạo các kỹ năng quan sát và ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng ra các mô hình, khai phá các mối liên hệ giữa hành vi mua sắm của người tiêu dùng và hành vi xã hội của họ.

Đây là những kỹ năng xuất sắc trong nghệ thuật tiếp thị để xây dựng sớm trong sự nghiệp.

Đào tạo kỹ năng giúp người học “tạo ra khác biệt” để thành công

Kiến thức về Thương mại điện tử rất cần thiết cho bất cứ ai, các bạn có thể tự thành lập công ty, tạo ra những mô hình kinh doanh tinh gọn với chi phí thấp, hiệu quả cao phù hợp với nguồn vốn của mình. Biến sở thích của bạn thành nguồn thu nhập bổ sung. Tự quảng bá cho một sản phẩm của mình hoặc giúp hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh doanh online cho gia đình, người thân.

Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận với các môn học: Kinh tế thương mại, Pháp luật thương mại điện tử, Marketing điện tử, Thư tín thương mại, Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại, Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Quản trị khách hàng trong Thương mại điện tử ….

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Nhân viên kinh doanh online;
  • Chuyên viên marketing online;
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp…

Với công việc trên, sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử có thể khẳng định năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận như:

  • Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại;
  • Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại;
  • Trường Đại học, viên nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…

Mức lương ngành Thương mại điện tử

So với các ngành nghề khác thì mức lương ngành Thương mại điện tử khá cao, đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.

Những tố chất cần có để theo học ngành Thương mại điện tử

Xu hướng lựa chọn internet làm kênh mua sắm và giao dịch ngày một lớn mạnh và đang phát triển không ngừng chính là cơ hội cho đội ngũ nhân lực trẻ. Theo học Thương mại điện tử là một lựa chọn thông minh cho những ai yêu công nghệ, thích kinh doanh và sẵn sàng “bùng nổ” với vô số những ý tưởng sáng tạo. Vì vậy, ngành Thương mại điện tử đòi hỏi người học cần có những tố chất sau:

  • Đam mê kinh doanh, yêu thích công nghệ;
  • Gắn kết và phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm;
  • Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và đàm phán tốt;
  • Làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả;
  • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhanh chóng phân tích và giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh;
  • Khả năng ngoại ngữ đáp ứng giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn;
  • Chịu áp lực tốt, thích thử thách mình trong môi trường cạnh tranh;
  • Cần cù, chăm chỉ và bền bỉ với công việc…

Với những thông tin trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành Thương mại điện tử, để từ đó đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho tương lai của mình.

NHẬN THÔNG TIN NGÀNH HỌC

Loading …